Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10 trung học phổ thông chuyên (Trang 125)

2.4.2.1. Sử dụng tài liệu trong công tác giảng dạy và BDHSGHH

Tài liệu là nguồn tư liệu hỗ trợ cho GV trong công tác BDHSGHH nói chung và lớp 10 nói riêng.

Khi sử dụng tài liệu trong các giờ dạy có thể tiến hành như sau:

- Yêu cầu HS đọc trước các nội dung liên quan đến các chuyên đề trong tài liệu và tổ chức cho HS thảo luận các nội dung lý thuyết, hoạt động nhóm một số nội dung khó của bài.

- GV giải đáp thắc mắc của HS về các nội dung trong bài đặc biệt là các nội dung khó đồng thời bổ sung và kết luận những kiến thức trọng tâm của bài.

- Tài liệu này được sử dụng như một tài liệu tham khảo, có thể dùng trong quá trình giảng dạy và BDHSG trong các kì thi HSG cấp tỉnh, thành phố, quốc gia. GV có thể sử dụng từng nội dung trong tài liệu vào các mục đích khác nhau.

- Với nội dung lý thuyết của từng chuyên đề trong tài liệu, GV có thể sử dụng làm nội dung cơ bản để dạy học cho HS chuyên, HSG.

- Với hệ thống bài tập theo các mức độ khác nhau, GV có thể lựa chọn, phân loại để luyện tập cho các em HSG theo yêu cầu của mỗi kì thi.

• Hệ thống bài tập trong tài liệu cũng có thể là những bài tập tham khảo để GV có thể soạn các đề kiểm tra cuối chương hoặc hết chuyên đề.

2.4.2.2. Sử dụng tài liệu kiểm tra khả năng nắm kiến thức

- Dùng tài liệu kiểm tra khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh: Sở dĩ phải có bước này bởi một yêu cầu đối với HSG là phải nắm vững kiến thức cơ bản cái gọi là phần nền, rồi mới phát triển các năng lực, kĩ năng làm bài.

- Dùng tài liệu kiểm tra năng lực, năng khiếu của HS: Đây là công việc đầu tiên của người GV dạy bồi dưỡng. Mỗi GV phải nắm được năng lực của từng HS trong đội tuyển: năng lực diễn đạt, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo... GV tổ chức cho HS tự học ở nhà sau đó làm bài kiểm tra tại lớp GV chấm chữa bài cho HS lấy kết quả từ đó phân loại chất lượng HS để có kế hoạch bồi dưỡng.

2.4.2.3. Sử dụng tài liệu kiểm tra kĩ năng thực hành

- Cung cấp những kiến thức về thực hành trong HH: Qua một số năm giảng

dạy và BDHSGHH lớp 10 chúng tôi nhận thấy, HSGHH chưa được học những kiến thức về thực hành vì vậy GV cần cung cấp những kiến thức lý thuyết và bài tập thực hành cho HSGHH, giúp HS thấy được HH rất thực tế và gần gũi với cuộc sống hơn để từ đó kích thích lòng đam mê của HSGHH.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Việc “thiết kế tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên” đòi hỏi một kiến thức sâu rộng về chương trình chuyên hóa học 10 THPT chuyên, đó là các hiểu biết về cấu trúc và nội dung chương trình. Đặc biệt nghiên cứu kỹ hệ thống lý thuyết và hệ thống các dạng bài tập của từng chuyên đề, của các bài cụ thể trong chương, mục tiêu dạy học của chương, của mỗi bài học. Kết quả của việc nghiên cứu này giúp cho cho tác giả đi đến việc thiết kế một tài liệu với hệ thống lý thuyết tóm tắt và hệ thống bài tập không bị chệch hướng, bám sát mục tiêu của chương, của bài.

Nội dung chương này được trình bày tóm tắt qua 4 mục chính như sau:

1. Chương trình hóa học lớp 10 THPT chuyên

2. Cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu BDHSG HH THPT chuyên

2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy và học HH ở các trường THPT chuyên 2.2. Nguyên tắc thiết kế tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên

Qua việc nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng thành 13 nguyên tắc thiết kế HLĐT như sau:

1. Đảm bảo tính định hướng vào việc thực hiện mục tiêu chương trình 2. Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích 3. Đảm bảo đặc trưng của bộ môn Hóa học

