Thiết bị thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng sợi basalt trong chế tạo vỏ tàu (Trang 50 - 54)

a. Thử độ bền kéo, uốn, nén

Thử nghiệm cơ tính vật liệu về độ bền kéo, độ bền nén, độ bền uốn được tiến hành trên máy kiểm nghiệm cơ tính vạn năng HOUNSFIELD Model H50KS tại phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu chế tạo Tàu thủy - Trường Đại học Nha Trang.

Thông số kỹ thuật của máy: Nước sản xuất: Anh

Năm sản xuất: 1997

+ Lực tác dụng: Phạm vi: 50 – 50.000 N Độ chính xác: 0,1 N

+ Tốc độ thử: Phạm vi: 0,005 – 500 mm/phút Độ chính xác: 0,001mm/phút

Hình 2.23. Máy kiểm nghiệm cơ tính vạn năng HOUNSFIELD Model H50KS [2]

b. Thử độ bền va đâp

Thử nghiệm cơ tính vật liệu về độ bền va đập được tiến hành trên máy đo sức bền va đập Tinius olsen tại phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu chế tạo Tàu thủy - Trường Đại học Nha Trang.

Thông số kỹ thuật của máy:Nước sản xuất: Mỹ Năm sản xuất: 1998

+ Lực hấp thụ: Phạm vi: 0 – 406 J Độ chính xác: 0,5 J

+ Loại vật liệu thử: thép, composite, các kim loại khác...

c. Thử độ mài mòn

Độ mài mòn được tiến hành trên máy Taber Abraser- 5131 (Mỹ).

Với bánh thử mài mòn Calibrase CS - 10. Tải trọng đặt lên 2 bánh xe thử mài mòn có thể thay đổi từ 250- 1000g. Thông thường với vật liệu Polymer composite chịu mài mòn thì tải trọng đặt lên 2 bánh xe là 1000 g. Tốc độ quay của máy 60 vòng/phút.

Môi trường đo không khí - nhiệt độ 25oC - độ ẩm 50 ±2%.

Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Kỹ thuật lạnh- Trung tâm thí nghiệm- thực hành- Trường Đại học Nha Trang.

Hình 2.25. Máy Taber Abraser- 5131 (Mỹ)

d. Thử độ hấp thụ nước

Mẫu được sấy khô đến khối lượng không đổi và được để trong bình hút ẩm trong vòng 24 giờ. Cân mẫu trên cân phân tích với độ chính xác 10-4g rồi ngâm mẫu trong nước cất tại nhiệt độ phòng. Sau một thời gian nhất định lấy ra thấm khô bằng giấy lọc và cân lại, thời gian cân không quá 1 phút.

Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Chuẩn bị mẫu- Trung tâm thí nghiệm- thực hành- Trường Đại học Nha Trang.

Cân phân tích AY200 - Xuất xứ: Shimadzu - Nhật - Thang cân tối đa: 220g - Độ chính xác: 0.0001g - Màn hình hiển thị LCD - Đơn vị cân: tlh, tls, tlt, lb, oz - Điện thế: 230V/50Hz

Tủ ấmINE500

- Xuất xứ: Memmert- Đức - Thể tích sử dụng: 108 lít - Thang nhiệt độ: 5oC – 70oC

- Cài đặt thời gian bằng điện tử từ 0 – 999h hoặc liên tục - Sai khác nhiệt độ: 0.05oC tại 37oC

- Giao động nhiệt độ: 0.7oC tại 37oC - Điện thế: 230V/50Hz

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Như đã được trình bày trong các phần trên, việc đánh giá khả năng sử dụng kiểu kết cấu vật liệu composite cốt sợi basalt trong đóng tàu được thực hiện dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số về mặt cơ tính, tính kinh tế và tác hại đến môi trường so với vật liệu composite cốt sợi thủy tinh đang sử dụng rộng rãi trong công nghiệp đóng tàu thủy hiện nay.

Trên cơ sở đó đề xuất giải quyết vần đề đặt ra theo các nội dung chính như sau: 1. Lựa chọn loại vải sợi basalt dạng dệt trực hướng tương tự như sợi thủy tinh đang sử dụng trong đóng tàu composite, không sử dụng tấm mat gia cường.

2. Tiến hành chế tạo mẫu thử nghiệm theo hai phương: phương 1(theo chiều cuộn vải), phương 2(chiều vuông góc với cuộn vải) và so sánh theo tiêu chuẩn.

3. Sau thực nghiệm và tính toán đẩy đủ các thông số vật liệu composite cốt sợi basalt và vật liệu composite cốt sợi thủy tinh tiến hành sử lý số liệu, so sánh về tính chất cơ học, tính kinh tế của vật liệu và đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng của sợi basalt trong công nghiệp đóng tàu composite. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng sợi basalt trong chế tạo vỏ tàu (Trang 50 - 54)