CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP QUÀ TẶNG SÁNG TẠO VIỆT NAM.
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong phát triển thị tường của Công ty CP Quà tặng sáng tạo Việt Nam.
Công ty CP Quà tặng sáng tạo Việt Nam.
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Kinh tế trong nước đã phục hồi nhưng tốc độ tăng tiêu dùng của người dân còn chưa cao chính vì vậy nhu cầu quà tặng cũng vẫn còn hạn chế, kinh phí để mua sắm quà tặng của các đơn vị vẫn còn hạn chế.
- Việc kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp, tiến độ sản xuất, giao hàng và in ấn của họ ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh của công ty. Đôi khi nhà thầu làm hàng bị lỗi cũng ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín của công ty đối với khách hàng. Do bị phụ thuộc vào nhà thầu nên việc kinh doanh của công ty không thể chủ động được.
- Khoảng cách địa lý từ trụ sở miền Bắc và miền Nam của công ty tới miền Trung là khá xa gây bất lợi cho việc khai thác, tiếp cận khách hàng tại thị trường miền Trung. Chính vì vậy, thị trường miền Trung chưa được khai thác hiệu quả, mất
nhiều cơ hội vào tay đối thủ cạnh tranh do khoảng cách vận chuyển hàng xa và việc tiếp cận khách hàng trực tiếp khó khăn.
- Thị trường quà tặng cạnh tranh gay gắt. Một số đối thủ dùng mọi biện pháp để cạnh tranh như bán hàng giá rẻ, bán hàng có khuyến mại tặng kèm… để thu hút khách hàng.
- Các công ty lớn trong lĩnh vực quà tặng họ có lợi thế là người đi trước nên việc đánh bại những thương hiệu đó để dành quyền cung cấp là rất khó khăn. Đó là một thách thức lớn đối với công ty CP Quà tặng sáng tạo nói riêng và các doanh nghiệp quà tặng còn non trẻ nói chung.
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Công ty chưa xây dựng được một chiến lược phát triển thị trường độc lập, cụ thể và toàn diện cho chính mình. Hầu hết các kế hoạch phát triển thị trường đưa ra chỉ mang tính bộc phát, nhất thời để xử lý vấn đề trước mắt, chưa có được những bước đi tắt đón đầu để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
- Công ty chưa triển khai cơ sở ở mỗi khu vực thị trường nên những hợp động đặt hàng xa thường gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, khoảng cách địa lý cũng như rủi ro về việc hàng hoá bị hư hại khi vận chuyển.
- Đội ngũ lao động của công ty còn trẻ, ít kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh nên còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng. Khi gặp các tình huống khó xử khi tiếp cận khách hàng, nhân sự của công ty chưa biết ứng xử một cách khéo léo, làm khách hàng chưa hài lòng.
- Chưa đầu tư thời gian và kinh phí xứng đáng cho việc đào tạo đội ngũ nhân viên phát triển thị trường. Đội ngũ nhân viên phát triển thị trường chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng đầy đủ phục vụ cho công việc của mình chính vì vậy, hoạt động phát triển thị trường chưa đạt được những kết quả mong muốn.
- Đội ngũ nhân viên kinh doanh chưa thực sự chuyên nghiệp, khả năng thuyết phục khách hàng còn chưa cao. Công ty chưa có chương trình đào tạo nhân sự kinh doanh một cách chuyện nghiệp và bái bản để nâng cao kiến thức về ký thuật và tư vấn khách hàng cho đội ngũ nhân sự kinh doanh.
- Các hoạt động marketing, quảng bá và tiếp thị sản phẩm chưa được thường xuyên thúc đẩy. Kinh phí cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm còn hạn hẹn nên thương hiệu của công ty chưa được nhiều khách hàng biết đến.