1. Giới thiệu chung về Ngân hàng BIDV – chi nhánh Quang Trung
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Quang Trung.
Tên gọi tắt: BIDV - Chi nhánh Quang Trung
Địa chỉ: 53, Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 39 433 033
Fax: (84-4) 39 432 144 Logo:
Slogan: Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công.
Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại
Việt Nam.
Sứ mệnh:
BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển
nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.
Giá trị cốt lõi:
- Hướng tới khách hàng.
- Đổi mới phát triển.
- Chuyên nghiệp sáng tạo.
- Trách nhiệm xã hội.
- Chất lượng tin cậy.
Triết lý kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giao dịch 1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trú đóng của Sở giao dịch trước đây. Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung Hà Nội. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực 72 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch.
Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện đại, là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng khách hàng khu vực dân doanh, các ngân hàng vừa và nhỏ, các ngân hàng đang trong lộ trình cổ phần hoá, Chi nhánh Quang Trung đã nỗ lực không ngừng trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới... nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc khối bán lẻ.
Sau 21 tháng kể từ ngày thành lập, cuối năm 2006, chi nhánh Quang Trung đã đạt được số dư huy động vốn 3.742 tỷ tăng gần gấp 3 lần, Dư nợ cho vay gần 1.000 tỷ tăng hơn 3 lần, Thu dịch vụ trong 21 tháng đạt gần 8 tỷ đồng. Số cán bộ tại chi nhánh đạt 142 với mô hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện: gồm 14 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Đặc biệt, chi nhánh Quang Trung là chi nhánh đầu tiên đã có mô hình tổ Marketing chuyên trách, Tổ chứng khoán và Ban phát triển mạng lưới bán chuyên trách phục vụ cho những nhiệm vụ đặc thù của đơn vị. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ chi nhánh, trong hai năm 2005, 2006, chi nhánh Quang Trung liên tục đạt danh hiệu đơn vị hoàn thành
Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, các công tác chính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu quả. Chi bộ Đảng được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ, phát triển được 7 Đảng viên mới, số Đảng viên của chi bộ hiện đã lên tới 24, cùng với 8 cảm tình Đảng đang tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết nạp. Tổ chức công đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt quyền lợi và sự phát triển của đoàn viên. Chi đoàn thanh niên tích cực hoạt động phong trào, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ trẻ, tăng cường hiểu biết và góp phần vào thành tích chung trong hoạt động của BIDV khu vực và toàn hệ thống.
Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng bộ máy của Chi nhánh và các tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển, bổ sung và hoàn thiện, hoạt động có sự phối hợp và mang lại hiệu quả tốt. Tập thể cán bộ người lao động trong chi nhánh có tinh thần gắn kết, thẳng thắn đấu tranh và phê bình trong nội bộ nhằm đạt được tinh thần đoàn kết đích thực, cùng rút kinh nghiệm và xác định tư tưởng phấn đấu chung. Trên tinh thần đó, với những nền tảng ban đầu đã đạt được, trong thời gian tới đây, chi nhánh Quang Trung phấn đấu sẽ đạt được quy mô tài sản trên 5.000 tỷ vào cuối năm 2007, lợi nhuân bình quân sau thuế đạt trên 200tr/người; đủ các điều kiện để trở thành chi nhánh cấp 1 hạng 1 của hệ thống BIDV, đặc biệt sẽ hoàn thành toàn diện và vượt mức theo lộ trình từng quý của kế hoạch 2007, góp phần lành mạnh hoá và nâng cao năng lực hoạt động của BIDV phục vụ tiến trình cổ phần hoá theo chỉ đạo của TW được thành công tốt nhất.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Quang Trung gồm các phòng ban như sau:
- Khối quan hệ khách hàng: có 4 Phòng quan hệ khách hàng 1,2,3,4 và Phòng kinh doanh thẻ
- Khối quản lý rủi ro: có 1 Phòng quản lý rủi ro và Tổ quản lý rủi ro phi tín dụng.
- Khối tác nghiệp:
Có 4 phòng: Phòng quản trị tín dụng, Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ.
Có 4 phòng: Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tổ chức hành chính, Tổ điện toán, Văn phòng..
