Cá rồng đốm (Scleropages leichardti Gunther 1846)

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH docx (Trang 37 - 40)

II. NHÓM CÁ RỒN G AROWANA

5- Cá rồng đốm (Scleropages leichardti Gunther 1846)

Phân bố : phía bắc nước Úc từ sông Jardine đến sông Adelaide và các hệ thống sông, kênh ở Trung -Nam Papua New Guinea và Irian Jaya.

Chiều dài: 50-60cm(lớn nhất 90cm) Chiều dài bể 100cm

Thức ăn: cá con, côn trùng, gan heo, thịt bò, tép. Nhiệt độ nước 7-40oC

Bể nuôi riêng.

Cá phân bố rất ít ở vịnh Saratoga. Ngoài ra chúng còn phân bốở hệ thống sông Fitzroy của Đông Nam Queensland, sau đó được di giống sang hệ thống sông Mary. Cá thích sống vùng nước đục, ngược trên thượng nguồn và trung nguồn của các con sông và không tìm được ở các vùng gần cửa sông. Trong những ngày nắng của các tháng trong mùa hè, cá có xu hướng bơi lội dưới mặc nước ở vùng có cây cỏ thủy sinh.

Cá có khả năng sống trong môi trường rộng nhiệt từ 7-40oC, tuy nhiên khoảng thích hợp từ 15-30oC. Trọng lượng lớn nhất ngoài tự nhiên dài 90cm và nặng 4kg, nhưng thông thường 50-60cm. Cá ăn được cả côn trùng trên cạn và thủy sinh, cá, nhái,

ếch, rắn. Đặc biệt cá có thể nhảy ra khỏi mặc nước để bắt côn trùng đang bay. Trong bể kính cá có khả năng ăn thịt đông và các thức ăn khác.

Sinh sản. Cũng cá ngân long, cá rồng đốm Saratoga rất khó phân biệt đực cái. Cá bắt đầu bắt cặp vào tháng 9-10 và sinh sản vào mùa xuân khi nhiệt độ 20-23oC. Bãi

đẻ thường ở trên bề mặc nước ở những vùng cạn. Cá đẻ khoảng 50 trứng với kích thước 1cm được ấp trong miệng cá cái. Trứng nở khoảng 1-2 tuần sau thụ tinh và ấp trong miệng khoảng 5-6 tuần. Chưa có ghi nhận nào trường hợp cá đẻ trong bể kính.

Điều kiện thích hợp cho cá đẻ trong ao đất với nhiệt độ 20-23oC, pH=7-9, độ cứng 5- 150ppm. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại này theo bảng sau:

Bảng 5: Những đặc điểm phân biệt 2 loài cá rồng

Đặc tính Scleropages

leichardti S. jardinii

Tia vi lưng 15-19 20-24

Tia vi hậu môn 25-27 28-32

Chiều dài đầu/CD chuẩn(%) 21-26 28-31 Góc miệng so với thân 24-25 41-45

Trán của con đực thành thục Thẳng Lồi

Vùng bụng Màu trắng Màu hồng Vết màu cam hay màu đỏ trên vảy 1-2 3-4 vết dạng lưỡi liềm

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VẺĐẸP CỦA CÁ RỒNG

Màu sắc: Phần quan trọng nhất là màu sắc của cá bởi vì màu sắc là cái thu hút

đầu tiên đối với người xem. Nếu cá có thân hình toàn diện nhưng màu sắc không tốt thì cá không hoàn hảo. Tùy theo chủng loại mà có màu sắc khác nhau nhưng màu phải sáng đẹp.

Thể hình: Cơ thể cá không quá béo cũng không quá gầy. Hình dạng của cá ảnh hưởng bởi môi trường cung cấp thức ăn cho cá ăn. Đủ rộng, đủ dài, đồng thời phải đối xứng, vây của các vùng phải hoàn chỉnh.

Vảy: Cần chỉnh tề, có màu sắc đẹp, bóng sáng, điều đặn. Quan trọng nhất là vảy lớn, không biến dạng.

Râu: Dài và thẳng, đều nhau, phù hợp với màu sắc và chủng loại của cá. Một trong hai râu bị mất đi hay không điều làm mất giá trị của con cá. Râu phải đưa về

phía trước trong khi bơi. Một sốđiều lưu ý để tránh nguy hại đến râu. - Không được trang trí đá lớn, bén trong bể.

- Không nên cho ăn ở góc bể, mà cho ăn ở giữa bể.

- Không được gỏ vào thành bể làm cá hoảng sợ nhảy lên va chạm vào thành bể. - Trùm bể lại bằng nắp cứng có lót vật liệu mềm.

