ÁP XE GAN DO AMIP

Một phần của tài liệu Phác đồ điều trị BV Chợ Rẫy, Nội tiêu hóa (Trang 27 - 30)

VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:

ÁP XE GAN DO AMIP

Ths.BS Trần Nhựt Thị Ánh Phượng

I. Đại cương (1)(3)

- Khoảng 10% dân số thế giới bị nhiễm Entamoeba. Xuất độ nhiễm thay đổi từ < 1% ở các nước công nghiệp đến 50-80% ở các vùng nhiệt đới, vệ sinh kém, dinh dưỡng kém. - Nhiễm E.histolytica ngoài ruột thường gặp nhất ở gan.

II. Nguyên nhân (1)(3)

Áp xe gan do Entamoeba histolytica luôn xảy ra sau ổ nhiễm Amip ở ruột mà ổ nhiễm này có thể không có triệu chứng. Dưỡng bào Amip xâm nhập vào tĩnh mạch đến gan thông qua hệ tĩnh mạch cửa. Tại gan, Amip phá hủy mô gan của ký chủ bằng Proteolytic enzyme.

III. Chẩn đoán (1)(2)(3) 1. Chẩn đoán xác định:

1.1Bệnh sử:

- Di cư từ vùng dịch tể hoặc sống trong vùng dịch tể. - Du lịch đến vùng dịch tể.

1.2Triệu chứng lâm sàng:

- Sốt, rét run, đổ mồ hôi về đêm. - Đau hoặc tức ở ¼ bụng trên bên phải. - Gan to, ấn đau.

- Vàng da, viêm phúc mạc, tiếng cọ màng tim hiếm gặp và là dấu hiệu tiên lượng xấu.

1.3Triệu chứng cận lâm sàng:

1.3.1 Công thức máu:

- ¼ trường hợp có tăng bạch cầu (>10000 tế bào/l), thường là ở giai đoạn cấp hoặc có biến chứng.

- Bạch cầu ái toan không tăng. 1.3.2 Sinh hóa máu:

- Men gan: bình thường hoặc tăng nhẹ. Men gan tăng gợi ý bệnh cấp tính hoặc có biến chứng.

- Phosphatase kiềm: phần lớn gia tăng và có thể duy trì như vậy trong vài tháng. 1.3.3 Hình ánh học:

- Siêu âm:

 Sang thương tròn hay bầu dục (đôi khi đa ổ).

 Giảm âm (hypoechoic) so với mô gan bình thường.

 Định vị ngoại biên, gần bao gan. - CT:

 Sang thương rõ, tròn, hoặc bầu dục, phần lớn đơn độc (đôi khi đa ổ).

 Giảm đậm độ (low density) so với mô gan xung quanh.

 Cấu trúc bên trong không đồng nhất.

- Công hưởng từ hạt nhân: Ổ áp xe có cường độ tín hiệu thấp (low signal intensity) ở thì T1 và cường độ tín hiệu cao (high signal intensity) ở thì T2.

- Xạ hình (radioisotope scanning): Có hình ảnh giảm bắt xạ (filling defect). 1.3.4 Thử nghiệm huyết thanh học:

10% các bệnh nhân áp xe gan amip cấp tính có thử nghiệm huyết thanh học âm tính. Trong trường hợp nghi ngờ mà ban đầu có thử nghiệm huyết thanh học âm tính, nên làm lại thử nghiệm huyết thanh học trong 1 tuần.

1.4Chọc hút ổ áp xe (khi chẩn đoán không chắc chắn hay ổ áp xe sắp vỡ)

- Mũ vàng hay nâu sậm, không mùi.

- Phần lớn Amip được tìm thấy ở thành ổ áp xe. 2. Chẩn đoán phân biệt

- Bệnh của phổi. - Bệnh của túi mật. - Sốt rét. - Sốt thương hàn. - Áp xe gan do vi trùng sinh mũ. IV. Điều trị (1)(3)(4) 1. Thuốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1Thuốc được chọn (drugs of choice)

- Tinidazole 2 g uống mỗI ngày x 3 ngày.

Hoặc: Metronidazole 750mg uống 3 lần/ngày (hoặc 500mg TM mỗi 6 giờ) x 10 ngày. - Cộng với:

 Diloxanide furoate 500mg uống 3 lần/ngày x 10 ngày.

 Hoặc: Iodoquinol 650mg uống 3 lần/ngày x 21 ngày.

 Hoặc: Paromomycin 10mg/kg uống 3 lần/ngày x 7 ngày. 1.2 Thuốc thay thế (alternative drugs)

- Dehydroemetine hoặc Emetine 1mg/kg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp mỗi ngày x 8-10 ngày.

- Theo sau bởi: Chloroquine 500mg uống 2 lần/ngày x 2 ngày, sau đó 500mg/ngày x 21 ngày.

- Cộng với :

 Diloxanide furoate 500mg uống 3 lần/ngày x 10 ngày.

 Hoặc: Iodoquinol 650mg uống 3 lần/ngày x 21 ngày.

 Hoặc: Paromomycin 10mg/kg uống 3 lần/ngày x 7 ngày. 1.3 Kháng sinh: Được thêm vào khi có nhiễm vi trùng đồng thời. 2. Chọc hút ổ áp xe:

- Hơn 90% bệnh nhân đáp ứng ngoạn mục vớI điều trị biểu hiện bằng giảm đau và sốt trong vòng 72 giờ.

- Chỉ định chọc hút ổ áp xe:

 Áp xe to (>5-10cm đường kính).

 Cần thiết loại trừ áp xe do vi trùng sinh mũ, đặc biệt trong áp xe gan đa ổ.

 Thất bại đáp ứng về mặt lâm sàng trong 3-5 ngày.

 Nguy cơ vỡ ổ áp xe.

Một phần của tài liệu Phác đồ điều trị BV Chợ Rẫy, Nội tiêu hóa (Trang 27 - 30)