- Khối trực thuộc gồm các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức
Nguồn: Tài liệu của Ngân hàng
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
1.4.1. Hoạt động chính
BIDV Quang Trung có các hoạt động như 1 ngân hàng độc lập. Có các hoạt động chính như sau:
- Huy động vốn bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ từ dân cư và tổ chức thuộc mọi thành phần dưới nhiều hình thức.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ chính thức của chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoại đối với các tổ chức ngân hàng hoạt động tại Việt Nam.
- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế,
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.
- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. - Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư.
1.4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014
Nắm vững và tận dụng tình hình thị trường tài chính hiện nay, chiến lược vạch ra đã giúp CN đạt được những thành tích đáng kể. Trong thời gian qua, CN đã tập trung thực hiện một số chính sách và giải pháp cụ thể như sau:
- Phát huy nội lực, đổi mới cơ cấu phương thức, đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh.
- Mở rộng hợp tác cùng với các đơn vị khác trong và ngoài ngành bằng những giải pháp mềm dẻo để tranh thủ tối đa nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ,... từ đó hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, tăng tốc phát triển.
- Bám sát vào sự phát triển của công nghệ để tận dụng cơ hội đi tắt đón đầu, từng bước nâng cao năng lực tự chủ, khả năng làm chủ công nghệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh doanh.
- Phát huy truyền thống của ngành, coi trọng nhân tố con người, tăng cường bồi dưỡng cán bộ chuyên gia, chú trọng chính sách xã hội, chính sách nhân sự, phát huy uy tín của ngân hàng.
- Đẩy mạnh phát triển chất lượng NL, tập trung chủ yếu vào cán bộ cấp cao.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh đã đạt được một số kết quả khả quan: Doanh thu tăng đều và ổn định qua các năm, chất lượng dịch vụ đảm bảo, áp dụng công nghệ hiện đại đảm bảo sự linh hoạt khi cung cấp các dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, tạo được uy tín, chỗ đứng và tiếng nói trong nội bộ ngành.
Dưới đây là báo cáo thu nhập và chi phí của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung trong giai đoạn năm năm từ năm 2010 đến năm 2014.
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 201 0 2011 2012 2013 2014 1. Thu nhập từ HĐKD 165 235 352 508 545 1.1 Huy động vốn 71 85 111 189 215 1.2 Tín dụng 62 105 174 237 260 1.3 Dịch vụ 32 45 67 82 70 2. Chi phí HĐKD 41 100 199 334 353 2.1 Huy động vốn 21 48 82 161 167 2.2 Tín dụng 15 45 108 163 173 2.3 Dịch vụ 2 2 2 2 3 2.4 CP hoạt động 3 5 7 8 10
3. Chênh lệch thu chi 124 136 153 174 192
Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Nhìn vào bảng trên, ta thấy:
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh tăng dần qua các năm: năm 2010, thu nhập từ HĐKD là 165 tỷ thì đến năm 2014 con số này đã tăng lên 545 tỷ đồng, tăng trung bình 46%/năm. Đây là một con số tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 2010- 2014, có thể thấy năm 2013 có sự tăng trưởng cao nhất, từ 352 tỷ thu nhập tăng lên 508 tỷ đồng, tăng 156\ tỷ đồng tương đương với tăng 44,3%.
+ Thu nhập từ HĐKD của chi nhánh được tạo bởi 3 hoạt động là hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ. Các hoạt động này có sự tăng trưởng qua các năm.
+ Trong đó, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của chi nhánh. Năm 2010, tỷ trọng tín dụng trong thu nhập từ HĐKD là 37,6%. Đến năm 2014, tỷ trọng này là 47,7%.
+ Dịch vụ đóng góp một phần nhỏ vào thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 dịch vụ đóng góp 19,4%. Đến năm 2011 là 19,1%. Năm 2012 và 2013
lần lượt là 19% và 16,1%. Đến năm 2014 tỷ lệ này chỉ là 12,8%. Như vậy, tỷ trọng dịch vụ trong thu nhập từ HĐKD của ngân hàng ngày càng thấp.
- Cùng với sự tăng lên của thu nhập từ HĐKD, chi phí HĐKD của ngân hàng cũng tăng lên trong giai đoạn 2010- 2014. Năm 2010, chi phí HĐKD của chi nhánh chỉ là 41 tỷ đồng, năm 2011 đã tăng lên 100 tỷ đồng, tăng 59 tỷ tương đương với 143%. Năm 2014 chi phí HĐKD là 353 tỷ đồng, tăng 19 tỷ so với năm 2013. Trung bình hàng năm, chi phí HĐKD của chi nhánh tăng 63,3%.
