Quản lý môi trƣờng ngành bia

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường, đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty Bia và Nước giải khát Hà Nội (Trang 28 - 32)

Sự tăng trưởng của ngành bia kéo theo vấn đề chất thải sản xuất, nhất là vấn đề nước thải có nồng độ ô nhiễm cao đe dọa nghiêm trọng tới môi trường.

Bên cạnh việc xử lý chất thải sản xuất để giảm thiểu tác động xấu tới môi trường sống thì cần có các biện pháp quản lý môi trường ngành bia tốt nhất và phù hợp để ngăn ngừa ô nhiễm.

Quản lý môi trường ngành bia áp dụng trong các nhà máy và cơ sở sản xuất nhỏ trên toàn quốc. Thực hiện quản lý bằng các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục… Các biện pháp này đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau để đạt được kết quả tốt nhất trong bảo vệ môi trường.

- Cam kết của lãnh đạo về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tham gia tích cực vào các hoạt động môi trường có liên quan.

- Tuân thủ chính sách môi trường do lãnh đạo lập ra.

- Lập kế hoạch môi trường: xác định các hoạt động tác động đến môi trường, xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác cần tuân thủ. Sau đó tổ chức lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

- Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm liên quan đến khía cạnh môi trường của nhà máy.

- Đào tạo cán bộ có chuyên môn và trách nhiệm về môi trường. - Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài đúng lúc và có hiệu quả.

- Kiểm soát các tài liệu và hoạt động môi trường liên quan: kiểm soát sự tuân thủ chặt chẽ từng thủ tục hàng ngày.

- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. - Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục, phòng ngừa. - Lưu giữ hồ sơ

- Xem xét của lãnh đạo - Cải tiến liên tục

Sử dụng các công cụ quản lý môi trường tốt thì ngành bia sẽ vẫn bảo vệ được môi trường và phát triển bền vững. Để quản lý hoạt động sản xuất của ngành bia thì dùng các công cụ kinh tế có hiệu quả cao nhất. Công cụ kinh tế là công cụ đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất bia; công cụ kinh tế đa dạng như thuế môi trường. Phí môi trường là phí cho một m3 nước thải, hay chất thải rắn, hay khí thải mà sản xuất bia thải ra môi trường. Nhãn sinh thái, cota môi trường, quỹ môi trường…

Công cụ luật pháp - chính sách: các quy định luật pháp, chính sách về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đối với ngành bia có các bộ luật về môi trường nước. Khi các công cụ này được áp dụng thì trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên các nhà máy và cơ sở sản xuất bia đã xử lý nguồn thải đạt yêu

Các văn bản pháp luật môi trường:

- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quyết định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sơ gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn.

Quy chuẩn Việt Nam 24: 2009/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp).

Công cụ kỹ thuật quản lý: gồm các công cụ đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, công nghệ xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng… Công cụ này cho biết các thành phần môi trường (đất, nước, không khí…) biến đổi như thế nào. Và hiện trạng sử dụng tài nguyên ra sao từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất sinh ra. Ngăn ngừa chất thải tạo ra nhiều lợi ích: giảm lượng chất thải, giảm chi phí nguyên liệu và năng lượng, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm khả năng gây ô nhiễm, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Ví dụ: Trong ngành bia thay vì rửa sàn nhà xưởng ướt sẽ lau sàn khô vừa tiết kiệm nước, tạo môi trường làm việc thoáng cho công nhân mà vẫn đật yêu cầu vệ sinh.

Công cụ kỹ thuật quản lý có tác động trực tiếp tới các hoạt động tạo ra ô nhiễm và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất.

Công cụ phụ trợ bao gồm GIS, mô hình hóa môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường… Công cụ này không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm.

Sản lượng, công suất ngành bia tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, và chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất ngày một lớn. Để giảm các tác động của chất thải tới môi trường, nguyên nhiên liệu sản xuất, làm giảm

chi phí xử lý chất thải và giảm giá thành sản phẩm, bên cạnh việc sử dụng các công cụ quản lý môi trường thì việc đưa ra các giải pháp giảm thiểu chất thải và tiết kiệm tài nguyên đối với ngành sản xuất bia là thực sự cần thiết.

CHƢƠNG 2:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CHẤT THẢI VÀ TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN XUẤT BIA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường, đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty Bia và Nước giải khát Hà Nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)