HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí: Mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm; được giảng dạy sau mô đun Nuôi dưỡng rừng đước và trước mô đun Thu hoạch và tiêu thụ tôm, Mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Mô đun Bảo vệ rừng đước và tôm là mô đun quan trọng của nghề Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm; là một mô đun rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học, vì vậy để thuận tiện cho việc dạy và học nên tổ chức truyền thụ mô đun kết hợp giữa phòng học với thực địa hoặc trại thực hành của trường.
II. Mục tiêu:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
* Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm hình thái các loài sâu hại rừng đước phổ biến;
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ rừng đước
- Trình bày được nguyên nhân tác hại của bệnh hại
- Trình bày được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở tôm;
* Kỹ năng
- Phòng trừ được một số loại bệnh hại phổ biến
- Thực hiện một trong các biện pháp bảo vệ rừng đước.
- Thực hiện được phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và trị bệnh thường gặp ở tôm
* Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận trong quá trình điều tra rừng, tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Tiết kiệm vật tư, tôm và đảm bảo an toàn lao động.