Ảnh hưởng của giáo dục chuyên nghiệp đến đời sống văn hóa – tư tưởng

Một phần của tài liệu hệ thống trường nghề ở nam kỳ thời pháp thuộc (1861 – 1945) (Trang 102 - 145)

tư tưởng Nam Kỳ thời kì Pháp thuộc.

Với ý nghĩa giáo dục là cốt lõi của văn hóa, do đó khi đề cập đến ảnh hưởng của giáo dục chuyên nghiệp, không thể không nhắc đến ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa – tư tưởng ở Nam Kỳ lúc bấy giờ. Cùng với hệ thống giáo dục chung, sự xuất hiện của các trường dạy nghề được xem là cuộc cải cách trong tiến trình lịch sử giáo dục – văn hóa Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng.

Hoa nặng về lý thuyết đã bị xóa bỏ gần như về căn bản. Thay vào đó là một nền giáo dục mới, mang tính chất thực dân – hiện đại hóa, công nghiệp hóa và Âu hóa, đang được hình thành ở giai đoạn đầu.

Với việc bỏ chữ Hán, để thay bằng tiếng Pháp và một phần chữ Quốc ngữ sẽ thay đổi dần lối tư duy và những kiến thức rập khuôn, có sẵn trong sách vở, cũng có nghĩa cho phép tiếp cận với những tư tưởng và văn minh phương Tây hiện đại. Chương trình học hiện đại thay thế những chương trình học trong sách vở bằng chữ Hán trước đây, đã làm cho học sinh chuyển lối học từ thụ động sang lối học chủ động tích cực. Học không viển vông như trước mà mang tính chất thực tiễn nhiều hơn. Nền văn minh Châu Âu được biết đến qua sách Pháp, mở ra một chân trời mới lạ cho thanh niên Nam Kỳ.

Không những thế, nếu trước kia việc học chủ yếu hoặc là để làm quan, hoặc là để làm nghề “gõ đầu trẻ” thì nay, việc học các nghề sư phạm, kỹ thuật, y học… là để phục vụ dân sinh. Tinh thần khoa học ít nhiều làm thay đổi phương pháp tư duy và lối sống của học sinh.

Cùng với đó, chương trình đào tạo tại các trường kỹ thuật, mỹ nghệ đã tạo điều kiện cho sự tiếp xúc với nền kỹ thuật và nghệ thuật của Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, điện khí, hội họa… đã tạo nên những ảnh hưởng quan trọng, bổ ích đối với hoạt động của kỹ thuật Việt Nam.

Việc học theo lối mới đã mở mang dân trí, làm mờ nhạt dần ảnh hưởng của Hán học, Nho giáo, hạn chế dần ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa.

Việc tiếp cận với nền giáo dục Pháp – một nền giáo dục chứa đựng nội dung tư tưởng dân chủ tư sản và khoa học kỹ thuật dù bị hạn chế cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng, nhận thức của đội ngũ trí thức, học sinh trong các trường dạy nghề này, dần đưa đến sự giác ngộ chính trị trong dân chúng, nhờ đó mà chủ nghĩa cộng sản dần thấm vào phong trào

đấu tranh của quần chúng. Vì thế rõ ràng, giáo dục chuyên nghiệp đã ít nhiều góp phần đem lại cho cách mạng Việt Nam một lợi thế.

Ngoài các ảnh hưởng kể trên thì hệ thống trường nghề Nam Kỳ còn có ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc và diện mạo đô thị Nam Kỳ. Quá trình đô thị hóa ở Nam Kỳ thời thuộc Pháp diễn ra qua nhiều giai đoạn và chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó với những nét chấm phá của hệ thống trường lớp giáo dục chuyên nghiệp đã ít nhiều góp phần cùng với toàn bộ hệ thống giáo dục trở thành một mảnh ghép trong diện mạo mới của các đô thị Nam Kỳ thời kì này.

