NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA SỰ MẤT KHỐI LƯỢNG MÁU CẤP TÍNH :

Một phần của tài liệu TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY- THỰC QUẢN (GERD) VÀ VIÊM THỰC QUẢN doc (Trang 26 - 28)

Tùy theo khối lượng máu chảy, tốc độ máu chảy mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Người ta chia ra 3 mức độ mất máu : Nặng, vừa và nhẹ.

Nhẹ Vừa Nặng

- Toàn thân Tỉnh, hơi mệt mỏi niêm hồng

Mệt mỏi, hơi vật vã, niêm nhợt, chóng mặt, vã mồ hôi

Rối loạn tri giác: vật vã, li bì , hôn mê. Da niêm trắng nhợt, vã mồ hôi, chi lạnh, thiểu

vô niệu. - Lượng máu mất < 20% < 0,5L 20 - 40% 0,5 - 1,5L > 40% > 1,5L - Huyết áp tâm thu > 90 mmHg 80 - 90mmHg < 80 mmHg - Mạch 90 - 100 lần/phút 100 - 120 lần/phút > 120 lần/phút

- Hct > 30% 20 - 30% < 20%

- Số lượng hồng cầu

> 3 triệu/mm3 2 - 3 triệu/mm3 < 2 triệu/mm3

- Urê Tăng nhẹ

Do đó , trước bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần xem ngay chảy máu nhiều hay ít và còn chảy máu nữa không ? không nên chỉ dựa vào lượng máu ói ra, tiêu ra vì sẽ lẫn với dịch vị, thức ăn, phân . . .

Còn nôn là còn chảy máu, còn tiêu phân lỏng : có thể còn chảy. Nếu tiêu chặt sẩm màu là ổn định.

Triệu chứng mất máu nên dựa vào các dấu chứng gián tiếp : - Da niêm nhợt

- Chóng mặt, hoa mắt, ù tai, vã mồ hôi, chi lạnh - Tình trạng tri giác

- Khát nước - Mạch - huyết áp

- Xét nghiệm số lượng hồng cầu và hồng cầu dung tích.

Chú ý rằng trong 6 giờ đầu xét nghiệm này không phản ánh đúng tình trạng mất máu vì dịch di chuyển ngoài mạch vào trong lòng mạch chưa đủ thời gian để đạt thế cân bằng.

Đo huyết áp tư thế : hạ huyết áp tâm thu > 10mmHg, mạch tăng > 10-20 lần/phút tương ứng với mất 20% máu. Nếu có choáng : mất 40% khối lượng máu

+ Sau vài giờ truyền dịch, máu tích cực mà bệnh nhân vẫn còn trong tình trạng choáng chứng tỏ vẫn còn chảy máu.

+ Nếu tình trạng ổn định, đột nhiên xanh xao, vã mồ hôi , lạnh, mạch tăng, huyết áp giảm, chứng chảy máu tái phát.

- Đặt sonde dạ dày : bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên cấp nên đặt sonde dạ dày. Nếu có máu ra đỏ tươi hay máu cũ nhiều nên rửa dạ dày có lợi khi nội soi. Do những tác dụng bất lợi nên ống sonde dạ dày nên rút ra khi không còn cần thiết nữa.

+ Thuận lợi của đặt sonde dạ dày : * Chứng tỏ sự hiện diện của máu * Theo dõi cháy máu

* Nhận biết chảy máu tái phát sau điều trị * Rửa và giảm áp trong dạ dày

+ Bất lợi của đặt sonde dạ dày : * Bệnh nhân khó chịu

* Dễ trào ngược thực quản và hít vào phổi

* Kích thích màng nhầy thực quản, dạ dày, tạo nên những tổn thương ở niêm mạc

Một phần của tài liệu TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY- THỰC QUẢN (GERD) VÀ VIÊM THỰC QUẢN doc (Trang 26 - 28)