nghiệp sản xuất bia
2.1.1 Tiết kiệm nƣớc [8]
Ngành công nghiệp bia là ngành sử dụng rất nhiều nước. Lượng nước sử dụng để sản xuất 1000 lít bia thành phẩm ở Việt Nam khoảng 6 – 20 m3
nước, trong khi đó một nhà máy liên hợp sản xuất bia – malt lớn ở Mỹ sử dụng tổng cộng 4 m3
nước. Có thể coi như mức độ tiêu thụ trung bình là 6 – 7 m3 nước/1000 lít bia. Như vậy tiềm năng tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất bia là rất lớn, ước tính tiềm năng tiết kiệm nước có thể đạt được từ các nhà máy bia tại Việt Nam là:
Khu vực nấu giảm 5% nước vệ sinh và tái sử dụng.
- Dịch nha loãng còn lại trong quá trình rửa bã được thu hồi vào tank chứa có bảo ôn và gia nhiệt dùng làm nước nấu cho mẻ tiếp theo. Việc làm này giảm mức tiêu thụ nước và nguyên liệu đầu vào, nếu dịch nha loãng bị thải vào hệ thống nước thải sẽ làm tải lượng COD tăng cao. - Trong quá trình sôi hoa có khoảng 6 – 12% nước bốc hơi, thu hồi
lượng nước ngưng sử dụng lại để cấp cho nồi hơi. Việc sử dụng lại nước ngưng thu hồi giúp tiết kiệm nước, tận dụng lượng nhiệt có sẵn trong nước để sản xuất nước nóng, nước dùng tráng nồi nấu, từ đó làm giảm lượng nhiên liệu để làm nóng nước.
Khu vực lên men, tàng trữ và hoàn thiện sản phẩm giảm 5% nước máy lạnh và vệ sinh.
- Thu hồi nấm men: Công ty liên hợp thực phẩm Hà Tây có Công suất 5 triệu lít/ năm thực hiện thu hồi nấm men triệt để ra khỏi tank và không gây rơi vãi ra sàn nhà, giảm 30 m3
- Sử dụng nước rửa cuối của quá trình CIP các thiết bị nấu, lên men và thành phẩm để dùng cho vệ sinh CIP các thiết bị lần đầu ở mẻ nấu sau. Việc sử dụng lại lượng nước này giúp giảm tiêu thụ nước mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng của quá trình.
Khu vực chiết chai/lon giảm 3-5% do rửa chai, tận dụng nước làm mát.
- Sử dụng nước làm lạnh dịch đường vào các mục đích như rửa chai, két, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng sẽ tiết kiệm nước và tận thu được nhiệt độ của nước.
- Trong máy thanh trùng, bia và chai được hâm nóng dần dần lên đến 60o
C sau đó làm nguội về 30 – 35oC. Nếu bia được làm nguội bằng nước sạch thì mức tiêu thụ nước của các nhà máy bia là rất lớn. Nếu tận thu nước làm mát, tuần hoàn và tái sử dụng qua tháp giải nhiệt có thể tiết kiệm được 80% nước dùng trong hệ thống thanh trùng.
Bên cạnh đó việc sử dụng vòi phun áp lực cao để rửa nhà xưởng, thiết bị vận tải, két chứa chai sẽ giúp giảm lượng nước tiêu thụ, vòi phun sẽ tiết kiệm 20 – 30% lượng nước trong suốt quá trình sử dụng và khi không sử dụng vòi phun tự đóng lại, sẽ tiết kiệm được 40% lượng nước vệ sinh trong toàn nhà máy.
Hiện nay việc sử dụng nguồn nước trong sản xuất bia tại Việt Nam chưa được quản lý một cách chặt chẽ. Các nhà máy bia với công suất lớn đã sử dụng nguồn nước cấp để sản xuất từ đó có thể định mức mức tiêu thụ nước, nhưng ở các cơ sở nhỏ đều tự khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng. Việc làm này dẫn đến các vấn đề về môi trường như sụt lún đất tại các điểm khai thác, tài nguyên nước bị cạn kiệt sẽ là một khó khăn lớn cho các cơ sở sản xuất. Vì vậy, nhu cầu tiết kiệm nước càng trở lên cấp thiết, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và nâng cao ý thức của công nhân sẽ làm giảm lượng nước tiêu thụ. Do đó không những làm giảm chi phí mua nước, xử lý nước thải, năng lượng sản xuất mà còn giảm giá thành sản phẩm tăng sự cạnh tranh trên thị trường.