Để phục vụ cho nhu cầu đào tạo cũng như sản xuất, chính quyền thuộc địa trong quá trình tổ chức thành lập các trường chuyên nghiệp ở Nam Kỳ thời kì 1861 – 1945 buộc phải xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất cùng phương tiện đi kèm theo xu hướng hiện đại với kết cấu gạch ngói, xi măng…(như đã đề cập ở các trường trong chương 2). Để rồi chính sự hiện diện của những cơ sở này đã mang đến giá trị tích cực cho quá trình đô thị hóa nhìn từ phương diện giáo dục. Các đô thị của Nam Kỳ như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Sa Đéc, Hà Tiên, Bến Tre… dần mang dáng dấp của một đô thị hiện đại, với nhiều ngành nghề xuất hiện. Đặc biệt là đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trong suốt 80 năm dưới sự cai trị của người Pháp, cùng với quá trình hình thành khu hành chính trung tâm, các công trình giao thông, dinh thự, nhà thờ cùng các cơ sở hạ tầng khác, một loạt các trường chuyên nghiệp được xây dựng như Trường Thông ngôn, Trường Hậu bổ, Trường Sư phạm, Trường Dạy nghề Sài Gòn, Trường Thực hành Y tế bản xứ, Trường Cơ khí Á châu, Trường Vẽ Gia Định… đã làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn, đưa đến sự ra đời của thủ phủ xứ Nam Kỳ thuộc địa, thành phố đứng hàng đầu Đông Dương về kinh tế, đầu cầu giao thương với thị trường thế giới, được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” của nước Pháp.

Tiểu kết chương 3.

Xuất phát từ nhu cầu khai thác thuộc địa được khai triển trên quy mô ngày lớn; cùng với các biện pháp khác, chính quyền thuộc địa phải đẩy mạnh một số hoạt động trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp để tạo ra một bộ phận trí thức Tây học, một đội ngũ những thuộc viên, phục vụ trong bộ máy chính quyền, một đám đông nhân công có trình độ nhất định làm việc trong các cơ sở kinh tế của Pháp. Về điều này, chính quyền thực dân đã đạt được mục đích của họ.

Sự ra đời và quá trình hoạt động của các trường dạy nghề đã mang lại cho chính quyền thuộc địa nguồn lợi béo bở từ việc bóc lột nguồn nhân công, khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên sẵn có của địa phươg. Nó đã đóng góp cho ngân sách thuộc địa một khoản thu nhất định, làm giàu hơn cho ngành thương mại. Mặt khác, góp phần gián tiếp bóp chết nghề thủ công nghiệp truyền thống của người Việt.

Tuy nhiên, vì một vài lí do khách quan xuất phát từ thực tế đã nảy sinh những tác dụng ngoại ý của người Pháp. Một tầng lớp trí thức, tiểu tư sản có tinh thần yêu nước đã xuất hiện, đội ngũ công nhân được giác ngộ lí tưởng đã ra đời, một nền văn hóa – tư tưởng mới có cơ sở để phát triển, một nền hội họa đương đại và hiện đại được gieo mầm. Giáo dục nghề góp phần tạo đà cho sự phát triển của các ngành kỹ thuật, mỹ nghệ ở Nam Kỳ trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở những nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình ra đời và tồn tại của các trường nghề ở Nam Kỳ thời kì 1861 – 1945 đã cho chúng ta cái nhìn khách quan và toàn diện về giáo dục chuyên nghiệp Nam Kỳ thời thuộc Pháp. Có thể nói rằng cùng với hệ thống giáo dục Pháp – Việt, giáo dục chuyên nghiệp Nam Kỳ thời kì này đã tạo được dấu ấn riêng của nó, mà thông qua đó cơ cấu của một nền giáo dục mới đã thực sự được xác lập ở Nam Kỳ, với đặc trưng cơ bản là sự đang hình thành một chương trình giáo dục hiện đại cùng phương pháp giảng dạy mới theo lối chính quy tập trung… tạo nên sự khác biệt hoàn toàn và căn bản so với nền giáo dục phong kiến trước kia. Và thực chất, đó là sự xâm lấn và bao trùm của phương thức sản xuất tư bản đối với xã hội tiền tư bản trên lĩnh vực văn hóa giáo dục.

