5. Cơ cấu của luận văn
3.2.3. Bằng chứng giao kết hợp đồng, bằng chứng chấp nhận bảo hiểm
Ngoài các qui định truyền thống của BLDS và BLHH về các bằng chứng giao kết Hợp đồng bảo hiểm là Giấy chứng nhận bảo hiểm (GCNBH), Đơn bảo hiểm thì Điều 14 Luật KDBH đã qui định các hình thức mới thể hiện bằng chứng giao kết hợp đồng đó là điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật qui định. Nh- vậy, với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, xu h-ớng trong việc giao l-u quốc tế, pháp luật không loại trừ khả năng các bên giao kết hợp đồng bằng hình thức th- điện tử, tuy nhiên, vấn đề này ch-a đ-ợc pháp luật qui định cụ thể, đặc biệt là vấn đề chữ ký điện tử đ-ợc công nhận và quản lý nh- thế nào?
Theo qui định của Điều 15 Luật KDBH, thì Hợp đồng bảo hiểm đã đ-ợc coi là giao kết, khi: có "bằng chứng giao kết hợp đồng" (Doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp Giấy chứng nhận baỏ hiểm, Đơn bảo hiểm, điện báo, telex và các hình thức khác do pháp luật quy định); Hoặc khi có "bằng chứng Doanh nghiệp bảo
hiểm đã chấp nhận bảo hiểm". Nh- vậy, bên cạnh các bằng chứng giao kết hợp
đồng thì pháp luật còn qui định hình thức khác là bằng chứng chấp nhận bảo hiểm, tuy nhiên pháp luật ch-a quy định rõ thế nào là "Bằng chứng chấp nhận",
nó phải thể hiện bằng văn bản nào và gồm những nội dung gì?
Thực tiễn kinh doanh bảo hiểm cho thấy nhiều khi doanh nghiệp bảo hiểm ch-a thể cấp ngay Đơn bảo hiểm hay GCNBH chính thức cho Bên mua bảo hiểm. Vì vậy, có thể sử dụng việc cấp một Giấy CNBH tạm thời để đảm bảo thời điểm hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm. Nh- vậy, có thể coi đó là một hình thức Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo qui định trên đ-ợc không?. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật của nhiều n-ớc trên thế giới đều có quy định khi Doanh nghiệp bảo hiểm ch-a thể cấp chính thức một Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm, thì có thể cấp "Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời" (Cover Note) và có giá trị trong khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm tr-ớc khi có thể cấp ra một Giấy chứng nhận bảo hiểm chính thức, nhằm đảm bảo quyền lợi của Bên mua bảo hiểm [22; Tr107].
Vì vậy, các vấn đề về bằng chứng giao kết hợp đồng, bằng chứng chấp nhận bảo hiểm trong Luật KDBH cần phải đ-ợc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
Luận văn Thạc sĩ khoa học Luật
và kịp thời có h-ớng dẫn và qui định cụ thể, đảm bảo tính thống nhất và giá trị pháp lý của cam kết Hợp đồng bảo hiểm.