ởĐông Dương và Nam Kỳ.
Với mục đích tối thượng là biến Đông Dương thành thuộc địa khai khẩn bậc nhất và bảo đảm siêu lợi nhuận cao nhất cho đế quốc Pháp. Mục đích này đã được nhiều chính khách, đại biểu cho giới tư bản kĩ nghệ chính quốc nói công khai, không cần úp mở như chính khách Echiens năm 1891 đã tuyên bố: “…Tôi thuộc phái muốn các thuộc địa phải được đặc biệt dành riêng cho thị trường Pháp…” [30;150], hay chính khách cùng thời, Merlin cũng nói “…Trong một tổ chức thuộc địa tốt, nền sản xuất thuộc địa chỉ được thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc nguyên liệu hay những vật phẩm gì ta không có.. Nhưng nếu ra ngoài chức trách đó… thì nó sẽ trở thành một địch thủ nguy hiểm” [30; 150]. Quan điểm đó, đã quyết định toàn bộ chương trình, nội dung và phương pháp hành động của thực dân Pháp ở xứ này. Cho nên, đứng về mặt giáo dục, kể cả giáo dục chuyên nghiệp cũng không nằm ngoài “trục xoay” đó: “..không những việc xây dựng các trường đó (khoa học kỹ thuật) với một trang thiết bị tối tân sẽ khá tốn kém, mà cũng vì trong một nước trước hết là nông nghiệp, thương nghiệp nhỏ và kỹ nghệ gia đình, việc đào tạo ra một số quá lớn (cộng thêm với số người ở Pháp trở về) những người có chuyên môn sẽ rất nguy hiểm…” [40; 23].
Tuy nhiên, để đáp ứng cho nhu cầu nhất định của nền kỹ nghệ, cũng như thay thế số nhân công chuyên nghiệp đáng lí phải đem từ Pháp sang vừa tốn kém, vừa xa lạ với Việt Nam; giới chức thuộc địa buộc phải mở các cơ sở dạy nghề cho con em bản xứ và xem đó là một nguồn lợi có thể thu được.
Toàn quyền Klobukobwski từng tuyên bố: “Giáo dục chuyên nghiệp có một nguồn tư bản rất quan trọng ở một xứ kỹ nghệ địa phương và kỹ nghệ Âu châu đang phát triển rầm rộ” [24; 48]. Cho đến trước cải cách giáo dục năm 1906, các nhà chức trách thuộc địa đã tổ chức ở Đông Dương 12 trường chuyên nghiệp tập trung chủ yếu ở Nam Kỳ [28; 138].
Mặt khác, lợi dụng những tinh hoa của hoạt động thủ công truyền thống, sản xuất những mặt hàng mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu địa phương, cung cấp cho thị trường Âu – Mỹ để kiếm lợi; thực dân Pháp đã xây dựng các trường mỹ nghệ nhằm đào tạo một đội ngũ thợ lành nghề phục vụ sản xuất theo lối hiện đại, tập trung và quy mô hơn trước.
Bên cạnh đó, để phục vụ đắc lực cho công cuộc xâm lược, thống trị và khai thác, thực dân Pháp cần phải có một đội ngũ những người giúp việc hành chính có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của xã hội thuộc địa. Và đây là lí do xuất hiện của các trường thông ngôn, trường sư phạm, trường y...
Để thỏa mãn những yêu cầu trên cũng như để cổ xúy cho tinh thần chính trị “hợp tác”, mà nội dung cốt lõi là đào tạo ra một tầng lớp người mới – tầng lớp thượng lưu thân Pháp theo đường lối của Albert Sarraut. Năm 1921, một kế hoạch giáo dục chuyên nghiệp gồm 2 xu hướng: Xu hướng thứ nhất: được áp dụng đối với các trường thương mại và kỹ nghệ thực hành, thu nhận những học sinh tốt nghiệp tiểu học, với thời gian học 4 năm; – Xu hướng thứ hai: gồm các trường kỹ thuật thu nhận học sinh tốt nghiệp cao đẳng tiểu học, hứa hẹn mở ra một ngành giáo dục kỹ thuật cao được đề ra. Tuy nhiên, kế hoạch này chỉ là những dự định và không thực tế, bởi nó không “đếm xỉa đến hoàn cảnh địa phương và hoàn toàn không thực hiện được” [26; 29].
