Cấu trúc khung TDD trong chế độ PMP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thuật toán lập lịch tối ưu cho UGS trong WIMAX luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 15 pdf (Trang 36 - 39)

Đối với kiến trúc PMP khi băng tần được cấp phép sử dụng, có hai phương pháp sông công thường sử dụng là FDD và TDD. Trong các băng tần được cấp phép, phương pháp song công TDD thường được sử dụng, và thường được sử dụng bởi các chuẩn IEEE 802 [12], trong FDD, quá trình truyền trao đổi hai hướng ở hai tần số khác

nhau trong khi TDD thì chỉ sử dụng một tần số duy nhất nhưng lại ở những thời gian khác nhau.

Khung TDD gồm hai phần: Download Subframe và Uplink Subframe. Với TDD chỉ cần 1 kênh tần số, lưu lượng đường lên và đường xuống được phân chia theo các khe thời gian. TDD chỉ yêu cầu một kênh đơn cho cả đường lên và đường xuống, cung cấp tính mềm dẻo tốt hơn để thích ứng cấp phát phổ rộng khác nhau. Thiết kế máy thu phát vô tuyến cho TDD thì ít phức tạp hơn nên rẻ hơn.

Hình 2.12 Ví dụ của cấu trúc OFDM với TDD trong PMP

Khung con đường xuống (DL Subframe): Khung con đường xuống là một đơn vị giao thức dữ liệu lớp vật lý (PHY PDU) đường xuống. Nó bao gồm mào đầu (preamble), một header điều khiển khung (FCH), và một hoặc nhiều burst dữ liệu đường xuống. Mỗi burst dữ liệu đường xuống bao gồm một hoặc nhiều MAC PDUs và có độ dài bằng một số nguyên lần độ dài của symbol OFDM. Cấu trúc một khung con đường xuống được mô tả trong hình 2.13.

Khung con đường lên (Uplink Subframe) Khung con đường lên bao gồm một hoặc nhiều PHY PDU của các SS khác nhau. Mỗi PHY PDU có một mào đầu và một burst dữ liệu. Cũng như ở đường xuống, mỗi burst dữ liệu bao gồm một hoặc nhiều MAC PDU, có độ dài bằng một số nguyên lần độ dài của symbol OFDM. Hình 2.13 mô tả một cấu trúc khung con đường lên khi được vận hành ở chế độ TDD.

Frame n-1 Frame n Frame n+1 Frame n+2

time

DL PHY PDU Contention slot for Initial ranging

Contention slot for IBW requests UL PHY PDU from SS#1 UL PHY PDU from SS#k UL subframe Preamble FCH DL burst#1 DLFP Broadcast messages

DL burst#2 DL burst#n Preamble UL burst DL subframe

Regular MAC PDUs

MAC Msg 1

MAC PDU-1 Pad MAC Msg N MAC PDU-n

MAC Msg 1 MAC PDU-1

MAC Msg N MAC PDU-n Pad

… … CRC (optional) MAC msg payload (optional) MAC Header 6 bytes CRC (optional) MAC msg payload (optional) MAC Header 6 bytes

Hình 2.13 Khung OFDMA ở chế độ TDD

Hình 2.13: Khung được chia thành hai khung con, một khung cho downlink (DL subframe) và sau đó là một khung uplink (UL subframe) được ngăn cách bởi một khoảng bảo vệ nhỏ. Khoảng bảo vệ TTG (Transmit Transition Gap) sau khung con DL và RTG (Receive Transition Gap) sau khung con UL [12].

CHƯƠNG III. CƠ CHẾ LẬP LỊCH HỖTRỢ QoS TRONG WiMAX 3.1 Tổng quan

Chương này sẽ trình bày, giải thích khái niệm chất lượng dịch vụ. Trong đó có bốn lớp dịch vụ trong WiMAX cố định như: Nỗ lực tốt nhất (BE), dịch vụ cấp phát tự nguyện (UGS), dịch vụ thăm dò thời gian thực (rtPS), dịch vụ thăm dò phi thời gian thực (nrtPS) và trong WiMAX di động có thêm một lớp dịch vụ nữa là: dịch vụ thăm dò phi thời gian thực mở rộng enrtPS. Kiến trúc chất lượng dịch vụ QoS được giới thiệu cho dịch vụ điểm đa điểm PMP. Các gói tin từ SS được phân loại theo loại kết nối dựa trên các kết nối định dạng CID và được chuyển đến hàng đợi thích hợp cho giao tiếp với BS, các kiến trúc lập lịch UL và DL cũng như các thuật toán lập lịch scheduling sẽ được thảo luận trong chương này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các thuật toán lập lịch tối ưu cho UGS trong WIMAX luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 15 pdf (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)