Thuyết minh mạch điện hệ thống lạnh xe Vios

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều hòa trên xe ô tô Vios (Trang 85)

3.3.1. Mạch điện quạt két nước và giàn ngưng:

Mô tơ quạt chạy theo 3 chế độ:

Chế độ 1: Khi động cơ hoạt động, nhiệt độ nước làm mát thấp, điều hòa không bật. Khi đó công tắc áp suất ở trạng thái OFF tức là ở trạng thái mở, công tắc nhiệt độ làm mát cũng ở trạng thái OFF khi nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn hoặc bằng 90ᵒC. Quạt giàn nóng và két nước không hoạt động.

Chế độ 2: Không bật đều hòa , nhiệt độ nước làm mát lớn hơn 90ᵒC, hộp điều hòa nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ làm mát cấp mát đóng rơ le FAN NO.1 đóng tiếp điểm cho quạt chạy ở tốc độ thấp.

Chế độ 3: khi bật điều hòa, áp suất phía áp cao quá cao làm đóng công tắc áp suất nối thông mát đến rơ le FAN NO.2 làm đóng tiếp điểm, khi đó mạch điện mô tơ quạt không qua điện trở nối trực tiếp làm mô tơ quạt chạy ở tốc độ cao để làm hạ nhiệt độ nước làm mát và môi chất lạnh qua giàn ngưng.

3.3.2. Mạch điện hệ thống điều hòa.

Khi động cơ hoạt động, bật công tắc quạt gió giàn lạnh ở chế độ bất kì, bật công tắc điều hòa, hộp điều khiển điều hòa nhận tín hiệu từ các các biến nhiệt độ giàn lạnh, cảm biến trục khuỷu, công tắc áp suất kép hoạt động đúng tiêu chuẩn và xuất mát ra cuộn dây rơ le điều hòa làm đóng tiếp điểm cấp điện đến đóng li hợp từ máy nén. Khi đó hệ thống điều hòa bắt đầu làm việc. Một trong các tín hiệu báo về hộp không hoạt động sẽ ko có điện cấp vào li hợp từ và hệ thống không làm việc.

Khi áp suất phía cao áp quá cao hoặc quá thấp so với mức quy định thì công tắc áp suất mở, ngắt mát vào hộp điều khiển điều hòa. Khi đó hệ thống điều hòa không làm việc.

Khi máy nén hoạt động lúc động cơ đang ở trạng thái không tải, công suất của động cơ nhỏ nên động cơ có thể bị chết máy. Khi máy nén hoạt động, việc điều khiển tốc độ động cơ giúp bù ga để duy trì tốc độ động cơ hoặc trên tốc độ quay định. Khi tốc độ động cơ giảm, máy nén sẽ được ngắt. Những chức năng này giúp ngăn ngừa động cơ chết máy nhờ việc điều khiển máy nén ON/OFF phụ thuộc vào tốc độ của động cơ (rpm- Revolution per minute: Số vòng quay trên phút).

CHƯƠNG IV

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH Ô TÔ

4.1. Các dụng cụ, thiết bị sử dụng khi bảo dưỡng, sửa chữa.

4.1.1. Các dụng cụ thường dùng để kiểm tra sửa chữa hệ thống điều hòa không khí.không khí.không khí. không khí.

Bảng 3.1 Bộ dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa không khí

Tên dụng cụ Hình dáng và công dụng

Vam tháo ly hợp Vam tháo đĩa của bộ ly hợp từ puly máy nén

Chìa khoá tháo đĩa bộ ly hợp.

Tháo đai ốc trục máy nén và đĩa ly hợp puly máy nén.

Chìa khoá tháo ốc chặn

Tháo ốc khoá.

Nhiệt kế Đo kiểm nhiệt độ.

Bơm chân không

Rút chân không

Thiết bị dò tìm vị trí rò ga

Tìm kiếm xì ga

Ống nối đồng hồ Xả ga, rút chân không và kiểm tra môi chất lạnh

Bộ đồng hồ đo áp suất.

Kiểm tra áp suất của hệ thống Xả và nạp môi chất lạnh.