Đến năm 1926, một kế hoạch có vẻ thực tế hơn được giới chức thuộc địa bàn bạc dưới sự điều hành của Toàn quyền Varenne, với chủ trương giáo
dục chuyên nghiệp phải hoàn toàn phục vụ yêu cầu địa phương “Công cuộc ấy phải làm theo một cái trí rất là thực hành mới được” nhưng cũng chỉ dừng lại ở chỗ “cốt nhất là phải luyện lấy những tay chuyên nghiệp công sở hay tư sở để làm quản đốc có ích cho nhân công xứ này” [26; 29]. và để chuẩn bị thực hiện chủ trương đó, chính phủ thuộc địa đã tiến hành một cuộc điều tra trong 2 năm (1927 - 1929) về yêu cầu chuyên nghiệp và giáo dục chuyên nghiệp hiện có ở các trường và kết thúc bằng một cuộc họp ở Hà Nội đầu năm 1929, đề ra những yêu cầu giáo dục chuyên nghiệp, quy định đường lối kỹ thuật và sư phạm cũng như quy định sắp xếp các ngành nghề… được trình bày trong báo cáo “Nền giáo dục chuyên nghiệp ở Đông Dương năm 1929”. Nhưng một lần nữa, kế hoạch này lại không được thực hiện vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
Sau gần một thế kỷ thống trị, chính sách giáo dục của thực dân Pháp đối với giáo dục chuyên nghiệp ở Nam Kỳ không nằm ngoài chính sách giáo dục chung mà họ áp dụng cho toàn Đông Dương. Tuy nhiên, sự hiện diện của các trường dạy nghề này cũng góp phần tạo ra những thay đổi lớn trong
“việc học”ở Nam Kỳ so với giai đoạn trước và mở đầu cho sự phát triển của nó ở những giai đoạn lịch sử tiếp theo.
2.2.2. Sựra đời và phát triển của hệ thống trường nghềởNam Kỳ thời Pháp thuộc (1861 – 1945). Pháp thuộc (1861 – 1945).
Trước sau thực dân Pháp vẫn không có ý định xây dựng một nền giáo dục chuyên nghiệp, hoàn chỉnh và thống nhất ở Nam Kỳ. Thế nhưng vì lợi nhuận và để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khai thác đã buộc tư bản Pháp phải
đầu tư vào giáo dục. Trong điều kiện đó một số trường dạy nghề đã có cơ hội xuất hiện ở Nam Kỳ. Sự tồn tại cũng như hoạt động của hệ thống các trường
dạy nghề này là minh chứng cho đường lối giáo dục mà các nhà “khai hóa”
đã thực thi ở Đông Dương và Việt Nam.
2.2.2.1. Trường Thông Ngôn (1861).
“Đối với một nước thực dân, chướng ngại khó khăn nhất phải khắc phục đứng trước những dân tộc bị chinh phục là sự khác biệt về ngôn ngữ”
[28; 35]. Do đó, với mục đích “dạy chữ Pháp để người ta hiểu mình và đào
tạo những người cộng tác bản xứ” [24; 40] nên ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, trường học đầu tiên mà thực dân Pháp thành lập ở Nam Kỳ là trường đào tạo thông ngôn, mà theo họ những người thông dịch này sẽ “là những người phò tá cần thiết cho các hoạt động thuộc địa” và “cũng là những người phò tá không kém phần quý báu đối với các nhà buôn của chúng ta và các công trình công nghiệp lớn đã được thiết lập ở thuộc địa”
[75; 7]
Ngày 21.09.1861, Nghị định thành lập trường thông ngôn với tên gọi D’Adran (Bá Đa Lộc) để dạy tiếng Pháp cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Pháp do đô đốc Charner ký được ban hành. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên các tư lệnh tối cao quân đội viễn chinh không thể nghĩ đến việc tổ chức giáo dục mà chỉ cấp một số học bổng, trích từ quỹ quân đội cho trường để đào tạo những phụ tá cần thiết và hầu hết chỉ nói được một thứ tiếng La-tinh bập bẹ. Trường này ban đầu do linh mục Croc – thông ngôn của Charner làm quản đốc. Từ năm 1866 – 1868 do Trương Vĩnh Ký phụ trách.
Để mở rộng hơn nữa việc đào tạo thông dịch viên và thư ký (còn gọi là ký lục), ngày 01.12.1861, đô đốc Bonnard – người kế nhiệm Charner đã quyết định nâng học bổng cho trường D’Adran từ 30 đến 100 suất và cũng theo quyết định này:
– Học sinh muốn vào trường học phải qua một kỳ thi tuyển gồm: Một bài dịch tiếng Pháp hoặc tiếng Latinh ra chữ quốc ngữ và một bài dịch ngược
lại; một bài văn về vấn đề cai trị. Ngoài ra còn phải thi vấn đáp về chủ đề nào đó.
