Nguyên tắc thiết kế tài liệu BDHSGHH lớp10 THPT chuyên

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10 trung học phổ thông chuyên (Trang 42 - 47)

Muốn thực hiện hiệu quả việc dạy chuyên và BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên trước tiên người GV phải đầu tư công sức cho khâu thiết kế tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên. Để định hướng cho việc thiết kế tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên, chúng tôi đã đề xuất các nguyên tắc sau:

2.2.2.1. Đảm bảo tính định hướng vào việc thực hiện mục tiêu chương trình

Mỗi chuyên đề, mỗi bài giảng cần định hướng vào các mục tiêu về chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ. Chú ý xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản của chuyên đề, bài giảng...

Mục đích đưa ra chương trình chuyên HH lớp 10 là nhằm thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch, nội dung dạy học và BDHSGHH cho HS ở các trường THPT chuyên.

2.2.2.2. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích

kiến thức và số lượng bài tập rất lớn từ các tài liệu tham khảo, GV dễ dàng làm cho tài liệu trở nên quá tải đối với HS. Để tránh tình huống này, cần bảo đảm nguyên tắc bám sát SGK chuyên. Đảm bảo tính chính xác, khoa học là nguyên tắc quan trọng khi thiết kế tài liệu BDHSG. Theo nguyên tắc này thì nội dung (cả lý thuyết và bài tập HH) phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của HH, những quan điểm của kiến thức HH hiện đại (ngôn ngữ HH, các định luật, các thuyết, quá trình HH,…) và phải phù hợp với SGK chuyên.

Từ ngữ được dùng trong tài liệu cần dễ hiểu và chính xác về mặt khoa học. Thuật ngữ HH cũng cần phải cập nhật theo SGK chuyên mới nhất để bảo đảm tính nhất quán, chẳng hạn không dùng khái niệm “thuyết điện li” mà thay vào đó là khái niệm “sự điện li” hoặc không dùng khái niệm “phân tử gam” mà thay vào đó là khái niệm “khối lượng mol phân tử”.

2.2.2.3. Đảm bảo đặc trưng của bộ môn Hóa học

Hóa học là một bộ môn thực nghiệm. Vì vậy trong dạy học HH phải coi trọng thí nghiệm và một số kĩ năng cơ bản về thí nghiệm của HH. Cần có sự kết hợp thống nhất giữa thực hành thí nghiệm với tư duy lý thuyết.

Đây là một bộ môn khoa học trong nhóm các môn khoa học tự nhiên, cung cấp những kiến thức cơ bản về các chất cũng như các định luật, các thuyết liên quan đến sự biến đổi của chất, của các phân tử. Đối tượng nhận thức tương đối trừu tượng và ở mức vi mô. Muốn giúp HS dễ dàng tiếp nhận các kiến thức đó, GV cần chuyển cái trừu tượng thành cụ thể bằng cách sử dụng các mô hình thay thế hoặc đưa ra nhiều ví dụ vận dụng và thí nghiệm minh họa hoặc chứng minh.

Mặt khác, HH là một môn học có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn và đời sống. Dạy HS dùng kiến thức HH để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích các hiện tượng tự nhiên và ứng dụng vào cuộc sống là việc rất cần thiết. Điều đó khiến các em cảm thấy HH thật gần gũi và thêm phần yêu mến môn học.

Một điều quan trọng hơn hết, với xu thế hiện nay trong các kì thi HSG khu vực hoặc quốc tế luôn đề cao vai trò thực hành, thí nghiệm nghĩa là cần tăng cường đào tạo thực nghiệm nên khi thiết kế tài liệu cần đáp ứng nguyên tắc này.

2.2.2.4. Tài liệu phải đảm bảo tính khoa học cao, được cập nhật và mở rộng

những nội dung trọng tâm của chương trình và đặc biệt là phải gắn liền với nội dung thi HSG của các cấp trong nước, khu vực cũng như quốc tế.

Để đáp ứng nguyên tắc này, tác giả phải nghiên cứu nhiều các đề thi HSGHH nói chung và lớp 10 nói riêng như: Olympic truyền thống 30/4, đề thi hóa Hoàng Gia Úc, kỳ thi HH quốc gia Australia, Olympic HH quốc tế, HSG quốc gia...

2.2.2.5. Đảm bảo tính cơ bản gắn liền với tính tổng hợp

Tài liệu là phải khái quát hết những thông tin cơ bản nhất của chương trình bộ môn. Nó buộc HS khi học lý thuyết hoặc giải hệ thống bài tập phải huy động tổng hợp những kiến thức cơ bản của toàn bộ chương trình và những kiến thức hỗ trợ liên môn.

2.2.2.6. Bảo đảm tính hệ thống và tính kế thừa

Khi nghiên cứu một lý thuyết mới phải trên nền tảng kiến thức cũ, nội dung bài tập phù hợp với lý thuyết, nội dung phù hợp với trình độ chung của HS chuyên HH lớp 10, bám sát chương trình chuyên và có phát triển thêm.

Đồng thời giải bài tập HH thực chất là vận dụng các quy luật của HH và việc biến đổi bài tập ban đầu thành những bài tập trung gian, sơ đẳng hơn, cơ bản hơn. Những bài tập cơ bản điển hình (đơn giản nhất của một kiểu nhất định) giữ vai trò rất quan trọng trong học vấn của HS vì chúng sẽ là kiến thức công cụ để giúp HS giải được những bài tập tổng hợp. Do đó GV phải quy hoạch toàn bộ hệ thống những bài tập cho HS trong toàn bộ chương trình của môn học, sao cho chúng sẽ kế thừa nhau, bổ sung nhau, cái trước chuẩn bị cho cái sau, cái sau phát triển cái trước tất cả tạo nên một hệ thống toàn vẹn những kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo.