4.1.2. Bộ đồng hồ đo áp suất.

Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh là dụng cụ thiết yếu nhất của người thợ điện lạnh. Nó được thường xuyên sử dụng trong các công tác: xả ga, hút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán các hỏng hóc của hệ thống điện lạnh. Chiếc đồng hồ bên trái là đồng hồ áp suất thấp. Nó được dùng để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp. Mặt đồng hồ được chia theo nấc theo đơn vị PSI và Kg/cm2. Thông thường được chia từ 0 đến 8 Kg/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.1 Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô

Ngược với chiều xoay của kim đồng hồ về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân không màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inches chân không. Chiếc đồng hồ bên phải (2) là đồng hồ cao áp, dung để đo kiểm áp suất bên phía cao áp của hệ thống điều hoà không khí, mặt đồng hồ được chia từ 0 đến 35 kg/cm2 và từ 0 đến 500 PSI.

4.1.3. Bơm hút chân không.

Hình 4.2 Máy hút chân không

Trong tình huống hệ thống bị xì thất thoát mất nhiều môi chất lạnh hoặc phải xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận, sửa chữa, người thợ điện lạnh phải tiến hành hút chân không, đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh vào hệ thống.

Quá trình hút chân không hệ thống điện lạnh sẽ thực hiện được hai mục đích quan trọng đó là: Hút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh, làm giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó được hút hết ra ngoài. Như ta đã biết kẻ thù số một của hệ thống điện lạnh là chất ẩm ướt xâm nhập lẫn lộn vào trong hệ thống, vì nó sẽ gây ra các hậu quả trầm trọng như sau:

+ Làm sút giảm đáng kể khả năng lưu thông cũng như khả năng hấp thụ nhiệt của môi chất lạnh.

+ Tạo lên áp suất cao trong hệ thống.

+ Cản trở môi chất lạnh thay đổi từ thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng.

+ Đông lạnh thành mảng băng đá làm tắc nghẽn van giãn nở ngăn cản môi chất lạnh lưu thông.

+ Chất ẩm trong hệ thống còn sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn với môi chất lạnh. Axit này làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, và đặc biệt nguy hiểm đối với tuổi thọ máy nén.

4.1.4. Thiết bị phát hiện dò ga.

Kiểm tra hệ thống điện lạnh để phát hiện xì ga là một bước công đoạn quan trọng nhất trong việc chẩn đoán sửa chữa hỏng hóc. Sau một thời gian hoạt động, tất cả hệ thống điện lạnh đều bị thất thoát môi chất lạnh. Với một hệ thống điện lạnh hoàn hảo, cứ sau mỗi năm, môi chất R-134a bị hao hụt mất 200 gam là chuyện bình thường. Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông số này cần phải kiểm tra phát hiện và sửa chữa chỗ bị xì ga.2

+ Thường bị xì nơi đầu ống nối tại máy nén, tại các khớp nối, nối ống và tại các gioăng đệm.

+ Môi chất lạnh có thể thẩm thấu xuyên qua ống dẫn.

+ Axít tạo nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn lạnh, làm xì mất môi chất.

+ Nơi nào có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga, vì ga xì ra mang theo dầu bôi trơn của máy nén.

Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh ô tô:

Van nối giàn lạnh, công tắc ngắt mạch áp suất thấp, rắc co máy nén, phốt trục máy nén, van cửa áp suất cao, rắc co bình lọc (hút ẩm), giàn nóng, giàn lạnh.

Vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh ô tô có thể phát hiện nhờ các phương tiện sau:

+ Dùng dung dịch lỏng sủi bọt.

Những điểm xì ga ở vị trí chật hẹp trên ô tô không thể dùng các thiết bị hiện đại để dò tìm thì dung dịch sủi bọt là phương tiện tốt nhất. Nếu không mua được bình dung dịch chuyên dụng ta có thể hoà tan xà phòng với nước. Dùng cọ sơn phết lớp nước xà phòng lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu bọt sủi lên có hiện tượng xì ga. Lưu ý sau khi thử nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng chống sét rỉ.

+ Nhuộm màu môi chất lạnh.

Để có thể phát hiện vị trí bị xì hở ga trầm trọng, người ta nạp vào phía thấp áp của hệ thống một lượng nhỏ môi chất lạnh đã được nhuộm màu. Dùng khăn trắng trùi sạch vị trí nghi ngờ bị xì hở, nếu vải khăn dính vết màu chứng tỏ có xì ga nhiều. Hoá chất màu dùng cho khâu thử nghiệm này có màu vàng hay màu đỏ và không gây nguy hại cho hệ thống điện lạnh ô tô.

+ Cách dùng đèn cực tím để phát hiện xì ga.