– Những người đã thông thạo chữ Hán muốn vào học trường này cũng phải qua một bài thi tuyển gồm một bài luận, thảo một Nghị định hoặc Quyết định, viết một báo cáo, làm bài văn về vấn đề nội chính và một bài tường thuật. Tất cả bằng chữ Hán. Còn những người đã đỗ tú tài hoặc làm thơ lại cũ thì được miễn thi và “xếp ngay vào chính ngạch và được trả lương từ 10 đến 30 đồng” [28; 137].
Năm tháng sau, vì số lượng thông ngôn người bản xứ không đáp ứng nhu cầu, nên Bornnad đã quyết định tổ chức lại trường thông ngôn theo Nghị định ngày 08.05.1862 như sau:
– Trường sẽ phải đào tạo các thông ngôn gốc Âu xuất thân từ quân đội hay hải quân. Họ phải viết đúng tiếng Pháp và chứng tỏ có thể học được tiếng Việt.
– Sau ba tháng tập sự, những học sinh nào chứng tỏ không thể theo học được sẽ bị trả về đơn vị.
– Những học sinh trong thời gian thực tập tỏ ra có khả năng sẽ được công nhận là thông dịch viên tập sự và được bổ túc thêm 9 tháng tiếng Việt, được trả lương mỗi tháng 6 đồng. Sau khi trải qua một kỳ thi tuyển, nếu đỗ sẽ được bổ nhiệm làm thông ngôn phụ (aide-interprète), xếp ngạch hạ sĩ quan, lương tháng 40 đồng; thông dịch viên hạng nhì, hạng nhất ngạch sĩ quan với mức lương từ 50 – 60 đồng/ tháng.
Năm 1868, do thiếu ngân sách nên những học sinh trung học đang theo học ở chính quốc Pháp bị buộc thôi học và phải trở về nước. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền thuộc địa cho phép trường D’Adran nhận những học sinh này vào học.
Trên thực tế, trường thông ngôn được thành lập chủ yếu vì lý do hành chính, nó chỉ là cơ sở đào tạo nhân viên phục vụ cho quân đội viễn chinh và
mục đích chiếm đóng của thực dân Pháp, chứ không hề có mục tiêu giáo dục. Tuy nhiên, trường này là nơi đào tạo ra lớp thầy giáo đầu tiên cho nền giáo dục Pháp – Việt ở Nam Kỳ sau này.
Sau này, khi nền thống trị bắt đầu ổn định, việc dạy chữ quốc ngữ được mở rộng, chính quyền thuộc địa không cần đến những người phiên dịch và hơn nữa theo đánh giá của họ “những người trung gian châu Á, họ tỏ ra không đáng tin cậy và công việc của họ làm mất nhiều thì giờ ” [40;16 ] thì trường thông ngôn bị đóng cửa.
2.2.2.2. Trường Sư phạm Gia Định (1871).
Ngay sau khi trường thông ngôn ra đời, đào tạo đội ngũ thông dịch viên giúp việc đắc lực cho chính quyền thực dân trong vấn đề ngôn ngữ, vai trò của các giáo sĩ và Hội truyền giáo nước ngoài dần bị gạt bỏ. Đặc biệt, khi tình hình chính trị Nam Kỳ ổn định, các đô đốc, tư lệnh tối cao quân đội viễn chinh đã có điều kiện quan tâm đến giáo dục, chính quyền thuộc địa không muốn lệ thuộc vào hệ thống giáo dục của giáo hội nữa, muốn tự mình tuyển chọn và đào tạo giáo viên. Trong điều kiện ấy, hệ thống học chính phi tôn giáo bắt đầu triển khai ở Nam Kỳ.
Mở đầu cho sự khai triển này, ngày 10.07.1871, Đô đốc Dupré ban hành một trong ba quyết định quan trọng là thành lập một Trường Sư phạm ở Gia Định (École normale), đứng đầu là một hiệu trưởng người Pháp có một bằng đại học, một bằng nghiệp vụ. Trường đặt cơ sở ở chùa Barbet (Khải Tường).
Giúp việc cho 3 giáo viên người Pháp là 3 phụ giáo người bản xứ, được tuyển chọn từ những giáo viên tiểu học hạng nhất (instituteur de 1 ère classe).
Cùng với đó, một Ủy ban có trách nhiệm soạn thảo chương trình học cho học sinh và biên soạn sách giáo khoa cho giáo viên được thành lập.
Ngoài ra, một Ủy ban kiểm tra cũng ra đời nhằm giám sát quá trình thành lập trường và quá trình hoạt động của trường.
Trải qua một kỳ thi tuyển, các giáo sinh trong độ tuổi từ 16 đến 25 sẽ được chính quyền thuộc địa cấp học bổng toàn phần trong suốt quá trình học tập. Khi nhập học, mỗi giáo sinh được nhận 25 franc làm chi phí nhập trường.
