II. Một số chỉ tiêu bình quân
Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng việc làm của lao động của xã
4.1.1 Tình hình việc làm của lao động nông nghiệp xã Vân Diên qua 3 năm
Vân Diên là một xã có dân số khá đông trong huyện, theo thống kê của xã năm 2009 có 12878 nhân khẩu tăng 1,02% so với năm 2007. Trong đó chủ yếu là khẩu nông nghiệp, khẩu phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ có 13,6% tổng số nhân khẩu trong xã.
Năm 2007 trong xã có 2852 hộ đến năm 2009 có 2860 hộ tăng 1%, trong đó số hộ thuần nông chiếm tỷ lệ tương đối thấp 38,99%, hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ chiếm hơn 61% tổng số hộ nông nghiệp, số hộ phi nông nghiệp cũng không ngừng tăng nhanh thể hiện rõ sự thay đổi cơ cấu kinh tế của xã. Trong quá trình đô thị hoá, việc phát triển toàn diện nông thôn theo hướng CNH - HĐH, đã làm giảm nhanh tỷ trọng số hộ thuần nông, tăng số hộ phi nông nghiệp và hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ. Tuy nhiên, sự tăng lên của số hộ phi nông nghiệp và dịch vụ còn hết sức chậm chạp đòi hỏi các cấp lãnh đạo địa phương cần xem xét, nghiên cứu và đưa ra những phương hướng thúc đẩy tích cực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH – HĐH nông thôn.
Về lao động, lực lượng lao động của xã khá đông năm 2009 có 4880 lao động giảm 11 lao động so với năm 2007 và tỷ lệ giảm hàng năm khoảng 1 %. Trong những năm qua, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động của xã có xu hướng giảm nhưng với tốc độ tăng dân số quá nhanh, lực lượng lao động bổ sung mỗi năm đông, thêm vào đó sự phát triển châm chạp của các ngành nghề công nghiệp thương mại và dịch vụ sẽ làm tăng sức ép về lao động việc làm và diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã ngày càng lớn hơn. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải có những phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hợp lý để tạo thêm nhiều công ăn, việc làm
đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng của người dân, qua đó đảm bảo phát triển bền vững nông thôn và trật tự an toàn xã hội.
Nhìn chung nguồn lao động của xã khá dồi dào, số lượng lao động trong độ tuổi lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật ngày càng được nâng cao, điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và là tiền đề tích cực hỗ trợ quá trình CNH - HĐH nông thôn. Lao động thuần nông luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số lao động của xã, và trong đó thì số lượng lao động nam so với lao động nữ là nhiều hơn tuy không đáng kể, tuy nhiên trong 2 ngành còn lại thi lao động nữ lại chiếm số lượng nhiều hơn của nam giới. Cụ thể là trong năm 2007 thì lao động thuần nông có 4235 lao động chiếm 86,78% tổng số lao động, trong đó lao động nam chiếm 50,60%, lao động nữ là 2092 lao động chiếm 49,39%, 2 ngành còn lại là lao động NN- TTCN và NN-TMDV chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động, NN-TTCN có 326 lao động trong đó lao động nam là 146 người còn lao động nữ là 180 người chiếm tỷ lệ tương ứng là 44,78% và 52,215%. Ngành NN-TMDV có 319 người trong đó nam có 123 nguời còn nữ là 196 người chiếm 38,56% và 61,44%. Đến năm 2009 thì cơ cấu ngành của xã có thay đổi nhưng không đáng kể nhiều, lao động thuần nông chỉ tăng lên 0,93%, lao động NN-TTCN và NN- TMDV lại có xu hướng giảm, NN-TTCN giảm 0,046%, NN-TMDV giảm 0,047%, tuy nhiên với hiện trạng tổng số lao động của xã giảm qua 3 năm thì sự tăng giảm về số lượng của các ngành là không đáng kể.