NHÓM CÁ ĐẺ CON

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH docx (Trang 86 - 90)

Những nét chung của nhóm cá đẻ con. Nhóm này có nhiều loài khác nhau như

cá bảy màu, cá ăn muỗi, cá kiếm, cá molly. Cá tàu, cá koi, cá dĩa, thần tiên là nhóm cá

đẻ trứng và thụ tinh ngoài, trong khi đó hầu hết các loài thuộc nhóm này lá cá đẻ con. Cá thụ tinh trong và không đẻ trứng. Phôi phát triển trong bụng cá và chúng đẻ nguyên cá bột. Đặc biệt giống Latimeria đẻ cá bột mang khối noãn hoàng lớn mặc dù cá đã thụ

tinh bên trong. Cá đã nở bên trong và đang trong quá trình phát triển phôi trong ống dẫn trứng. Trong thời kỳ thai nghén, thời gian giữa thụ tinh và sinh sản, trọng lượng của phôi thay đổi rất nhiều tăng 43%. Loài khác trong giống Coelacanth thụ tinh trong và đẻ con còn giữ lại trứng, trọng lượng phôi thay đổi gấp 1000 lần trong 3,5-4 tháng mang thai.

Nhóm cá đẻ trứng Nhóm cá đẻ con

Gai giao cấu: vây hậu môn của con đực biến thành vây giao cấu. Đó cũng là đặc

điểm chính bên ngoài để phân biệt nhóm cá đẻ con với các dạng cá khác. Cấu trúc của các tia vây, cái móc, cái vuốt và cái phiến xung quanh gai thụ tinh thì khác nhau tùy loại. Tia vây thứ ba, tư và năm là hiệu quả nhất. Còn những tia vây khác xuất hiện không rõ nhưng cũng đóng vai trò cần thiết trong việc vận chuyển khối tinh trùng hay túi tinh vào khe hở của gai sinh dục của con cái trong thời gian giao phối. Sựđa dạng của gai giao cấu: hình dạng của gai giao cấu khác nhau tùy loài và giống loài. Ngoài cấu trúc thứ tự bên trong ở xương gai giao cấu, chiều dài của nó cũng khác nhau tùy loài. Một điều thú vị là chiều dài của gai giao cấu có liên hệ đến tập tính sinh sản. Nhóm cá ăn muổi có gai giao cấu ngắn nên con đực cần tiếp cận với con cái đểđưa túi tinh vào sát hơn so với nhóm cá kiếm có gai giao cấu dài.

Cá đực đóng vai trò không quan trọng trong quá trình sinh sản. Khối tinh có đặc tính rất đặc biệt. Một vài tinh trùng sẽ tan ra và thụ tinh bất cứ trứng chín nào trong

ống dẫn trứng. Khối còn lại sẽđông lại dính vào trong thành của ống dẫn trứng và sẵn sàng thụ tinh cho lứa trứng chín kế tiếp. Điều này cho phép cá cái có thể sinh sản nhiều cá bột mà không cần phải giao phối với con đực.

Trong những loài cá đẻ con này, phôi phải trải qua sự phát triển trong khối trứng như túi thai. Chúng tiếp xúc mật thiết với cơ thể cá mẹ và cấu tạo của phôi như

túi tim có tác dụng trao đổi vật chất giữa chúng.

Túi noãn hoàng có đặc tính là mất đi trọng lượng trong quá trình phát triển phôi. Nhiều loài trong họ cá bảy màu, cá bột mới đẻ ra có trọng lượng nhẹ hơn 25% so với trọng lượng trứng ban đầu. Trong khi đó trọng lượng của cá bột mới nởở cá kiếm trọng lượng tương đương với lúc trứng thụ tinh.

Mặc thuận lợi sinh học là về khía cạnh thụ tinh. Với con cá cái nhỏ có thể cho nhiều cá con và liên tục. Tuy nhiên số lượng cá con trong một lần đẻ thì thấp. Mặc khác cá bột được cho ăn bởi cá mẹ trong quá trình phát triển trước khi cá được đẻ ra ngoài. Các vây, cơ, xương và những cấu trúc phức tạp khác phát triển một cách toàn diện là nhờ chất dinh dưỡng của cá mẹ. Với việc ấp trứng và nuôi phôi trong khoang bụng, cá bột có được một sự phát triển hoàn hảo hơn.

