CÁ BA KHOANG

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH docx (Trang 95 - 97)

Phôi 7 ngày tuổi

Hình 32: Cá khoang cổđỏAmphiprion frenatus

Phân bố: Phân bố trong các rặng san hô gần bờ. Chiều dài cá 5-10cm.

Chiều dài bể: không giới hạn.

Thức ăn: Ăn tép, thịt các loại ốc, 2 mảnh vỏ

Nhiệt độ nước <260C

Cá phần lớn phân bố vùng Thái bình dương kéo dài qua Ấn độ dương, Đông châu phi và biển đỏ. Nhóm này có 28 loài phân bố nhiều nơi trên thế giới nhưở Nga (5 loài), Bỉ (4 loài), Đức (3 loài) và các nước Đông Nam Á. Phần lớn các loài phân bố ở Philippines, Indonesia và New Guinea. Các giống loài thường gặp là:

- Tomato Anemonefish (Amphiprion frenatus) - Pink Anemonefish (Amphiprion perideraion) - Clark’s Anemonefish (Amphiprion clarkii)

- False Clown Anemonefish (Amphiprion ocellaris) - Spinecheek Anemonefish (Premmas biaculeatus)

Hầu hết các loài cá có màu cam, đỏ, đen. Cá có 1-3 vệt băng màu trắng từ phần lưng đến phần bụng. Có khoảng 10 loài sống ẩn náu trong hải quì hay san hô mềm.

Cá có tập tính sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3-8. Đây là loài cá lưỡng tính, tính đực có trước tính cái. Trong tuyến sinh dục đực, noãn bào chiếm ưu thế về mặc thể tích, tinh tử và tinh trùng chiếm một lượng rất nhỏ bên ngoài. Trong tuyến sinh dục cái luôn luôn tồn tại các noãn nguyên bào và noãn bào ở những giai

đoạn phát triển khác nhau. Sức sinh sản tuyệt đối 1.300-5.500 trứng/cái. Sức sinh sản tương đối 80-110 trứng/g cá cái. Trong tự nhiên cá đẻ vào thành các hải quì hay các rặng san hô. Trong điều kiện thí nghiệm, giá thể cho cá sinh sản thường những ống PVC hay những chậu hoa cảnh. Cá đẻ khoảng vài trăm trứng và thường đẻ vào buổi xế

chiều. Trứng khoảng 6-7 ngày thì nở. Cá bột bơi lội tự do sau 1-2 tuần và chúng đi tìm những hải quì hay san hô mềm.

Câu hỏi ôn tập

1- Trình bày các tiêu chí đánh giá vẻđẹp và cách vận chuyển cá rồng ?. 2- Trình bày hệ thống phân loại cá tàu và chép Nhật bản ?.

3- Trình bày cách tiêm màu cho cá sơn?

4- Trình bày cách tạo màu và tạo gù của cá La hán?

5- So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của nhóm cá đẻ con và đẻ trứng? 6- Đặc điểm chung của nhóm cá sinh sản làm tổ bằng nước bọt?

Tài liệu tham khảo

1- Brian Ward, 1985. Aquarium Fish – survival manual. Quill Publishing Limited. 175p

2- Dick Milis, 1999. Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 271 trang

3- Herbert R. Axelrod, 1988. Koi varieties – Japanese colored carp – nishikigoi. T.F.H. 144p

4- Joseph Smart and James H. Bundell, 1996. Goldfish breeding and genetics. TS- 217 – T.F.H. Publications, Inc. 255p.

5- Michael A.W. and Laura Woodward, 1994. Tropical reef fish – A marine awareness guide. 126p.

6- Saigon book, 2004. Cá cảnh thưởng thức và nuôi dưỡng. Nhà xuất bản Đà nẳng. 216 trang.

7- Trương Sĩ Kỳ, 2000. Kỹ thuật nuôi cá ngựa ở biển Việt nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 58 trang.

8- Võ Văn Chi, 1993. Cá cảnh. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 307 trang. 9- Saigon book, 2007. Kỹ thuật nuô cá Dĩa. Nhà xuất bản Đà Nẵng. 72 trang.

10- Vĩnh Khang, 1993. Cá kiểng nuôi & ép. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh. 95 trang.

11- Nguyễn Minh, 1998. Kỹ thuật chăm sóc & lai tạo giống cá Dĩa. Nhà xuất bản Mỹ Thuật. 143 trang.

12- Dick Mills, 1999. Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 271 trang.

13- Việt Chương và Phúc Quyên, 2007. Phương pháp nuô cá La Hán. Nhà xuất bản Mỹ Thuật. 107 trang.

14- Vĩnh Khang, 2007. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc các loài cá đẹp cá cảnh và cá La Hán. Nhà xuất bản Thanh Niên. 319 trang.

15- Nguyễn Minh, 1998. Kỹ thuật gây giống và chăm sóc cá Tai Tượng. 106 trang. 16- Vương Trung Hiếu, 2007. Kỹ thuật nuôi cá La Hán. Nhà xuất bản Lao Động.

207 trang.

17- Saigon book, 2004. Cá cảnh thưởng thức & nuôi dưỡng. Nhà xuất bản Đà Nẵng. 216 trang.

18- Việt Chương và Nguyễn Sô, 2002. Kỹ thuật nuôi & kinh doanh cá kiểng. Nhà xuất bản Thành Phố. 100 trang.

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH docx (Trang 95 - 97)