Trong bức tranh giáo dục chuyên nghiệp Nam Kỳ thời kì này ta thấy một sự phát triển nhiều màu sắc, đa ngành nghề dù chỉ tồn tại trong một khuôn khổ chật hẹp và thiếu sức sống như Trường Dạy nghề Sa Đéc, Trường Dạy nghề Hà Tiên…nhưng rõ ràng nó đã góp phần làm diện mạo giáo dục chuyên nghiệp Nam Kỳ thời kì này đa dạng hơn, Trường Dạy nghề Thủ Dầu Một, Trường Dạy nghề Biên Hòa đã mang lại nhiều giá trị thực dụng cho tư bản Pháp trong lĩnh vực mỹ nghệ bên cạnh sự phát triển của các trường kỹ thuật như Trường Dạy nghề Sài Gòn, Trường Cơ khí Á châu…; các trường đào tạo đội ngũ người thừa hành và phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của một xã hội thuộc địa… cũng hoàn thành vai trò của mình trong chính sách giáo dục của chính quyền thuộc địa. Đưa đến những tác động và ảnh hưởng nhất định của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp đối với kinh tế - xã hội ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Dưới ảnh hưởng của sự đô hộ bởi người Pháp, cùng với diễn biến kinh tế, chính trị làm đảo lộn cơ cấu truyền thống cho phép giới trung lưu đạt một

vai trò quan trọng hơn trong tổ chức xã hội, thì văn hóa giáo dục Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng với những sắc thái mới mẻ, sự phế bỏ các khoa thi hương đã mở đầu cho nền giáo dục theo lối phương Tây được hình thành, chấm dứt vai trò của giới sĩ phu, đưa giai cấp công nhân và các tầng lớp trung gian lên thay thế.

Nam Kỳ là một thuộc địa, một địa bàn kinh tế, chính trị, giao thông… quan trọng của Pháp ở Châu Á, được người Pháp đánh giá cao bởi tiềm năng và lợi nhuận thu được từ nó. Cho nên các chủ trương chính sách dành cho thuộc địa đều được chính quyền thực dân nhanh chóng áp dụng ở đây. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong chính sách cai trị của mình, thực dân Pháp không bao giờ có ý định phát triển giáo dục ở thuộc địa (đặc biệt là giáo dục đại học, cao đẳng và chuyên nghiệp). Giáo dục chỉ nhằm một mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác và gắn với nhu cầu bóc lột nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình hoạt động nền giáo dục chuyên nghiệp và hệ thống trường nghề ở Nam Kỳ thời kì này lại chứa đựng tính chất rời rạc, nhỏ bé và không bền vững. Điều đó hoàn toàn có thể lí giải được, bởi nền giáo dục mới đó tuy phát triển theo hướng hiện đại nhưng lại dưới dạng thức thực dân, bị cưỡng ép từ bên ngoài vào cùng với công cuộc khai thác thuộc địa. Do đó, những yếu tố mới của nền giáo dục tư bản không được du nhập một cách đầy đủ và bị cầm chừng, cắt xén cho phù hợp với chính sách nô dịch và bóc lột của chủ nghĩa tư bản thực dân Pháp. Chính những yếu tố đó khiến cho nền giáo dục của Việt Nam nói chung và giáo dục chuyên nghiệp Nam Kỳ nói riêng yếu kém và mất cân đối.

Nghiên cứu giáo dục chuyên nghiệp Nam Kỳ thời kì 1861 – 1945 giúp những nhà quản lí và hoạch định giáo dục đào tạo Nam Bộ đương đại có được những bài học kinh nghiệm quý giá để vận dụng vào sự nghiệp hướng nghiệp đào tạo nguồn nhân lực Nam Bộ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Nam Bộ cần có một chương trình đào

tạo toàn diện nhưng có sự ưu tiên vào những ngành nghề mũi nhọn như cơ khí chế tạo, điện máy, công nghiệp đóng tàu, sửa chữa các phương tiện giao thông vận tải, công nghiệp chế biến,... Đồng thời với vai trò là vùng kinh tế mở năng động – nhân tố liên quan trực tiếp và tác động không nhỏ đến giáo dục đào tạo Nam Bộ. Do đó, để thúc đẩy giáo dục cùng phát triển cho tương xứng và đáp ứng được nhu cầu của kinh tế - xã hội đòi hỏi những nhà quản lí giáo dục Nam Bộ phải có những chính sách phát triển giáo dục cụ thể và toàn diện. Góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THƯ MỤC SÁCH

A. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Tp. Hồ Chí Minh.

1. Arrêté du 10.04.1905 du Chef de Province de Bienhoa portant le règlement intérieu de l’ école professionnelle de Bienhoa.

2. Arrêté du 28.031907 du Chef de Province de Bienhoa portant le règlement intérieu de l’ école professionnelle de Bienhoa.

3. Arrêté du Chef de Province de Thudaumot du 20.03.1904 fixant le règlement intérieu de l’ école professionnelle de Thudaumot.

