Tình hình cung ứng dịch vụ viễn thông di động trên thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh toàn cầu và quản trị toàn cầu nghành kinh doanh dịch vụ điện thoại di động (Trang 32 - 35)

II. Các lực lượng cạnh tranh trong ngành

2.Tình hình cung ứng dịch vụ viễn thông di động trên thị trường Việt Nam

2.1. Số lượng và hình thức sở hữu của những nhà cung cấp dịch vụ

Hiện tại trên thị trường viễn thông di động Việt Nam có các nhà cung cấp dịch vụ cụ thể như sau:

- Mạng Vinaphone do Công ty Dịch vụ di động viễn thông Vinaphone cung cấp. Công ty này là 1 trong những công ty con của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) nên có hình thức sở hữu nhà nước

- Mạng MobiFone do Công ty thông tin di động (VMS) cung cấp. VMS là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), có hình thức sở hữu nhà nước.

- Mạng Viettel do Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ quốc phòng.

- Mạng Gmobile do một doanh nghiệp quốc tế là Vimpelcom ( Nga ) đầu tư

- Mạng Vietnamobile là mạng được xây dựng theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa công ty cổ phần Hanoi Telecom và Hutchison Telecommunicatión Intẻnational Limieted của Hông Kông.

2.2. Năng lực cung ứng dịch vụ nói chung trên thị trường

- Trên thị trường hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ mạng đã đáp ứng được khá tốt nhu cầu cơ bản của khách hàng trong thông tin liên lạc là nghe gọi, nhắn tin .

- Nhưng trong những thời gian cao điểm như dịp Tết thì khách hàng vẫn chưa được đáp ứng tốt ngay cả những nhu cầu cơ bản này. Tình trạng nghẽn mạng, rớt mạng vẫn xảy ra thường xuyên và tại tất cả các mạng. - Bên cạnh đó những nhu cầu dịch vụ tiện ích khác vẫn chưa được đáp ứng

đầy đủ. Người tiêu dùng nếu muốn tham gia đầy đủ các dịch vụ tiện ích của mạng thì phải là thuê bao trả sau vì vậy số người được thỏa mãn nhu cầu còn rất thấp.

- Không chỉ hạn chế trong đối tượng được cung cấp dịch vụ mà còn giới hạn cả trong số lượng và chất lượng dịch vụ nữa.

2.3. Những loại sản phẩm điển hình đang được cung ứng- Gói cước trả sau: - Gói cước trả sau:

Đặc điểm của gói cước này là giá cước gọi rẻ và đi kèm là các dịch vụ giá trị gia tăng đầy đủ nhất, nhiều chương trình chăm sóc khách hàng hấp dẫn. Sản phẩm này phù hợp cho những người do yêu cầu công việc luôn phải giữ liên lạc thường xuyên, có nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng cao,… Gói cước này tập trung dành cho đối tượng sử dụng dịch vụ thường xuyên đã nêu ở trên.

- Gói cước trả trước

Gói cước thông thường: giá cước gọi, nhắn tin đều không rẻ và bị giới hạn ngày sử dụng. Nói chung gói cước này hiện không còn phù hợp nhiều vì ngày càng có nhiều gói cước mới phục vụ đúng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Gói cước này phù hợp với khách hàng sử dụng dịch vụ bình thường, không thường xuyên, không quá ít.

2.4. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh và đánh giá ngành dưới góc độ cạnhtranh tranh

2.4.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Theo quan điểm ngành về cạnh tranh, thị trường viễn thông di động tại Việt Nam hiện nay là thị trường nhóm độc quyền .

Lý do của nhận định trên là bởi thị trường có 3 mạng di động chiếm thị phần chủ yếu là Viettel, MobiFone , Vinaphone với tỷ lệ là 90 %, phần còn lại (10%) là do các mạng di động khác nắm giữ (5). Dịch vụ mà các mạng nắm giữ phần lớn thị trường đưa ra tương đối giống nhau và giá cả cũng tương đương. Nhà cung cấp khó có thể nâng giá dịch vụ vì nếu giá dịch vụ tăng lên mà với chất lượng dịch vụ tương đương với đối thủ thì chắc chắn sẽ mất thị phần. Vì vậy nếu Viettel muốn tìm kiếm công cụ cạnh trạnh khác giá thì phải tạo ra được những điểm khác biệt thực sự để có thể thu hút được khách hàng.

Những con số thực tế về thị phần của các mạng di động lớn: - Viettel 19,42 triệu thuê bao

- MobiFone 13.4 triệu thuê bao - Vinaphone 12.1 triệu thuê bao - Vietnamobile 2.01 triệu thuê bao

Theo Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2013 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành, Viettel đang đứng số một về thị phần di động (44,05%), tiếp sau là Mobifone (21,4%), Vinaphone (19,88%), Vietnamobile (10,74%), Gmobile (3,93%) và cuối cùng là S-Fone (0,01%, tuy nhiên đây chỉ là con số tượng trưng, tránh 0%). Cả nước đang có hơn 120 triệu thuê bao hoạt động có phát sinh liên lạc.