+ Chi phí HĐKD của chi nhánh được cấu thành bởi chi phí của hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ và hoạt động khác. Trong đó, chi phí dành cho hoạt động dịch vụ và chi phí hoạt động là thấp nhất, thể hiện CN không có sự đầu tư nhiều cho hoạt động dịch vụ của CN.
+ Trong 2 năm 2010 và 2011, chi phí cho hoạt động huy động vốn nhiều hơn cho hoạt động tín dụng. Năm 2010, chi phí huy động vốn là 21 tỷ đồng, nhiều hơn hoạt động tín dụng 6 tỷ đồng. Năm 2011 chênh lệch giữa 2 khoản chi là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, CN đã chi cho hoạt động tín dụng nhiều hơn huy động vốn. Cụ thể, năm 2012, chi cho hoạt động tín dụng là 108 tỷ trong khi chi cho hoạt động huy động vốn chỉ là 82 tỷ. Năm 2013 và 2014, chênh lệch giữa hai khoản chi lần lượt là 2 tỷ và 6 tỷ đồng. Có thể thấy xu hướng đầu tư cho hoạt động tín dụng của CN trong giai đoạn này.
- Chênh lệch thu chi luôn dương và có xu hướng tăng dần qua các năm thể hiện CN đã thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh và đang làm ăn có lãi.
Nhận xét:
Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động kinh doanh của CN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo ra lãi cho CN. Một phần nguyên nhân là do đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo nhưng cũng không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của đội ngũ CBCNV của CN. Nhờ vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm cũng như sự cố gắng không ngừng của mỗi cá nhân trong tổ chức mà hoạt động kinh doanh được vận hành suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao. Ở đây, ta lại một lần nữa nhấn mạnh vai trò của nhân lực đối với sự vận hành cũng như hoạt động kinh doanh của CN ngân hàng.
2. Đánh giá chất lượng nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
2.1. Thực trạng nhân lực và công tác phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung theo thước đo tiêu chí
2.1.1. Theo số lượng
Tổng số lao động trong định biên đến ngày 30/06/2015: 232 người.
Trong đó:
- Nữ: 150 người - Đảng viên: 34 người - Dân tộc thiểu số: 2 người
Biểu đồ 1: Số lượng lao động qua các năm
Đơn vị: người Nguồn: Thống kê của Chi nhánh
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, nhìn chung, tổng số lao động hàng năm tăng không nhiều (trung bình 5%) và tốc độ gia tăng có xu hướng ngày một giảm.
Một trong số những nguyên nhân gây nên thực trạng này là do tuổi hưu của CBCNV cao (theo quy định của Nhà nước) và với tính chất đặc trưng của ngành tài chính – ngân hàng là phần lớn ưu tiên lao động có kỹ năng và kinh nghiệm cao nên việc tuyển dụng chỉ diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ đầu, khi CN bắt đầu đi vào hoạt động. Càng về sau, khi CN đã đi vào hoạt động ổn định, chỉ tiêu CBCNV đã đủ đáp ứng lượng công việc cần giải quyết, lao động cũ cũng đã thích nghi với môi trường làm việc và công việc thì việc tuyển dụng cũng dần bị hạn chế. Cùng với đó, ngoài chú trọng về số lượng thì CN cũng chú trọng hơn về chất lượng tuyển dụng. Những chỉ tiêu tuyển dụng cũng dần cao lên, đòi hỏi người ứng tuyển phải đáp ứng được nhiều yêu cầu hơn so với giai đoạn mới vận hành của CN.
2.1.2. Theo chất lượng
• Sức khỏe
Qua những đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ của CN, sức khỏe của CBCNV trong toàn CN luôn được kiểm soát một cách chính xác và cụ thể. Nhìn chung, tình trạng sức khỏe của CBCNV trong CN trong thời gian còn làm việc tại CN vẫn giữ mức ổn định, hầu hết có sức khỏe tốt, một lượng nhỏ là cán bộ đã có tuổi có nguy cơ mắc những căn bệnh của tuổi già.
Ngoài việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV trong CN, ban lãnh đạo còn thường xuyên tổ chức những giải đấu thể thao mang tính chất nội bộ để cổ vũ tinh thần cũng như giúp CBCNV rèn luyện, nâng cao sức khỏe.
Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời sống tinh thần cũng như sức khỏe của nhân viên. Điều này không chỉ có tác động đến mặt