Các chất nhận steroid hoạt động như là các tác nhân phiên mã

Một phần của tài liệu Sinh trưởng thực vật khái niệm, cơ sở sinh học phân tử và nguồn gen, cơ chế và quá trình thông tin sinh học (Trang 35)

III- Cơ chế và quá trình thông tin sinh học

b) Các chất nhận steroid hoạt động như là các tác nhân phiên mã

Các hoocmon steroid, hoocmon tiroit, hoocmon retinoit và vitamin D dễ dàng đi qua màng sinh chất vì chúng là những chất ghét nước và chúng liên kết với các protein chất nhận nội bào. Khi được hoạt hóa bằng cách liên kết với các phối tử, những protein này hoạt động như là các tác nhân phiên mã. Tất cả các chất nhận steroid như vậy có miền liên kết ADN. Các thành phần phản ứng steroid có đặc trưng định cư trong các miền tăng cường của các gen kích thích steroid. Hầu hết các chất nhận steroid định cư trong nhân, ở đó chúng được neo vào các protein nhân ở dạng mất hoạt tính. Khi chất nhận gắn vào steroid, nó được tách ra khỏi protein neo và trở nên hoạt động như là các tác nhân phiên mã. Sau đó các tác nhân phiên mã được hoạt hóa liên kết vào gen tăng cường (enhancer) và kích thích sự phiên mã. Không liên kết với hoocmon, chất nhận hoocmon tiroit không có khả năng kích thích phiên mã.

Không phải tất cả các chất nhận steroid nội bào định cư trong nhân. Chất nhận đối với hoomon glucocorticoit (coctisol) khác biệt với các chất nhận khác ở chỗ nó định cư trong xitosol (cơ chất của tế bào) và được neo vào protein xitosol ở trạng thái mất hoạt tính. Liên kết với hoocmon là cho chất nhận rời khỏi protein neo xitosol và sau đó phức hệ hoocmon- chất nhận di cư vào nhân, ở đó nó gắn vào gen tăng cường và kích thích sự phiên mã. Mới đây, đã chứng mính được rằng brassinosteroit là hoocmon steroid trong thực vật và gen đối với chất nhận brassinosteroit mới được chọn dòng và xác định trình tự các nucleotit. Nó mã hóa kiểu chất nhận xuyên màng gọi là chất nhận giàu điệp khúc loxin.

Một phần của tài liệu Sinh trưởng thực vật khái niệm, cơ sở sinh học phân tử và nguồn gen, cơ chế và quá trình thông tin sinh học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w