4. Arrêté du Gouver général de l’Indochine créant un cours de medicine vétérinaire à l’école pratique de Médecine indigène en Cochinchine.

5. Bulletin officiel de la Cochinchine francaise (BOCF) 1867. 6. Dossier principe – école normale de Giadinh.

7. Décide No 186 en 1913 sur l’école professionnelle de Bienhoa. 8. École pratique des mécaniciens Asiatiques.

9. École professionnelle de Thudaumot – Rapport sur le fonctionnement de l’école.

10. Note au Gouverneur de la Cochinchine du 09.05.1907 sur le fonctionement de l’ école professionnelle de Bienhoa et de Thudaumot.

11. Note No 1586 du 17.10.1905 du Chef de Province de Sadec au Gouverneur de la Cochinchine créant une école professionnelle de Sadec.

12. Note No 1657 du 10.10.1905 du Chef de Province de Hatien au Gouverneur de la Cochinchine créant une école professionnelle de Hatien.

13. Note No 1158 du 11.04.1904 du Gouver général de l’Indochine portant le règlement intérieu de l’ école professionnelle de SaiGon.

14. Rapport à monsieur le Gouverneur de la Cochinchine du 02.03.1904 sur l’école professionnelle de Saigon.

15. Rapport sur le fonctionement des écoles professionnelle en Cochinchine.

16. Rapport sur le fonctionement des écoles professionnelle en Cochinchine.

17. Rapport sur créant une école pratique de Médecine indigene en Cochinchine.

18. Rapport sur l’ organization l’ école de normale

19. Rapport sur le fonctionement de école professionnelle Bienhoa.

B. Sách công cụ.

20. Dương Kinh Quốc, (1999), “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918)”, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

21. Viện Khoa học xã hội, (1981), “Thư mục Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tp. Hồ Chí Minh.

22. Viện Khoa học xã hội, (1993), “Thư mục Lịch sử cận đại Việt Nam (1884-1914)”, Tp. Hồ Chí Minh.

23. Viện Sử học, (1995), “Tổng mục lục tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1954-1994)”, Hà Nội.

C. Tài liệu đã in. I. Tiếng Việt.

24. Nguyễn Anh, (1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh lần thứ nhất”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 98.

25. Nguyễn Anh, (1967), “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau đại chiến thế giới lần thứ I đến trước cách mạng tháng 8”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 102.

26. Nguyễn Anh, (1968), “Giáo dục vùng dân tộc ít người, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục tư thục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 107.

27. Nguyễn Thế Anh, (1970), “Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ”, NXB Lửa Thiêng, Sài Gòn.

28. Phan Trọng Báu, (1994), “Giáo dục Việt Nam thời kỳ cận đại”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Trần Phinh Chu, (2000), “Nghề đồi mồi Hà Tiên – mỹ nghệ thủ công truyền thống dân gian Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

30. Nguyễn Khắc Đạm, (1958), “Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam”, NXB Văn – Sử - Địa, Hà Nội.

31. Nguyễn Đình Đầu, “Lịch sử hình thành nghề nghiệp tại Sài Gòn Gia Định xưa (1698-1859)”, trích từ Bộ sưu tập Bùi Văn Quế - SG1, Thư viện Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

32. Lê Quý Đôn, (1977), “Phủ Biên tạp lục”, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Trịnh Hoài Đức, (1972), “Gia Định thành thông chí”, Tập Thượng, Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, NXB Nha văn hóa Phủ Quốc vụ khanh, Sài Gòn.

34. Lê Văn Giang, (1993), “Lịch sử đại học và trung học chuyên nghiệp (từ thời phong kiến đến năm 1975)”, Viện Đại học và chuyên nghiệp, Hà Nội.

35. Lê Văn Giang, (2003), “Lịch sử giản lược. Hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Trần Văn Giàu, (1957), “Giai cấp công nhân Việt Nam – Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình””, NXB Sự Thật, Hà Nội.

37. Trần Văn Giàu (cb), (1987), Địa chí văn hóa Tp. Hồ Chí Minh”, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

38. Bùi Minh Hiền, (2005), “Lịch sử giáo dục Việt Nam”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

39. Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc, (1978), “Giai cấp công nhân Việt Nam trước khi thành lập Đảng”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Nguyễn Trọng Hoàng, (1967), “Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 96.

Một phần của tài liệu hệ thống trường nghề ở nam kỳ thời pháp thuộc (1861 – 1945) (Trang 102 - 145)