4.1. Bài 1. Chuẩn bị nhà xƣởng, dụng cụ, hoá chất dùng để nhân giống nấm Bài tập 1 Bài tập 1
- Nguồn lực: các loại thiết bị, dụng cụ dùng trong phòng nhân giống nấm.
- Cách thức tổ chức: học viên quan sát thiết bị, dụng cụ có trong phòng nhân giống nấm.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: học viên điền đúng tên thiết bị, mục đích sử dụng của thiết bị đó trong quá trình tiến hành công việc nhân giống nấm.
Bài tập 2
- Nguồn lực: phòng cấy giống, phòng nuôi sợi, formol và bột lưu huỳnh, dụng cụ (đĩa sứ, đồng hồ, xẻng, cào sắt, dao rựa, chổi quét), bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, ủng, găng tay su…).
- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ khử trùng 1 phòng cấy giống hoặc phòng nuôi sợi.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng khử trùng phòng cấy giống, phòng nuôi sợi.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Chọn chính xác loại hóa chất khử trùng; Thực hiện thứ tự các bước khử trùng đúng theo quy trình; An toàn đối với con người và môi trường làm việc; Phòng bảo đảm đạt yêu cầu cho sử dụng nhân giống sau khi khử trùng .
Bài tâp 3
- Nguồn lực: nồi áp suất hoặc nồi autoclave.
- Cách thức: mỗi học viên thực hiện vận hành một loại nồi khử trùng. - Thời gian hoàn thành: 5 phút/1 học viên.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng vận hành nồi khử trùng.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Giải thích được chú thích, ký hiệu trên máy;
+ Thực hiện vận hành nồi khử trùng đúng theo quy trình; + Nồi khử trùng hoạt động bình thường;
+ An toàn đối với người sử dụng và thiết bị.
4.2. Bài 2. Nhân giống nấm cấp I Bài tập 1 Bài tập 1
- Nguồn lực: phòng pha chế môi trường, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, hóa chất. - Cách thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), pha chế 0,5 lít môi trường/1 nhóm
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: quan sát học viên thực hành, cho điểm theo phiếu đánh giá kỹ năng pha chế môi trường cấp I.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Cân chính xác các nguyên liệu, hóa chất. + Thực hiện các bước pha chế đúng quy trình.
+ Mỗi nhóm hoàn thành được 30 – 35 ống thạch nghiêng từ 0,5 lít môi trường.
+ Các ống thạch nghiêng đạt tiêu chuẩn: không bị vỡ, mất nút bông, môi trường không bị giảm, môi trường không bị dính ở nút bông, môi trường không bị nhiễm…
Bài tập 2
- Nguồn lực: tủ cấy giống, dụng cụ, ống môi trường cấp I, ống giống gốc.
- Cách thức tổ chức: mỗi học viên trực tiếp thực hiện cấy chuyền. Số lượng 3 – 5 ống/1 học viên.
- Thời gian hoàn thành: 8 - 10 phút/1 học viên.
- Phương pháp đánh giá: quan sát học viên thực hành, cho điểm theo phiếu đánh giá kỹ năng cấy chuyền.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Khử trùng tủ cấy, dụng cụ cấy đúng quy trình;
+ Thực hiện các bước chuyển giống nhanh gọn, đảm bảo vô trùng.
+ Ống giống cấp I sau khi cấy phải đạt tiêu chuẩn sau: vị trí đặt giống gốc chính giữa bề mặt thạch, kích thước khối giống gốc: 5mm2, có đầy đủ: nút bông, giấy bao nút bông, ký hiệu giống và ngày cấy giống.
+ Các ống giống sau khi nuôi sợi không nhiễm hoặc có tỉ lệ nhiễm thấp nhất.
Bài tập 3
- Nguồn lực: mẫu ống giống bị nhiễm bệnh.
- Cách thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một số ống giống cấp I bị bệnh.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện bệnh nhiễm, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Xác định đúng loại bệnh gây nhiễm.
+ Phân tích đúng các nguyên nhân gây bệnh trên. + Đề xuất biện pháp khắc phục hợp lý từng loại bệnh.
4.3. Bài 3. Nhân giống nấm cấp II Bài tập 1 Bài tập 1
- Nguồn lực: Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ để làm môi trường nhân giống nấm cấp II.
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm tự làm môi trường nhân giống nấm cấp II từ 5kg thóc khô.