4. Tài liệu phải đảm bảo tính khoa học cao, được cập nhật và mở rộng 5. Đảm bảo tính cơ bản gắn liền với tính tổng hợp

6. Bảo đảm tính hệ thống và tính kế thừa 7. Đảm bảo tính sư phạm

8. Việc thiết kế tài liệu phải bảo đảm xuất phát từ những phân tích thực trạng việc BDHSGHH

9. Bảo đảm tính kỹ thuật tổng hợp

10. Phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS

11. Tài liệu phải đảm bảo yêu cầu tăng hứng thú học tập cho HS chuyên, HSGHH

12. Đảm bảo tính hiệu quả

2.3. Quy trình thiết kế tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên Qui trình thiết kế HLĐT được xác lập một cách chặt chẽ qua 7 bước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Xác định mục tiêu của chương trình, của từng chuyên đề và của từng bài học

Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản

Bước 3: Lựa chọn tư liệu và thu thập thông tin cần thiết cho từng chuyên đề Bước 4:Xây dựng khung nội dung của tài liệu

Bước 5:Tiến hành thiết kế tài liệu BDHSGHH lớp 10 chuyên Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung

3. Tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên

3.1. Hệ thống lý thuyết tóm tắt dùng BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên

Hệ thống lý thuyết tóm tắt dùng BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên: Tóm tắt lý thuyết 8 chuyên đề của chương trình chuyên hóa học lớp 10.

3.2. Hệ thống bài tập dùng BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên

Hệ thống bài tập dùng BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên: Phần này tác giả đã thiết kế tất cả 54 dạng bài tập của 8 chuyên đề nói trên, ở mỗi dạng bài tập có 3 nội dung lớn:

+ Phương pháp giải cho mỗi dạng.

+ Một số ví dụ minh họa cho phương pháp giải.

+ Bài tập vận dụng giúp HS rèn luyện kĩ năng làm bài của mỗi dạng.

4. Sử dụng tài liệu BDHSG hóa học lớp 10 THPT chuyên

4.1. Đối với học sinh

- Học sinh tự học ở nhà theo tài liệu

- Học sinh sử dụng tài liệu khi học tập trên lớp

- Dùng tài liệu để rèn luyện năng lực độc lập và linh hoạt trong tư duy 4.2. Đối với giáo viên

- Sử dụng tài liệu trong công tác giảng dạy và BDHSGHH - Sử dụng tài liệu kiểm tra khả năng nắm kiến thức

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành TNSP nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tài liệu

BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên. Kết quả việc sử dụng tài liệu được đánh giá qua

tính khả thi và hiệu quả sử dụng tài liệu.

Tính khả thi của đề tài được thể hiện qua việc thống kê: – Số lượng HS sử dụng tài liệu để tự học.

– Số liệu tổng kết các phiếu tham khảo ý kiến.

Tính hiệu quả của việc sử dụng tài liệu được thể hiện qua:

– Kết quả học tập của HS có dùng tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên

cao hơn so với không dùng tài liệu (dựa vào kết quả các bài kiểm tra).

– Mức độ tích cực và hứng thú học tập của bộ môn được tăng lên, HS yêu thích môn học hơn (đánh giá qua phiếu tham khảo ý kiến của GV và HS).

3.2. Đối tượng thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi đã tiến hành TN: trong hai năm học 2011 - 2012 và 2012 -2013 với tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên đã xây dựng. Đối tượng TN là các HS lớp 10 chuyên hóa và HS thuộc đội tuyển HSGHH lớp 10 của một số trường THPT chuyên ở một số tỉnh như: Gia Lai, Đăklăk, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, Bến Tre.

Bảng 3.1: Các lớp thực nghiệm và đối chứng

Số TT

Lớp

TN, ĐC Lớp Sĩ số Trường THPT chuyên-Tỉnh GV tham gia TNSP 1 ĐC 1 10C5B TN 1 10C5A 35 35 Hùng Vương - Gia Lai Lê Thị Hữu Huyền 2 ĐC 2 10Hoá B 30 TN 2 10Hoá A 30 Nguyễn Du - Đăklăk Trần Thị Ba 3 TN 3 10 Hóa 18 Lê Quý Đôn - Bình Định Đặng Họa My

TN 3 10 Hóa 17

4 TN 4 10 Hóa 18 Lương Văn Chánh - Phú Yên Hồ Thị Ngọc Quy ĐC 4 10 Hóa 17

5 ĐC 5 10 Hoá TN 5 10 Hoá 17 17 Lương Thế Vinh - Đồng Nai Nguyễn Minh Tấn 6 TN 6 10 Hoá 30 Nguyễn Tất Thành-Kon Tum Lê Thị Thủy

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm với 294 HS ở 7 trường THPT chuyên ở các tỉnh: Gia Lai, Đăklăk, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, Bến Tre. Đối với các trường chuyên có hai lớp chuyên hóa 10, chúng tôi chọn một lớp TN và một lớp ĐC, còn trường chuyên chỉ có 1 lớp chuyên hóa 10 thì chúng tôi tách làm hai nhóm: chọn một nhóm làm lớp TN và một nhóm làm lớp ĐC, đồng thời để tăng tính khách quan chúng tôi chọn một cặp với lớp TN ở 1 trường và lớp ĐC ở 1 trường.