Thiết kế bể đẻ. Hầu hết cá đực trong nhóm này vây hậu môn thường biến hoá và kéo dài thành gai giao cấu. Ngoài ra cá đực thường có màu sắc sặc sỡ hơn. Trong khi đó cá cái có màu sắc nhạt hơn và bụng to hơn. Do đặc tính cá này rất là hung hãn và cá bố mẹ ăn ngay cả cá con của chúng. Cho nên bểđẻ phải thiết kế sao cho cá con có nơi ẩn nấp. Có thểđể nhiều rong vào bể. Dùng lưới ngăn cá bố mẹ sang một bên và bên kia cho cá con bơi xuyên qua được. Hay có thể dùng khung chứa cá bố mẹ lại một nơi. Cách thiết kế như sau:

Điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ cũng ảnh hưởng sự quyết định giới tính. Sullivan và Schultz (1986) ương cá Poeciliopsis lucida dưới 4 mức nhiệt độ khác nhau 24, 25.5, 27 và 300C cho tỉ lệ cá đực lần lượt là 38, 54, 63 và 92%. Trong khi đó Rubin (1985) thí nghiệm cá bố mẹ-cá kiếm Xiphophorus helleri ở pH = 6,2 cho 100% con

đực và pH=7,8 cho 98,5% con cái. Tuy nhiên, giới tính đực và giới tính cái được quyết

định bởi gen mang giới tính, tỉ lệđực cái tự nhiên là 1:1. Nhưng khác với động vật bậc cao, giới tính của cá chưa hình thành trong những ngày đầu cho nên giới tính sẽ hình thành chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường và thức ăn chuyển giới tính.

Phân loại: Nhóm cá đẻ con có khoảng 930 loài. Trong đó 420 loài thuộc nhóm Chondrichthyans có 99 giống và 40 họ, 510 loài thuộc nhóm Osteichthys có 122 giống và 14 họ. Phần lớn cá trong 930 loài được xếp vào 5 họ là Poeciliidae (Họ cá ăn muỗi), Goodeida (Họ cá đẻ con Mexico), Hemiramphidae (Họ lìm kìm), Anablepidae (Họ cá 4 mắt) và Jenynsiidae.

1- Nhóm cá ăn muỗi Poeciliinae.

Hình 28: Hình dáng bên ngoài của cá ăn muổi

Nhóm này có 19 loài phân bố trong các thủy vực tự nhiên. Trong đó cá ăn muỗi

Gambusia affinis affinis được du nhập hầu hết vào các nước trên thế giới ngoại trừ

Nam cực. Do cá này ăn ấu trùng muỗi sốt rét nên các nước dùng cá để khống chế sự

lan truyền của dịch sốt rét. Ngoài ra do đặt tính sinh sản nhanh của cá này nên quần

đàn tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên do phát triển nhanh loài này lại cạnh tranh thức ăn có trong thủy vực với các loài cá khác.

Cá ăn muỗi Gambusia affinisG. affinis holbrooki

Phân bố: Đông Nam Hoa Kỳđặc biệt là ở bang Texas và Bắc Mexico. Chiều dài 4-6,5 cm

Chiều dài bể 60cm

Thức ăn: giun, thức ăn dạng nhỏ, cung quăng... Nhiệt độ nước >180C

Cá ăn muỗi (Mosquito fish) sống phổ biến trong các kênh, ao, mương ở nước ta. Thân cá hơi dài hình thoi, mình dẹp ngang. Mắt nằm cao, viền trên của mắt nằm ngang với đỉnh đầu. Vây lưng nằm gần cuống đuôi hơn và hơi sau khởi điểm vây hậu môn. Hầu hết các loài trong họ khổng tước, các tia vây hậu môn bị biến đổi tạo thành một gai sinh dục phân đốt. Lưng cá đực màu nâu hay nâu ô liu, trong khi các phần dưới màu trắng bạc. Các vây không màu hay có màu vàng rất nhạt.