2.2.2.7. Đảm bảo tính sư phạm

Nguyên tắc này đặt ra việc chọn lựa nội dung truyền đạt phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của HS. Theo nguyên tắc này, mức độ khó khăn của nội dung kiến thức cần được phân tán và sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp; từ cái quen biết, gần gũi đến cái ít quen biết, từ cái cụ thể đến khái quát, tổng quát hơn.

HSG là những HS có khả năng tiếp thu nhanh, có khả năng phát hiện vấn đề và khả năng sáng tạo, tuy nhiên không nên nhầm tưởng là HSG cái gì cũng biết, cái gì các em cũng tiếp thu dễ dàng để rồi tạo áp lực cho các em. Do đó, khi thiết kế tài

liệu cần chú ý lựa chọn những nội dung vừa sức với HS và theo hướng nâng dần lên, nhằm phát huy khả năng tư duy, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động độc lập, sáng tạo cho HS trong việc tự học, tự đọc tài liệu tham khảo, tóm tắt nội dung đồng thời rèn luyện những kĩ năng làm các bài tập HH chuyên sâu cho HS.

2.2.2.8. Việc thiết kế tài liệu phải bảo đảm xuất phát từ những phân tích thực trạng việc BDHSGHH

- Khi thiết kế tài liệu tác giả đã xuất phát từ những khó khăn của HS trong việc học chuyên và học BDHSGHH, trong từng chuyên đề tác giả đã đưa ra PP giải, và dạng bài tập mà có nội dung khó và hay gặp trong các kì thi chọn HSG để HS học tập tốt hơn.

- Ở nước ta hiện nay, thực trạng HSGHH gặp khó khăn về phần thực hành là khá phổ biến, nên khi thiết kế tài liệu này tác giả đã rất chú trọng đưa ra phần lý thuyết của thực hành và bài tập thực hành vận dụng lý thuyết ấy. Mục đích là giúp

HSGHH rèn luyện kĩ năng thực hành tốt hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu chọn HSGHH

quốc gia, quốc tế… hiện nay.

2.2.2.9. Bảo đảm tính kỹ thuật tổng hợp

Bài tập phải đóng vai trò cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa nhà trường và đời sống sản xuất. Nó phải là phương tiện rèn cho HS những kĩ năng chung nhất của việc tự học, của việc giải quyết các vấn đề nhận thức. Nó cũng góp phần vào việc hình thành ở HS những phẩm chất và những nét chung của văn hóa lao động (trí óc và chân tay).

2.2.2.10. Phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS

- So với HS của các trường THPT nói chung thì HSGHH của các trường THPT chuyên có những điểm khác biệt như sau:

+ Điểm khác biệt quan trọng thứ nhất là trình độ năng lực trí tuệ của HS, từ đó dẫn tới mục đích học tập của HS chuyên rõ ràng hơn.

+ Thứ hai là chương trình, PPDH, SGK, tài liệu có yêu cầu cao hơn.

+ Thứ ba, điều kiện học tập của HS chuyên thường thuận lợi hơn, như là có nhiều GV giỏi giảng dạy, môi trường học tập tốt hơn.

+ Thứ tư là sức ép mạnh hơn từ HS, cơ quan quản lí, phụ huynh, xã hội.

sức quan trọng là nhằm phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo của HSGHH. Ngoài việc làm cho mọi HS lớp chuyên đều đạt được yêu cầu của chương trình và phát triển toàn diện, mặt khác cần phát huy khả năng, sở trường, hứng thú, năng khiếu của từng em. HS chuyên và HSG nhận thức được mục đích thực sự của việc học tập là tiếp thu kiến thức, vì thế tài liệu phải đảm bảo phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo cho HSGHH.

- Khi BDHSGHH qua tài liệu, ngoài mức độ luyện tập thông thường, GV phải yêu cầu ở mức cao hơn đối với HS chuyên, HSG là biết vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huống mới; biết đề xuất đánh giá theo ý kiến riêng của HS, biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lí một tình huống.

2.2.2.11. Tài liệu phải đảm bảo yêu cầu tăng hứng thú học tập cho HS chuyên, HSGHH

- Muốn nâng cao hứng thú trước hết phải hình thành, GD động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn. Hứng thú học tập của HS được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi GV và nội dung học tập, vì thế tài liệu này khác với các tài liệu khác là đưa vào phần thực hành cho HSGHH rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm. Qua đó HS thấy được những điều lí thú trong thí nghiệm HH làm tăng hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi khám phá về HH của HS.

- Tài liệu phải đảm bảo tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc cho HS trong quá trình học tập.

2.2.2.12. Đảm bảo tính hiệu quả

Thiết kế tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên trong hoàn cảnh cụ thể của nền GD nước ta, trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu. Việc thiết kế tài liệu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Thực hiện mục tiêu chương trình, chuyên đề và bài học.

- HS đọc, nghiên cứu tài liệu từ đó hiểu bài, vận dụng làm bài tập tốt và hứng thú học tập.

- HS tích cực, chủ động tìm ra bài học, các nội dung trọng tâm. - HS được thực hành, luyện tập.

đạt được.

2.2.2.13. Đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học về cách diễn đạt và hình thức trình bày

Đây là nguyên tắc thiết yếu, và quan trọng trong việc xây dựng các văn bản khoa học. Theo nguyên tắc này, hệ thống lí thuyết tóm tắt và hệ thống bài tập phải được viết mạch lạc, súc tích, dễ hiểu và phải có ví dụ minh họa cụ thể cũng như phối hợp kênh chữ và kênh hình chặt chẽ.

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10 trung học phổ thông chuyên (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)