Vây: Vây cá giống như tứ chi cho nên vây bị rách hay tổn thương làm cá mất đi vẽ đẹp. Vây đẹp phải lớn và mở căng ra, tia vây phải thẳng, xuôi thuận, không được lệch lạc, nghiêng vẹo. Một sốđiều lưu ý để tránh nguy hại đến râu

- Không trang trí vật liệu sắc bén trong bể. - Không nuôi các loài cá khác trong bể

- Chỉ sử dụng vợt để vớt cá khi cá còn nhỏ. Khi cá dài 15cm không nên dùng vợt mà dùng bao nilon đôi để bắt cá ra khỏi bể

Nếu tia vây cứng bị gãy hoặc là không mọc lại thì nhẹ nhàng dùng kéo cắt ra và tia vây mới sẽ mọc ra. Trong trường hợp nhiều tia vi bị rách thì trước nhất gây mê cá và dùng kéo cắt bỏ chúng

Nắp mang: Phải sát thân cá, phía xương mềm phải phẳng xuôi, nắp mang phải có độ sáng, mịn màng , ống mượt. Cần chú ý những điều sau đây:

- Không trang trí những vật liệu sắc bén trong bể

- Duy trì nhiệt độ nước từ 26-280C. Nắp mang và cơđầu bị nhăn khi nhiệt độ

quá cao. Mọi sự thay đổi nhiệt độ sẽảnh hưởng đến nắp mang. - Nước phải sạch, không nhiều vật chất hữu cơ

- Sục khí để cung cấp oxy cho bể nuôi

Mắt: Trong tự nhiên, mắt cá tập trung trên mặc nước để tìm mồi sống. Tuy nhiên khi nuôi trong bể kính do nước trong suốt thì mắt cá có xu hướng nhìn xuống và thức ăn có sẵn dẫn đến mắt ít hoạt động. Điều này làm cho cá có một lớp mỡ bao quanh mắt. Tóm lại mắt cá phải đều nhau, không được xệ xuống, chuyển động tự nhiên, màu sắc rõ rệt, không được trắng đục

Miệng: Phải khép kín, không được lồi ra, chỗ nhọn hàm dưới không được có thịt thừa. Trong bể cá thường hay đụng vào thành bể cho nên cá mất đi lớp thịt dưới môi. Do đó bể nuôi phải rộng và phải đặt máy tạo sóng nước trong bể.

Răng: Phải đều, không được thiếu, mất hay tổn thương.

Hậu môn: Không được lồi ra, phải khớp với độ cong của bụng cá.

Dáng bơi: Tư thế bơi chính xác là phải bơi trên mặc nước, các vây điều duỗi căng ra, râu phải thẳng, không được bơi nghiêng hay ngữa.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI VẬN CHUYỂN CÁ

1- Dụng cụ.

- Thùng mốp.

- Bao nilon phải rộng hơn chiều dài của cá. - Bình oxy hoặc máy sục khí chạy bằng pin. - Báo, dây thung, băng keo, thuốc và vợt.

2- Những điều cần lưu ý trước khi chuyển cá.

- Cho cá nhịn đói 2 ngày trước khi vận chuyển cá. - Kiểm tra bọc có bị rỉ không.

- Nước vận chuyển cá phải giống với nước trong bể nuôi nhất là pH và dH

3- Phương pháp vận chuyển.

3.1- Dùng vợt để vớt cá dưới 15cm và dùng bao nilon cho cá lớn hơn15cm. 3.2- Rút nước ra khỏi phân nửa thể tích bể.

3.3- Đưa miệng bao vào trong bể và đối mặc với đầu cá, sau đó lùa cá vào hẳn trong bao.

3.4- Thường một con cá cho một bao. Mức nước gấp 1.5 lần chiều cao thân cá và không khí gấp đôi lượng nước.

3.5- Nếu chuyển từ bể này sang bể khác thì không cần bơm oxy. Nếu chuyển xa thì cần bơm oxy và chèn tờ báo vào giữa hai lớp bao. Báo có tác dụng làm tối hơn và cá ít hoảng sợ hơn và giảm thiểu bao vận chuyển bị rò rỉ.

3.6- Ngâm bao trong bể mới khoảng 5-10 phút để nhiệt độ trong và ngoài bao cân bằng.

3.7- Mở miệng bao và nhè nhẹ cho cá bơi ra ngoài.

3.8- Để cá khoảng một ngày trong điều kiện tối. Tuy nhiên vào ban đêm mở đèn bên ngoài bểđể tránh cá nhảy lung tung khi vào môi trường lạ.

3.9- Khi cá và môi trường ổn định thì cho cá ăn.

Một phần của tài liệu Giáo trình KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH docx (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)