Cá ăn muỗi tuy nhỏ nhưng là loài đẻ con hung hãn, nó gặm vây của các loài cá khác và thường cắn nhau với các cá thể cùng loài. Cá sinh sản quanh năm. Cá cái đẻ

khoảng 60 con (10-80 con) trong một kỳ đẻ và 6-8 tuần đẻ một lần. Các thí nghiệm gần đây cho thấy cá chỉ sinh sản lại trong vòng 2-3 tuần. Cá bố mẹ có thểăn cá con, do

đó cần tách riêng ra. Cá sinh trưởng chậm và thành thục sinh dục sau khoảng 1 năm.

2- Cá khổng tước - cá bảy màu- cá guppy- Lebistes reticulatus hay Poecilia

reticulata.

Phân bố: Bắc Braxin, Venezuela, Guyam, Barbados, Trinidat. Chiều dài cá đực 3cm, cá cái 6cm.

Chiều dài bể 60cm.

Thức ăn: giống cá ăn muỗi. Nhiệt độ nước 22-280C.

Cá khổng tước hay cá bảy màu được nuôi nhiều trong các bể kính. Năm 1860, ông Robert John Lechmere Guppy gởi vài đôi cá đến viện bảo tàng London nuôi, từđó cá này được gọi là cá Guppy cho tới ngày nay. Tới năm 1963, người ta thường biết nó dưới tên Lebistes reticulatus.

Màu sắc cá thay đổi tuỳ theo chủng, thân thường có màu xanh, đỏ hoặc vàng. Vây lưng và đuôi phát triển to rộng, thường có màu ngược với thân: đỏ, xanh biếc, xanh đen, đỏ điểm vạch trắng, đỏ thẳm. Hiện nay người ta sưu tập được 15 dạng đuôi khác nhau nhưđuôi tròn, đuôi dạng bay, đuôi dạng mũi lao, đuôi dang kẹp, đuôi dạng quạt. Cá có thể đẻ từ 20-100 cá bột sau 4 tuần ấp trong bụng. Cá mới đẻ dài 5-6mm. Cần tách cá con riêng ra trong một bể nuôi khác. Để lai tạo người ta thường chọn những chủng vây đuôi phát triển to, rộng. Cá 4 tháng tuổi đã trưởng thành.

3- Cá kiếm - Xiphophorus helleri- Sword tail fish.

Phân bố: Nam Mêhicô, Guatemala

Chiều dài: cá đực 6-10cm không kể kiếm, cá cái dài 8-12cm Chiều dài bể 60cm

Thức ăn: giun, cung quăng, thức ăn viên. Nhiệt độ nước 21-260C

Cá kiếm có dạng dẹp bên mang một bộ phận dạng dài đặc trưng dạng kiếm tạo ra bởi vây cuối cùng của thùy dưới của vây đuôi. Cá sống trong thiên nhiên lưng có màu xám ôliu, hông có màu lục vàng hay lục lam và mép của các vây màu nâu. Một dãy màu đỏ hay tím sẫm đi từ mõm cá, qua mắt và đi tới phần gốc của đuôi. Ở cá đực, nó kéo dài tới kiếm. Kiếm cá có màu xanh lục, da cam, đỏ hay vàng nhưng mép luôn có viền đen. Vây lưng màu vàng, có điểm thêm một hay nhiều dãy chấm đỏ. Cá cái có màu tương tự nhưng tối hơn.

Cá kiếm rất dễ nuôi, nó có thể sống trong một bể nuôi có rong, thực vật thủy sản. Cá thuộc loại đẻ con. Sau 5-6 tháng tuổi cá có thể đẻ. Thời gian cá mang con trong bụng kéo dài 4-6 tuần. Trung bình cá đẻ khoảng 50 con (20-200 con). Khi cá đẻ

xong cần tách cá bố mẹ ra để tránh chúng ăn cá con. Hiện nay người ta đã lai tạo được cá có dạng song kiếm, có giá trị cao hơn cá đơn kiếm.

Tùy theo màu sắc của thân, chúng có các chủng loại nhưđỏ, xanh, đen. Cá kiếm đỏ: toàn thân màu đỏ, vây màu hồng nhạt.

Cá kiếm xanh: lưng xanh thẫm, một vệt đỏ hoặc da cam kéo dài từ mang đến tận cùng vây đuôi, kiếm và hông màu vàng hoặc xanh.

Cá kiếm đen: toàn thân màu xanh đen, óng ánh xanh lá cây.

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH docx (Trang 86 - 90)