VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
ÁP XE GAN DO VI TRÙNG SINH MŨ
Ths.BS Trần Nhựt Thị Ánh Phượng
I. Đại cương:
Áp xe gan do vi trùng sinh mũ thường xảy ra sau nhiễm trùng trong bụng. II. Nguyên nhân: Thường là nhiễm nhiều loại vi khuẩn.
- Escherichia coli thường gặp nhất khi nhiễm 1 loại vi khuẩn. - Streptococcus mileri là vi khuẩn hiếu khí thường gặp. - 1/3-1/2 các trường hợp do vi khuẩn kỵ khí.
III. Chẩn đoán:
1. Triệu chứng lâm sàng: - Sốt, sụt cân.
- Vàng da (33% trường hợp). - Gan to, ấn đau.
2. Triệu chứng cận lâm sàng: 2.1 Xét nghiệm máu:
- Công thức máu: 50% có thiếu máu, 75% có tăng bạch cầu. - 100% có tăng tốc độ lắng máu.
- Tăng Bilirubin, Phosphatase kiềm, Aminotransferase, thời gian Prothrobin: thường gặp. 2.2 Vi khuẩn học: Cấy máu và/hoặc cấy mũ áp xe gan dương tính trong đa số trường hợp. 2.3 Hình ảnh học:
2.3.1 Siêu âm:
- Sang thương tròn, bầu dục, hay hình ellip có bờ bất thường. - Giảm âm (hypoechoic).
2.3.2 CT Scanning:
- Độ nhạy cảm cao, phát hiện đến 94% các sang thương. - Sang thương có thể được thấy rõ hơn với chất cản quang. 2.3.3 MRI:
Sang thương có cường độ tín hiệu thấp ở thì T1 và cường độ tín hiệu tăng ở thì T2, sang thương được làm nổi bật với Gadolinium.
2.3.4 Đồng vị phóng xạ: Ổ áp xe tăng bắt giữ Galium. IV. Điều trị:
1. Kháng sinh: Thường sử dụng Cephalosporin thế hệ thứ 3 (như Cefoperazone 1-2g tĩnh mạch mỗi 12 giờ) và Metronidazole 500mg tĩnh mạch mỗi 6 giờ có hiệu quả chống vi khuẩn dạng Coli và vi khuẩn kỵ khí.
2. Chọc hút/Dẫn lưu áp xe:
- Đường kính ổ áp xe 5cm hoặc đáp ứng chậm vớI kháng sinh. - TuổI 55.
- Triệu chứng kéo dài 7 ngày và liên quan đến cả 2 thùy gan. 3. Điều trị bệnh cơ bản: thí dụ : Bệnh đường mật…