Việc làm của lao động lúc nông nhàn tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Việc làm của lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn nghiên cứu điểm tại xã vân diên, thị trấn nam đàn, nghệ an (Trang 47 - 50)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

Bảng 6: Việc làm của lao động của xã phân theo ngành nghề và giới tính

4.2.2 Việc làm của lao động lúc nông nhàn tại các hộ điều tra

Vân Diên là một xã có nguồn lao động đông nhưng tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, lao động làm việc trong các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ hầu như rất chậm phát triển. Do thời gian lao động trong nông nghiệp mang tính thời vụ cao nhưng sau khi mùa vụ kết thúc thì lao động lại nhan rỗi vì thế một bộ phận lớn lao động của xã thiếu việc làm và không có công việc bổ sung để sử dụng triệt để lao động trong thời gian dư thừa đó.

Trong xã, một năm chỉ có hai vụ lúa đó là vụ hè thu và đông xuân nên lao động tập trung sản xuất chủ yếu vào tháng 4, tháng 5 và tháng 6, tháng 11, tháng 12 và tháng 1. Nguyên nhân chính là do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, quá trình thu hoạch phảI tiến hành tập trung, nhanh chóng và kịp thời. Điều đáng chú ý là khi hết mùa vụ thì lao động lại rất nhàn rỗi nhất là đối với các hộ nghèo.

Phân bổ lao động cho các nghề sản xuất là nội dung quan trọng của việc sử dụng lao động, hướng sản xuất của các hộ nông dân hiện nay đã thay đổi rất nhiều không đơn thuần chỉ tập trung vào sản xuất độc canh cây lúa. Bên cạnh một số ngành sản xuất chính vẫn đang thu hút một số lượng lớn lao động thì cũng đã xuất hiên thêm một số ngành nghề mới đáp ứng phần nào nhu cầu làm việc, tăng thu nhập của người lao động. Việc phân bổ lao động cho các ngành sản xuất của các hộ gia đình phải ưu tiên sức lao động cho các ngành sản xuất chính, đồng thời cũng phải phân bổ lại một cách hợp lý lao động cho các ngành nghề phụ.

Qua điều tra thực tế, tôi đã tiến hành tổng hợp và đưa ra một số nhận xét như sau:

- Việc phân bổ giữa các nghề là không đồng đều.

- Đối với các nghề phụ thì chủ yếu là sử dụng sức khỏe, các nghề phụ ít sử dụng đến kĩ thuật hay sự khéo léo

- Các hộ nghèo tập trung chủ yếu là đi làm thuê, các hộ trung bình và khá thường làm các công việc mang tính chất có đầu tư ít hoặc nhiều vốn hoặc chuyên môn kĩ thuật

Qua bảng 9 ta thấy:

Với hộ nghèo, các lao động được điều tra tập trung chủ yếu vào công việc là cửu vạn với 27 lao động, thu gom sắt vụn là 15 lao động, làm thuê theo ngày vào các mùa vụ là 18 lao động, đối với hộ trung bình thì công việc chủ yếu tập trung vào làm nghề thợ xây, thợ phụ là chủ yếu , ngoài ra còn có làm nghề truyền thống, buôn bán nhỏ,sửa chữa, đối với các hộ này thì thu nhập không cao, chỉ đủ hoặc dư ra rất ít để tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày, riêng đối với hộ khá thì công việc mang tính chất kĩ thuật hơn, như làm nghề truyền thống với 15 lao động, buôn bán nhỏ tại chợ với 9 lao động, thợ xây là 7 lao động...

Bảng 9: Việc làm của lao động nông nghiệp lúc nông nhàn phân theo loại hộ

Hộ nghèo Hộ Trung bình Hộ khá

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Làm nghề truyền thống(bún, bánh đa...) 0 - 6 10,07 15 28,30 Máy xay xát 0 - 3 5,08 0 - Sửa chữa nhỏ 0 - 12 20,34 3 5,66 Thu gom sắt vụn 15 25% 0 - 1 1,89 Thợ May 0 - 6 10,07 3 5,66 Lái xe 0 - 3 5,08 4 7,55 Buôn gạo 0 - 7 11,86 5 9,43 Thợ Xây 0 - 13 22.03 7 13,21 Buôn bán nhỏ tại chợ 0 - 4 6,78 9 16,98 Cửa hàng tạp hóa 0 - 5 8,47 6 11,32 cửu vạn 27 45% 0 - 0 -

Làm thuê theo ngày 18 30% 0 - 0 -

Tổng 60 100% 59 100 53 100

Nguồn: Số liệu điều tra.

Thực trạng cũng cho thấy các hộ nghèo và các hộ khá có những công việc khác nhau về trình độ cũng như vốn đầu tư, thời gian nhàn rồi của hộ nghèo cũng nhiều hơn các hộ khá, một phần nguyên nhân cũng là do hộ nghèo thường không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, vấn đề đầu tư của hộ nghèo cũng là một việc khó khăn khi mà thu nhập hằng ngày chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày nếu không muốn nói là thiếu, bên cạnh đó thì trình độ văn hóa, hiểu biết của hộ nghèo là thấp hơn so với các hộ khác trong xã, do vậy việc nâng cao thu nhập cho các hộ ở đây là rất khó khăn

Tóm lại, qua điều tra thực tế tôi thấy hầu hết lực lượng lao động vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống, không có hiểu qua thu nhập thấp. Vì vậy trong tương lai cần có những biện pháp tích cực để điều hoà lao động giữa các ngành để tránh tình trạng lao động thiếu việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, qua đó xoá đói giảm nghèo cho nông hộ.

Một phần của tài liệu Việc làm của lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn nghiên cứu điểm tại xã vân diên, thị trấn nam đàn, nghệ an (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w