Trong phương pháp này, người ta nạp vào trong hệ thống một lượng quy định hoá chất màu cảm ứng với tia cực tím. Sau đó khởi động động cơ và bật công tắc A/C cho hệ thống điện lạnh hoạt động trong 10 phút để hoá chất màu lưu thông đều

khắp trong hệ thống, tắt máy và chiếu đèn tia cực tím vào vị trí nghi ngờ để xác định điểm xì ga. Hoá chất màu xì ra theo ga sẽ cảm ứng với tia cực tím và chiếu sáng long lanh màu vàng - xanh lá cây.

+ Dùng thiết bị điện tử để phát hiện xì ga.

Thiết bị điện tử chuyên dùng để khám phá vị trí xì ga là thiết bị cầm tay, hoạt động nhờ pin, có đoạn dây dò. Dây này di chuyển chậm khoảng 1 inch (2,54 cm) quanh vùng tình nghi có xì ga, vì ga môi chất nặng hơn không khí nên phải đặt dây dò phía dưới điểm thử. Nếu gặp chỗ xì ga, chuông sẽ reo hay đèn sẽ chớp để báo tín hiệu. Đây là loại thiết bị nhạy cảm nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dùng ngọn lửa đèn propan để xác định xì ga.

Loại thiết bị này là ngọn đèn ga propan, có khả năng phát hiện chỗ xì hở ở bất cứ vị trí nào trên hệ thống lạnh. Kết cấu của thiết bị gồm hai phần chính: Bộ phận phát hiện xì ga và bình chứa ga propan. Bình chứa khoảng 0,5kg ga propan dưới áp suất và chỉ được nạp ga một lần. Bộ phận phát hiện xì ga gồm một van mở cho ga propan đến buồng đốt và một ống dò tìm. Ống dò tìm dẫn ga môi chất bị xì đến đốt chung với ngọn lửa khí propan, màu sắc của ngọn lửa sẽ thay đổi tuỳ theo lượng ga môi chất xì ra.

Hình 4.3: Thiết bị xác định dò rỉ môi chất lạnh

1. Đĩa đốt ngọn lửa 2. Chụp thuỷ tinh 3. Ông dò ga môi chất rò rỉ 4. Van

5. Bình ga propan 6,7. Màu sắc ngọn lửa

Ngoài ra còn một số dụng cụ khác như là: Dụng cụ tháo ly hợp, ống nối, nhiệt kế.

4.1.5. Quy trình xả môi chất lạnh hệ thống điện lạnh ô tô.

Như đã trình bày ở trên, trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh ôtô, ta phải xả sạch ga môi chất lạnh trong hệ thống. Môi chất lạnh xả ra phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dùng.

Muốn xả ga từ một hệ thống điện lạnh ô tô đúng kỹ thuật, đúng với luật bảo vệ môi trường, ta cần đến thiết bị chuyên dùng gọi là trạm xả ga và thu hồi ga. Hình vẽ dưới đây giới thiệu một trạm xả ga đang rút và thu hồi ga xả từ một hệ thống điện lạnh ô tô. Trạm này được đặt trên một xe đẩy tay gồm một bơm, một bình thu hồi ga đặc biệt. Bình thu hồi ga có khả năng lọc sạch tạp chất trong ga xả, tinh khiết lượng ga xả ra để có thể dùng lại được.

Hình 4.4: Trạm thiết bị dùng để thu hồi khí xả và thu hồi môi chất lạnh

1. Thiết bị xả và thu hồi môi chất lạnh 2. Bộ áp kế

3. Ống dẫn màu vàng 4. Bình chứa môi chất lạnh

- Thao tác xả ga với trạm xả ga chuyên dùng:

1. Tắt máy động cơ ôtô, máy nén không bơm.

2. Lắp ráp bộ đồng hồ đo áp suất hay kết nối thiết bị xả ga chuyên dùng vào hệ thống điện lạnh ô tô.

3. Quan sát các đồng hồ đo áp suất, hệ thống phải có áp suất nghĩa là vẫn còn ga môi chất lạnh trong hệ thống. Không được tiến hành xả ga theo phương pháp này nếu trong hệ thống không còn áp suất.

4. Nối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ vào thiết bị. Mở hai van đồng hồ, bật nối điện công tắc cho máy bơm của thiết bị xả ga hoạt động.

