2.5.7. Rễ dây thuốc cá
Rễ dây thuốc cá có chứa chất rotenon gây chết cá nên được sử dụng để diệt cá tạp, cá dữ trong ao nuôi tôm.
Tác dụng của rotenon giảm khi độ mặn tăng.
Trước khi thả tôm giống: 10g/m3 rễ
Trong ao đang nuôi tôm: 4g/m3 rễ
Rễ được xay hoặc giã nát, ngâm với nước ngọt qua đêm, vắt kỹ.
(Mang kính để dịch rễ không dây vào mắt).
Nên xả bớt nước ao trước khi tạt đều dịch rễ vào ao.
Hình 4.38. Dây thuốc cá
a: Lá và hoa b: Rễ
2.5.8. Chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm phổ biến là dạng chế phẩm men-vi sinh và dạng chế phẩm chiết xuất từ thực vật (xương rồng Yucca).
Chế phẩm men-vi sinh có 2 nhóm là nhóm xử lý môi trường ao nuôi và nhóm chế phẩm trộn vào thức ăn.
Có tác dụng:
Phân hủy chất thải, bùn thối ở đáy ao, thúc đẩy chuyển hóa NH3.
Nhóm vi khuẩn có lợi trong chế phẩm cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường với vi khuẩn gây hại trong ao, giảm thiểu bệnh cho tôm.
Giúp tôm hấp thu tốt thức ăn, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Lưu ý khi sử dụng chế phẩm men-vi sinh:
Thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy theo loại vi sinh mà có hay không có bước ủ (ấp) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh phát triển, tăng nhanh số lượng, khi cho xuống ao sẽ có hiệu quả hơn.
Quản lý các yếu tố môi trường ở phạm vi thích hợp, nhất là pH và oxy hòa tan, để vi khuẩn có lợi phát triển, phát huy tác dụng.
Không sử dụng đồng thời chế phẩm men-vi sinh với thuốc kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn.
Định kỳ xử lý chế phẩm vào ao theo hướng dẫn để duy trì liên tục hoạt động của nhóm vi khuẩn có lợi và các nhóm men phân giải đạm, đường, béo.
Chế phẩm chiết xuất từ thực vật có tác dụng xử lý môi trường ao nuôi.
Lƣu ý:
Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lượng thường là ki-lô- gam (kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với
1kg = 1.000g 1g = 1.000mg Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3 ), lít (l), mi-li-lít (ml) 1m3 = 1.000l 1l = 1.000ml Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰, ppt, g/l), phần triệu (ppm, g/m3 , ml/m3, mg/l).
Cách tính lƣợng chất rắn hoặc lỏng cho vào ao
Ví dụ 1: Tính lượng đường cát cần cho vào ao để ổn định pH nước trong ao nuôi tôm sú có diện tích 5.000m2, nước sâu 1m với liều lượng đường cát là 3ppm
Giải:
Thể tích nước trong ao là: 5.000m2
x 1m = 5.000m3
3ppm = 3g/m3 nghĩa là mỗi mét khối (m3) nước ao cần 3g đường Vậy 5.000m3
nước cần: 3g/m3 x 5.000m3 = 15.000g = 15kg đường cát Ví dụ 2: Tính lượng formol cần cho vào ao chứa 3.000m3 nước với nồng độ formol là 10ml/m3(đơn vị ml/m3
còn được gọi là ppm)
Giải:
10ml/m3 nghĩa là mỗi mét khối (m3) nước ao cần 10ml formol Vậy 3.000m3
42
3. Trị bệnh tôm
3.1.Bệnh do vi khuẩn và nấm
3.1.1.Những hiểu biết chung về phòng trị bệnh do vi khuẩn và nấm
Bệnh vi khuẩn và bệnh nấm lây lan rất nhanh qua nguồn nước, từ tôm bệnh lây qua tôm khỏe do sống chung, từ nền đáy xử lý không kỹ...
Biện pháp phòng trị bệnh do vi khuẩn và nấm - Cải thiện nước ao nuôi: thay nước, quạt nước.