2.4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Xu hướng tự do hóa trong thị trường viễn thông trên thế giới diễn ra dưới áp lực của những diễn biến mang tính khu vực và toàn cầu. Các liên minh liên kết kinh tế khu vực và thế giới đang thu hút nhiều quốc gia tham gia với mục đích tự do hóa thị trường nói chung, thị trường viễn thông di động nói riêng.

Hiện nay Việt Nam đã là một thành viên chính thức của WTO vì thế mà đương nhiên nước ta phải có nghĩa vụ mở cửa thị trường theo cam kết. Điều này mang đến cho thị trường viễn thông di động một động lực cạnh tranh mạnh mẽ. Bởi các nhà cung cấp dịch vụ từ nước ngoài sẽ tiếp cận và khai thác thị trường cùng với các doanh nghiệp hiện có trên cả nước.

Với những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đến từ các doanh nghiệp nước ngoài thì họ có thế mạnh đó chính là sức mạnh về công nghệ. Hiện tại ở Việt Nam công nghệ viễn thông di động vẫn đi sau các nước trên thế giới, vì vậy khi các công ty nước ngoài vào Việt Nam thì chắc chắn họ sẽ thu hút được lượng lớn người tiêu dùng yêu thích công nghệ và những khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng cao.

Khả năng tài chính cũng là một trong những thế mạnh của các công ty nước ngoài. Thông thường những công ty có thể phát triển thị trường sang các nước khác phải là những công ty lớn có tiềm lực mạnh hoặc đã từng thành công trên thị trường trong nước. Do vậy họ luôn chuẩn bị nguồn tài chính vững vàng trước khi tiến hành xâm nhập thị trường nước ngoài.

Xét về độ am hiểu thị trường thì chắc chắn đây không phải là điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng xét về thời gian có mặt trên thị trường viễn thông di động thì Viettel cũng mới hoạt động được hơn 4 năm, kinh nghiệm về kinh doanh cũng chưa nhiều. Vì thế có thể nói nếu xét trên tương quan với Viettel thì tiêu chí này cũng chưa hẳn là một trong những mặt thực sự yếu của các doanh nghiệp nước ngoài

doanh nghiệp nước ngoài rõ ràng đứng trước những thách thức lớn. Không chỉ bởi vì họ không am hiểu nhiều về con người văn hóa Việt Nam mà còn sự cản trở từ những thủ tục pháp lý với chính quyền đối với việc thuê và mua các tài sản cố định.

2.4.3. Sản phẩm thay thế

- Điện thoại cố định

Điện thoại cố định là hình thức liên lạc truyền thống đã có từ khá lâu. Ưu điểm của loại hình này là giá cước gọi rẻ, chất lượng cuộc gọi ổn định (đối với hình thức cố định có dây). Nhưng nhược điểm lớn là không di chuyển được nên chỉ thích hợp dùng trong gia đình, trong cơ quan. Đặc điểm của dịch vụ này là nhiều người cùng dùng chung 1 thuê bao vì thế bị hạn chế về việc mở rộng thị trường.

- Internet

Thông tin liên lạc qua internet có rất nhiều cách như sử dụng hòm thư điện tử, chat, chia sẻ thông tin của nhau qua mạng xã hội, diễn đàn…. Những hình thức này ngày càng phát triển và được giới trẻ yêu thích. Bên cạnh đó xu hướng máy tính trở nên tinh gọn và tích hợp nhiều chức năng thì sẽ là 1 thế lực cạnh tranh mạnh mẽ với cách thông tin bằng di động. Bởi hình thức này rẻ hơn gọi điện nhiều, đặc biệt là có thế kết nối tới rất nhiều nơi trên thế giới bằng cả hình ảnh, âm thanh.

Nhược điểm của phương thức này là cần có cơ sở hạ tầng để kết nối như dây mạng, wifi. Nhược điểm này lại là thế mạnh của Viettel bởi diện phủ sóng di động mạng Viettel trên Việt Nam là tất cả 64 tỉnh thành đều có.

- Bưu chính

Bưu chính là 1 trong những hình thức liên lạc cổ xưa nhất. Hình thức này rõ ràng có rất nhiều nhược điểm so với những hình thức khác như: không chuyển tải được âm thanh, hình ảnh động, thông tin chuyển đi không nhanh chóng tới được tay người nhận. Rất nhiều nhược điểm nhưng hình thức này không hề bị mất đi trong thời gian qua bởi nó có thể chuyển được những vật tồn tại dưới dạng vật chất mà chúng ta không thể số hóa và chuyển chúng đi được. Và còn lý do mang tính chất văn hóa đó là thư tay thể hiện được rất nhiều thông tin không chỉ qua câu từ mà còn qua chữ viết, qua giấy viết…

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh toàn cầu và quản trị toàn cầu nghành kinh doanh dịch vụ điện thoại di động (Trang 32 - 35)