3.3. Nội dung thực nghiệm

• Ở chương liên kết hóa học:

- Bài “Liên kết cộng hóa trị” là một trong những vấn đề cơ bản của HH, cũng là bài trọng tâm của chương liên kết HH và luôn luôn có mặt trong các đề thi HSG các cấp. Chính vì vậy GV sẽ tiến hành giảng dạy và tổ chức cho HS thảo luận trên lớp sau khi các em đọc tài liệu ở nhà các nội dung sau:

+ Năng lượng liên kết.

+ Công thức cấu tạo Liuytxơ (Lewis). + Đặc trưng hình học của phân tử.

+ Mô hình sự đẩy giữa các cặp electron vỏ hóa trị.

+ Thuyết MO và sự hình thành liên kết cộng hoá trị. - Các nội dung còn lại HS tự nghiên cứu theo tài liệu.

• Nhiệt động lực hóa học chỉ cho biết khả năng diễn biến của phản ứng, còn động hóa học cho biết cả tốc độ diễn biến của phản ứng.

- Trong đó, bài “Sự tích phân các phương trình động học” và bài “Phương pháp xác định bậc pư” là hai bài rất quan trọng, trọng tâm của chương “Động hóa học” và là phần kiến thức tương đối khó và phức tạp, đòi hỏi HS phải có khả năng tư duy phán đoán và nhận xét sâu sắc, nội dung của hai phần này cũng xuất hiện trong các kì thi HSG các cấp do đó GV trực tiếp giảng dạy, tổ chức cho HS thảo luận trên lớp sau khi nghiên cứu tài liệu ở nhà các nội dung sau:

+ Phương trình động học của một số pư. + Phương pháp xác định bậc pư.

- Các nội dung như khái niệm cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pư HS tự nghiên cứu.

3.4. Tiến hành thực nghiệm

+ Năm học 2011-2012 chúng tôi tiến hành TN ở 6 cặp lớp với tài liệu BDHSGHH lớp 10 THPT chuyên của 5 chương: 1-“Liên kết HH”, 2-“Phản ứng HH”, 3- “Động HH”. 4-“Nhiệt động học”, 5-“Dung dịch – Sự điện li”.

+ Năm học 2012 - 2013 chúng tôi tiến hành TN ở 6 cặp lớp với tài liệu BDHSG HH lớp 10 THPT chuyên của 2 chương: “Nguyên tử” và “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”.

Để tiến hành TN chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ theo các bước sau:

Bước 1. Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng

Dựa trên cơ sở trình độ HS ở các lớp TN và ĐC đồng đều nhau.

Bước 2. Chuẩn bị phát tài liệu đến các trường TN, kèm theo phiếu tham khảo ý kiến GV, HS và các đề kiểm tra. Gặp GV thực nghiệm, trao đổi với GV tham gia TN về mục đích, cách tiến hành và kế hoạch giảng dạy cho lớp TN và ĐC.

- Soạn 4 đề kiểm tra: trong đó 2 bài TNTL (thời gian 45phút) và 2 bài TNKQ (thời gian 15 phút) ở khối lớp 10 chuyên.

Bước 3. Tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC

-Ở lớp TN: Sử dụng tài liệu khi dạy bài mới, luyện tập và ôn tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Ở lớp ĐC: Sử dụng SGK và SBT chuyên hóa 10 khi dạy bài mới, luyện tập và ôn tập.

Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả: Kiểm tra, chấm bài ở từng lớp.

-Đối với bài kiểm tra 15 phút (điểm hệ số 1): GV cho HS làm kiểm tra ngay sau khi học bài ở tiết trước dưới hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

-Đối với bài kiểm tra 45 phút dưới hình thức tự luận: GV báo cho HS trước 1 tuần để các em có sự chuẩn bị ở nhà.

Bước 5. Tham khảo ý kiến GV và HS về tài liệu BDHSG

Để nhận được những thông tin phản hồi về hình thức, nội dung, các ưu điểm và hạn chế của tài liệu, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của GV và HS.

Bước 6.Xử lí kết quả theo phương pháp thống kế toán học

Kết quả TN được xử lí theo PP thống kê, các bước thực hiện như sau: 1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.