5. Bơm sẽ hút môi chất lạnh trong hệ thống, bơm môi chất lạnh này xuyên qua bộ tách dầu nhờn. Sau đó môi chất lạnh sẽ được đẩy tiếp đến bầu lọc hút ẩm để loại chất ẩm và nạp vào bình chứa thu hồi ga.

6. Cho bơm hút xả ga hoạt động cho đến lúc áp kế chỉ cho biết đã có chút ít chân không trong hệ thống.

7. Tắt máy hút xả ga, đợi trong năm phút.

8. Nếu sau năm phút áp suất xuất hiện trở lại trên áp kế chứng tỏ vẫn còn ga trong hệ thống phải tiếp tục cho bơm hoạt động rút xả môi chất.

9. Khi thấy độ chân không duy trì ổn định trong hệ thống, chứng tỏ đã rút xả hết ga.

- Xả ga với bộ áp kế thông thường:

1. Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào hệ thống điện lạnh ôtô cần được xả ga.

2. Đặt đầu cuối giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ áp suất lên một khăn hay giẻ lau sạch.

3. Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống giữa bộ đồng hồ đo.

4. Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có cùng thoát ra theo môi chất lạnh không. Nếu có, hãy đóng bớt van nhằm giới hạn thất thoát dầu nhờn.

5. Sau khi đồng hồ phía cao áp chỉ áp suất dưới mức 3,5 kg/cm2, hãy mở từ từ van đồng hồ phía thấp áp.

6. Khi áp suất trong hệ thống lạnh đã hạ xuống thấp, hãy tuần tự mở cả hai van đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Bây giờ hệ thống lạnh đã được xả sạch môi chất lạnh có thể an toàn tháo rời các bộ phận để kiểm tra sửa chữa như yêu cầu.

8. Đóng kín các van đồng hồ sau khi môi chất lạnh đã xả hết.

9. Tháo tách bộ đồng hồ, nhớ đậy kín các cửa thử trên máy nén, đề phòng tạp chất chui vào hệ thống lạnh.

Hình 4.5: Kỹ thuật xả môi chất lạnh

1. Khoá kín van thấp áp; 2. Mở nhẹ van cao áp; 3. Ống màu đỏ đấu vào phía cao áp; 4. Ống màu xanh nối vào phía thấp áp; 5. Vải sạch.

4.1.6. Quy trình nạp môi chất hệ thống điện lạnh ô tô.

Hình 4.6: Thiết bị chuyên dùng nạp môi chất lạnh

1. Bộ áp kế 2. Áp kế theo dõi áp suất của môi chất cần nạp 3. Xi lanh đo môi chất lạnh 4. Bơm hút chân không 5. Công tắc bơm chân không 6. Van áp suất

Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ô tô là việc làm quan trọng, phải được thực hiện đúng phương pháp, đúng yêu cần kỹ thuật nhằm làm tránh hỏng máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điện lạnh ô tô đúng loại và đúng lượng môi chất cần thiết. Thông thường, trong khoang động cơ của ô tô cũng như trong cẩm nang sửa chữa của chủng loại ô tô đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi chất cần nạp vào. Lượng môi chất nạp có thể cân đo theo đơn vị poud hay kilograms. Ví dụ một ô tô trở khách có thể cần nạp vào 1,5 kg môi chất R-134a, còn ô tô du lịch cần lượng môi chất ít hơn. Ví dụ xe sedan cần khoảng 0,45 kg, xe du lịch 7 chỗ 2 dàn lạnh cần khoảng 0,75 kg…

Tuỳ theo dung tích bình chứa môi chất và đặc điểm của thiết bị chuyên dùng, ta có 3 trường hợp nạp môi chất: Nạp từ bình chứa nhỏ dung tích khoảng 0,5 kg. Nạp từ bình lớn có sức chứa 13,6 kg và nạp từ một thiết bị nạp môi chất đa năng. Thiết bị nạp đa năng giới thiệu trên hình vẽ bao gồm bình chứa môi chất lạnh, một xy lanh đo giúp theo dõi lượng môi chất đã nạp, một bơm rút chân không và bộ áp kế. Đôi khi thiết bị nạp có trang bị phần tử nung nóng. Khi bật công tắc phần tử này, môi chất lạnh được nung nóng tạo điều kiện bốc hơi giúp nạp nhanh hơn.

Các biện pháp bảo đảm nạp đủ lượng ga cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều hòa trên xe ô tô Vios (Trang 85)