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ/1 nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng làm môi trường nhân giống nấm cấp II. - Kết quả cần đạt được:
+ Thực hiện các bước làm môi trường đúng quy trình, đúng công thức; + Sản phẩm đạt được: mỗi nhóm có từ 26 – 28 chai môi trường cấp II; + Các chai môi trường đạt tiêu chuẩn: trọng lượng thóc trong mỗi chai: 300g, chai không bị vỡ, mất nút bông, môi trường không quá khô hay quá ướt (70 – 75%), môi trường vô trùng…
Bài tập 2
- Nguồn lực: Chai môi trường cấp II, giống nấm cấp I, thiết bị, dụng cụ để cấy chuyền giống nấm cấp I sang môi trường cấp II.
- Cách thức: mỗi học viên trực tiếp thực hiện công việc cấy chuyền, thực hiện cấy 2 – 3 chai môi trường/1 học viên
- Thời gian hoàn thành: 8 - 10 phút/1 học viên
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cấy chuyền giống cấp I sang môi trường cấp II. - Kết quả cần đạt được:
+ Khử trùng tủ cấy, dụng cụ cấy đúng quy trình;
+ Thực hiện các bước chuyển giống nhanh gọn, đảm bảo vô trùng;
+ Chai giống cấp II sau khi cấy phải đạt tiêu chuẩn sau: lượng giống cấy vào từ: 1/2 - 1/3 giống trong ống cấp I, có đầy đủ: nút bông, giấy bao nút bông, ký hiệu giống và ngày cấy giống;
+ Các ống giống sau khi nuôi sợi không nhiễm.
Bài tập 3
- Nguồn lực: mẫu chai giống bị nhiễm bệnh.
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một chai giống cấp II bị bệnh.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện bệnh nhiễm, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Kết quả cần đạt được:
+ Xác định đúng loại bệnh gây nhiễm; + Phân tích các nguyên nhân gây bệnh trên;
+ Đề xuất biện pháp khắc phục hợp lý từng loại bệnh.
4.4. Bài 4. Nhân giống nấm cấp III Bài tập 1 Bài tập 1
- Nguồn lực: Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ để làm môi trường nhân giống nấm cấp III.
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm tự pha chế môi trường nhân giống nấm cấp II từ 5kg thóc khô hoặc 3kg que sắn.
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ/1 nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng làm môi trường nhân giống nấm cấp III. - Kết quả cần đạt được:
+ Thực hiện các bước làm môi trường đúng công thức và quy trình.
+ Sản phẩm đạt được: mỗi nhóm có từ 16 – 18 túi môi trường (nếu thực hiện trên cơ chất hạt thóc) hoặc từ 12 – 15 túi môi trường (nếu thực hiện trên cơ chất que sắn)
+ Các túi môi trường cấp III hạt thóc phải đạt tiêu chuẩn sau: trọng lượng thóc trong mỗi túi: 500g, túi không bị thủng, mất nút bông, môi trường không quá khô hay quá ướt (70 – 75%), môi trường vô trùng…
+ Các túi môi trường cấp III trên que sắn phải đạt tiêu chuẩn: mỗi túi chứa từ 75 – 80 que, túi không bị thủng, mất nút bông, môi trường vô trùng…
Bài tập 2
- Nguồn lực: Túi môi trường cấp III, giống nấm cấp II, thiết bị, dụng cụ để cấy chuyền giống nấm cấp II sang môi trường cấp III.
- Cách thức: mỗi học viên trực tiếp thực hiện công việc cấy chuyền, thực hiện cấy 2 – 3 túi môi trường/1 học viên
- Thời gian hoàn thành: 8 - 10 phút/1 học viên
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá cấy chuyền giống cấp II sang môi trường cấp III.
- Kết quả cần đạt được:
+ Khử trùng tủ cấy, dụng cụ cấy đúng quy trình.
+ Thực hiện các bước chuyển giống nhanh gọn, đảm bảo vô trùng.
+ Túi giống cấp III sau khi cấy phải đạt tiêu chuẩn sau: lượng giống cấp II khoảng 15 – 16gam/1 túi, không bị thủng, có đầy đủ: nút bông, giấy bao nút bông, ký hiệu giống và ngày cấy giống.
+ Các túi giống sau khi nuôi sợi không bị nhiễm.
Bài tập 3
- Nguồn lực: mẫu túi giống bị nhiễm bệnh.
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một túi giống cấp III bị bệnh.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện bệnh nhiễm, phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Kết quả cần đạt được:
+ Xác định đúng loại bệnh gây nhiễm. + Phân tích các nguyên nhân gây bệnh trên.
+ Đề xuất biện pháp khắc phục hợp lý từng loại bệnh.