3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập. 4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.

a. Trung bình cộng: = + + + = = + + + ∑k 1 1 2 2 k k i i 1 2 k i 1 n x n x ... n x 1 x n x n n ... n n

ni: tần số của các giá trị xi; n: số HS tham gia thực nghiệm.

b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối, S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán: S2 = ni(xi x)2 n 1 − − ∑ và S= 2 i i n (x x) n 1 − − ∑

c. Hệ số biến thiên V: đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc 2 mẫu có qui mô rất khác nhau. v= S*100%

x .

e. Đại lượng kiểm định Student: Tkđ = TN DC

2 2 TN DC n (x x ) (S S ) − + (n số HS TN).

− Chọn xác suất α (từ 0,01 ÷ 0,05). Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị Tα,k với độ lệch tự do k = 2n − 2.

− Nếu Tkđ ≥ Tα,k thì sự khác nhau giữa xTNvà xÑClà có ý nghĩa với mức α. − Nếu Tkđ < Tα, kthì sự khác nhau giữa xTNvà xÑClà không ý nghĩa với mức α.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả về mặt định lượng

Bảng 3.2. Điểm bài kiểm tra lần 1 Lớp Số Điểm xi Điểm TB HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 35 0 0 0 0 0 1 3 8 12 7 4 7,94 ĐC1 35 0 0 0 0 1 4 8 9 8 5 0 6,97 TN2 30 0 0 0 0 0 3 4 5 10 5 3 7,63 ĐC2 30 0 0 0 0 2 3 7 7 6 5 0 6,90 TN3 18 0 0 0 0 0 2 2 3 6 4 1 7,61 ĐC3 17 0 0 0 0 2 2 4 3 4 2 0 6,65 TN4 18 0 0 0 0 1 2 2 4 4 3 2 7,39 ĐC4 17 0 0 0 0 2 3 2 6 2 1 1 6,59 TN5 17 0 0 0 0 0 1 3 3 7 2 1 7,53 ĐC5 17 0 0 0 0 2 2 3 4 3 3 0 6,76 TN6 30 0 0 0 0 1 3 4 6 9 4 3 7,43 ĐC6 30 0 0 0 1 2 8 5 5 6 2 1 6,40

Bảng 3.3. Điểm bài kiểm tra lần 2

Lớp Số Điểm xi HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TB TN1 35 0 0 0 0 0 1 2 8 11 8 5 8,09 ĐC1 35 0 0 0 0 1 5 6 12 7 3 1 6,91 TN2 30 0 0 0 0 0 1 2 6 7 8 6 8,23 ĐC2 30 0 0 0 0 1 4 6 8 8 2 1 6,93 TN3 18 0 0 0 0 0 1 1 3 8 3 2 7,94 ĐC3 17 0 0 0 0 1 0 4 9 2 1 0 6,82 TN4 18 0 0 0 0 0 1 3 4 4 5 1 7,67 ĐC4 17 0 0 0 0 1 3 2 6 3 2 0 6,76 TN5 17 0 0 0 0 0 1 2 2 6 3 3 8,00 ĐC5 17 0 0 0 0 1 2 5 4 2 2 1 6,82 TN6 30 0 0 0 0 0 2 4 5 7 9 3 7,87 ĐC6 30 0 0 0 1 1 5 7 6 5 4 1 6,73

Bảng 3.4. Điểm tổng hợp kết quả của 2 bài kiểm tra Lớp Số Điểm xi HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TB TN1 70 0 0 0 0 0 2 5 16 23 15 9 8,01 ĐC1 70 0 0 0 0 2 9 14 21 15 8 1 6,94 TN2 60 0 0 0 0 0 4 6 11 17 13 9 7,93 ĐC2 60 0 0 0 0 3 7 13 15 14 7 1 6,92 TN3 36 0 0 0 0 0 3 3 6 14 7 3 7,78 ĐC3 34 0 0 0 0 3 2 8 12 6 3 0 6,74 TN4 36 0 0 0 0 1 3 5 8 8 8 3 7,53 ĐC4 34 0 0 0 0 3 6 4 12 5 3 1 6,68 TN5 34 0 0 0 0 0 2 5 5 13 5 4 7,76 ĐC5 34 0 0 0 0 3 4 8 8 5 5 1 6,79 TN6 60 0 0 0 0 1 5 8 11 16 13 6 7,65 ĐC6 60 0 0 0 2 3 13 12 11 11 6 2 6,57

Một phần của tài liệu thiết kế tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10 trung học phổ thông chuyên (Trang 125)