Kết thúc khóa học, các giáo sinh sẽ được đánh giá năng lực bằng một kỳ thi tốt nghiệp, qua đó trình độ của mỗi người được phản ánh trên bằng tốt nghiệp mà họ nhận được. Bằng sơ đẳng dành cho các giáo viên hạng 2 và hạng 3; bằng cao đẳng cấp cho giáo viên hạng 1.
Để thu hút thí sinh thi tuyển cũng như đảm bảo cuộc sống cho giáo viên, chính quyền thuộc địa đã xếp loại các giáo viên thành ba hạng với mức lương cao hơn trước. Ngoài ra, mỗi ngày dạy học, giáo viên sẽ được thêm 1 franc trợ cấp.
Trong năm 1871, Trường Sư phạm thuộc địa Nam Kỳ tuyển được 60 học sinh, tất cả đền theo quy chế nội trú. Đến ngày 01.10.1872, sĩ số của trường tăng thêm 20 người.
Theo Nghị định ngày 25.02.1886, để thuận lợi cho việc thực tập giảng dạy của các giáo sinh, một trường tiểu học tùy thuộc vào Trường Sư phạm được thành lập,với 50 học sinh ngoại trú. “Một giáo viên, dưới quyền hiệu trưởng trường sư phạm, sẽ điều hành một trường tiểu học phụ thuộc gồm 50
học sinh ngoại trú. Trong trường này, các học viên sư phạm có thể thực tập dạy học”.
Mười năm sau, xuất phát từ lí do giáo viên địa phương không đủ năng lực dạy học cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ, được phản ánh trong báo cáo của thống đốc Nam Kỳ là G. Duos gửi Ủy ban thuộc địa: “Từ nhiều năm trở lại đây những giáo viên tiểu học địa phương thường xuyên không đáp ứng được nhiệm vụ; những giáo viên tiểu học Quảng Đông, đặc biệt là những
giáo viên dạy học cho các thanh niên An Nam trong các làng nhìn chung cũng không đủ khả năng thực hiện chức trách của họ” [6]. Điều này đã khiến chính quyền thuộc địa lo lắng, trong phiên thường niên năm 1895 – 1896 của Uỷ ban thuộc địa, họp ngày 08.01.1896 đã nêu: “Tình trạng này (đội ngũ giáo viên yếu kém) có thể làm tổn hại đến sự phát triển của giáo dục công ở thuộc địa”; mặt khác, “sự gia tăng các trường tiểu học cần thiết phải có độ ngũ giáo viên có kinh nghiệm”nên Hội đồng thuộc địa đã ra Nghị định tái cơ cấu Trường Sư phạm ở Gia Định, nhằm “đào tạo những học sinh trẻ có năng lực để sử dụng trong các trường ở Nam Kỳ, thay thế dần các giáo viên tiểu học có trình độ thấp kém” [6].
Để thực hiện Nghị định này, chính quyền thuộc địa đã dành một khoản tín dụng 4.800$ từ ngân sách thuộc địa cùng 1.200$ đầu tư để đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường, trong đó bao gồm chi phí xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ cho các học sinh và tiền lương cho hiệu trưởng, ngoài ra theo Nghị định ngày 05.05.1896, hiệu trưởng nhà trường còn được hưởng một khoản trợ cấp 1.000 quan hàng năm nhằm đảm bảo công việc và sự cống hiến của ông ta.
Dựa trên những môn học trong chương trình học của trường quận, các thí sinh có độ tuổi ít nhất là 15, cao nhất là 18, nếu trúng tuyển sẽ được nhà trường cấp cho học bổng ăn học.
Nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa người học với nhà trường, trong quy chế của trường chỉ rõ rằng: “sau khi được nhận vào học, những học sinh này sẽ phải ký vào cam kết được lập ra và phải được sự tán thành của phụ huynh để được cấp học bổng của thuộc địa” [6].
Số thí sinh trúng tuyển được ấn định hàng năm dựa vào nhu cầu sử dụng của sở học chính. Bên cạnh đó nhà trường có thể nhận những học sinh tự do nhưng những học sinh này phải tự túc sinh hoạt, với mức chi phí bằng với học sinh của trường Chasseloup Laubat.
Học sinh trường sư phạm thực hiện chế độ nội trú. Tuy nhiên, trước khi xây dựng xong cơ sở vật chất, các học sinh này phải ở ngoại trú một thời gian, dưới sự trợ cấp của nhà trường theo Điều 5 của Nghị định ngày 08.01.1896: “Một khoản tiền trợ cấp hàng tháng là 5 quan tiền cho mỗi học sinh, nhằm hỗ trợ cho việc ăn uống, sinh hoạt và chỗ ở. Số tiền này được