Phương pháp thống kê kinh tế

Một phần của tài liệu Việc làm của lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn nghiên cứu điểm tại xã vân diên, thị trấn nam đàn, nghệ an (Trang 35 - 38)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

3.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế

Là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, mà các hiện tượng kinh tế - xã hội đều mang bản chất và hiện tượng nên dùng phương pháp này là rất phù hợp. Phương pháp thống kê kinh tế giúp chúng ta điều tra, thu thập số liệu và phân tích số liệu. Từ đó cho chúng ta nhận thức đầy đủ, chính xác mặt mạnh về tiềm năng đã sử dụng và những tồn tại chưa giải quyết; qua đó đề ra các phương pháp nhằm sử dụng tiềm năng một cách hiệu quả nhất.

- Thu thập số liệu (Sách báo, Tạp chí, mạng Internet…): bao gồm số liệu thứ cấp như tình hình cơ bản, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả sản xuất kinh doanh của xã, được thu thập qua UBND xã, qua các báo cáo thống kê định kỳ.

- Điều tra số liệu: Trong phương pháp điều tra thống kê, đề tài sử dụng phương pháp điều tra không toàn bộ với số hộ được điều tra là 60 hộ. Phương pháp không toàn bộ để đảm bảo một cách khách quan và khoa học, đề tài sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu điển hình kết hợp với phương pháp điều tra ngẫu nhiên.

- Chọn điểm điều tra: Đề tài được tiến hành điều tra trên địa bàn xã Vân Diên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.

- Đối tượng điều tra: Là các hộ thuộc 11 xóm đã được chọn làm điểm điều tra, bao gồm cả hộ thuần nông, hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ và hộ phi nông nghiệp.

- Chọn hộ điều tra: Mức đầu tư cho sản xuất kinh doanh về vật chất và lao động ở mỗi hộ không giống nhau. Điều đó xuất phát từ tiềm năng kinh tế

phân hộ điều tra chúng tôi đã căn cứ vào mức sống của các hộ gia đình để điều tra.

Hộ khá: Những hộ có trình độ sản xuất tập trung, trình độ chuyên môn hoá sản xuất cao, thu nhập cao đảm bảo đủ ăn và có một phần tích luỹ đủ để tái đầu tư trở lại sản xuất.

Hộ trung bình: Những hộ chủ yếu sản xuất nhằm mục đích tự cung, tự cấp, thu nhập đạt mức trung bình, đủ ăn, tích luỹ ở mức thấp.

Hộ nghèo: Những hộ không có khả năng tái sản xuất, thu nhập thấp. - Các chỉ tiêu điều tra:

Các chỉ tiêu điều tra về nhân khẩu, lao động trong hộ.

Các chỉ tiêu biểu hiện về mặt chất lượng của từng lao động trong hộ( sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật).

Các chỉ tiêu phản ánh tình trạng việc làm của từng thành viên trong hộ. Các chỉ tiêu về đất đai và tư liệu sản xuất của hộ.

Các chỉ tiêu về thu nhập từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ và chi phí cho từng khâu.

- Tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu

Thực hiện phân tổ thống kê nghiên cứu mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiêu thức của hiện tượng. Xác định các chỉ tiêu, giải thích, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và cân đối để rút ra các quy luật biến động và phát triển các vấn đề mà đề tài quan tâm.

* Tổng hợp các số liệu điều tra và phân tổ thông kê theo các tiêu thức sau: - Phân tổ theo giới tính: nam, nữ.

- Phân tổ theo nhóm tuổi: Trong độ tuổi lao động( nam từ 15 - 60 tuổi, nữ từ 15 - 55 tuổi)

- Phân tổ theo trình độ: Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Phân tổ theo mức độ làm việc:

+ Thiếu việc làm. + Không có việc làm.

* Tính toán các chỉ tiêu và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến việc làm: - Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.

- Tỷ lệ lao động thiếu việc làm. - Tỷ lệ lao động không có việc làm.

Một phần của tài liệu Việc làm của lao động nông nghiệp vào thời điểm nông nhàn nghiên cứu điểm tại xã vân diên, thị trấn nam đàn, nghệ an (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w