III- Cơ chế và quá trình thông tin sinh học
c) Chất nhận bề mặt tế bào có thể tương tác với G protein
Các chất nhận bề mặt tế bào đã được nghiên cứu tốt ở động vật có vú. Tất cả các hoomon tan trong nước ở động vật có vú liên kết với các chất nhận có trên bề mặt tế bào. Các thành phần của chất nhận bề mặt tế bào tương tác với chất truyền tín hiệu là các protein điều tiết liên kết GTP gọi là các G- protein dị tam phân (heterotrimerric G- proteins). G- protein đã được hoạt hóa, đến lượt mình, hoạt hóa enzim effector (enzim tác động, enzim thực hiện). Enzim effector đã được hoạt hóa tái sinh ra tín hiệu nội bào thứ hai vốn kích thích nhiều quá trình tế bào.
Các chất nhận sử dụng G- protein dị tam phân (G- protein tam phân khác nhau) giống nhau về mặt cấu trúc và khác nhau về chức năng, cấu trúc đầy đủ của chúng giống với bacteriorhopsin, sắc tố màu tía liên quan với quang hợp trong tế bào của chi (genus)
Halibacterium và giống với rhodopsin, sắc tố thị giác của mắt động vật có xương sống. Gần
đây người ta đã xác định được các chất nhận khướu giác của mũi động vật có xương sống
cũng thuộc nhóm này. Các protein chất nhận tồn tại ở dạng chuỗi xoắn α bảy cầu xuyên màng
(seven transmembrane α helices) (hình 1.13). Đôi khi người ta gọi chất nhận ấy là chất nhận bảy cầu, chất nhận bảy lần vượt hay chất nhận setpentin.
(A)-Các miền liên kết phối tử ngoại bào lớn đặc trưng của các chất nhận bảy cầu liên kết protein. Chưa rõ miền nội bào tương tác với G- protein dị tam phân (G- protein gồm α, β và γ dưới đơn vị).
(B)-Các miền ngoại bào nhỏ đặc trưng của các chất nhận bảy cầu liên kết với các phối tử bé như epinephrine. Một số các chuỗi xoắn α bên trong chuỗi kép của màng thường tạo nên vị trí liên kết phối tử.
(Nguồn: Sinh học phát triển thực vật - Nguyễn Như Khanh)