So sánh giữa LTE và WIMAX

Một phần của tài liệu Công nghệ LTE trong mạng băng rộng luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 33)

Nếu Việt Nam có triển khai 4G thì phải ít nhất 2-3 năm nữa mới tính tới,song ở thời điểm này, câu chuyện lựa chọn công nghệ nào cho 4G vẫn

đang hút sự quan tâm của giới viễn thông. Và xem ra, cán cân 4G đang nghiêng về LTE nhiều hơn.

Về công nghệ, LTE và WiMax có một số khác biệt nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng. Cả hai công nghệ đều dựa trên nền tảng IP. Cả hai đều dùng kỹ thuật MIMO để cải thiện chất lượng truyền/nhận tín hiệu, đường xuống từ trạm thu phát đến thiết bị đầu cuối đều được tăng tốc bằng kỹ thuật OFDM hỗ trợ truyền tải dữ liệu đa phương tiện và video. Theo lý thuyết, chuẩn WiMax hiện tại (802.16e) cho tốc độ tải xuống tối đa là 70Mbps, còn LTE dự kiến có thể cho tốc độ đến 300Mbps. Tuy nhiên, khi LTE được triển khai ra thị trường có thể WiMax cũng sẽ được nâng cấp lên chuẩn 802.16m (còn được gọi là WiMax 2.0) có tốc độ tương đương hoặc cao hơn.Đường lên từ thiết bị đầu cuối đến trạm thu phát có sự khác nhau giữa 2 công nghệ.WiMax dùng OFDMA(Orthogonal Frequency Division Multiple Access – một biến thể của OFDM), còn LTE dùng kỹ thuật SC-FDMA (Single Carrier - Frequency Division Multiple Access). Về lý thuyết, SC- FDMA được thiết kế làm việc hiệu quả hơn và các thiết bị đầu cuối tiêu thụ năng lượng thấp hơn OFDMA.

LTE còn có ưu thế hơn WiMax vì được thiết kế tương thích với cả phương thức TDD (Time Division Duplex) và FDD (Frequency Division Duplex). Ngược lại, WiMax hiện chỉ tương thích với TDD (theo một báo cáo được công bố đầu năm nay, WiMax Forum đang làm việc với một phiên bản Mobile WiMax tích hợp FDD). TDD truyền dữ liệu lên và xuống thông qua 1 kênh tần số (dùng phương thức phân chia thời gian), còn FDD cho phép truyền dữ liệu lên và xuống thông qua 2 kênh tần số riêng biệt. Điều này có nghĩa LTE có nhiều phổ tần sử dụng hơn WiMax. Tuy nhiên, sự khác biệt công nghệ không có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến giữa WiMax và LTE.

việc triển khai WiMax và đã có nhà khai thác quyết định từ bỏ con đường WiMax để chuyển sang LTE, đáng kể trong số đó có hai tên tuổi lớn nhất tại Mỹ là AT&T và Verizon Wireless. Theo một khảo sát do RCR Wireless News và Yankee Group thực hiện gần đây, có đến 56% nhà khai thác di động chọn LTE, chỉ có 30% đi theo 802.16e. Khảo sát cho thấy các nhà khai thác di động ở Bắc Mỹ và Tây Âu nghiêng về LTE, trong khi các nước mới phát triển (đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương) thì ủng hộ WiMax.

Nhiều hãng sản xuất thiết bị đi nước đôi, một mặt tuyên bố vẫn ủng hộ WiMax, mặt khác lại dốc tiền đầu tư cho LTE. Ngay như Intel, đầu tàu hậu thuẫn WiMax, cũng “đổi giọng”. Cả Siavash M. Alamouti, giám đốc kỹ thuật Wireless Mobile Group và Sean Maloney, giám đốc tiếp thị của Intel, trong các phát biểu gần đây đều cho rằng WiMax có thể “hoà hợp” với LTE.Liệu hai công nghệ này có thể cùng tồn tại độc lập hay sẽ sát nhập thành một chuẩn chung? Hiệu năng của WiMax và LTE tương đương nhau, do vậy việc quyết định hiện nay phụ thuộc vào yếu tố sẵn sàng và khả năng thâm nhập thị trường.

Theo thống kê trên website của liên minh Wimax, thế giới hiện có 568 mạng ở 148 quốc gia đang triển khai công nghệ Wimax (Worldwide Interoperability for Microwave Access - Khả năng tương tác toàn cầu với truy nhập vi ba). Riêng khu vực châu Á có 100 mạng triển khai công nghệ không dây này.công nghệ này cũng đã được triển khai thử nghiệm khá sớm ở Việt Nam, từ năm 2004 tới bây giờ.

Không giống các chuẩn không dây khác, WiMAX cho phép truyền dữ liệu trên nhiều dải tần, có thể tránh “đụng độ” với những ứng dụng không dây khác.WiMAX cho tốc độ cao một phần nhờ kỹ thuật OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) cho phép tăng băng thông bằng cách chia tách các kênh băng rộng thành nhiều kênh băng hẹp, mỗi kênh dùng tần số khác nhau để truyền đồng thời các gói dữ liệu.

Mobile WiMAX cung cấp khả năng di động bằng cách cho phép chuyển kênh truyền dữ liệu từ một trạm thu phát này sang một trạm khác khi người dùng di chuyển giữa 2 trạm. Tương tự phiên bản 802.11n của Wi-Fi, Mobile WiMAX dùng công nghệ MIMO cho phép phát và thu qua nhiều anten để cải thiện tốc độ và chất lượng tín hiệu. Mobile Wimax được kỳ vọng cạnh tranh với các công nghệ di động, Wi-Fi và các công nghệ truy cập Internet như DSL.

Đặc biệt, năm 2007, Hội Truyền thông Vô tuyến điện ITU đã đưa Wimax vào họ công nghệ IMT-2000. Quyết định khi đó được kỳ vọng giúp tăng khả năng triển khai ứng dụng WiMAX tại nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam - những nơi còn đang chờ chuẩn hóa WiMAX để tận dụng kinh tế qui mô toàn cầu về công nghệ và thiết bị. “Họ” các công nghệ IMT-2000 ngoài Wimax còn có GSM, CDMA và UMTS.

Cùng với Wimax, LTE được xem là một ứng viên nặng ký khi các quốc gia triển khai lên 4G. LTE là thế hệ thứ tư tương lai của chuẩn UMTS còn UMTS chính là thế hệ thứ ba dựa trên WCDMA đã được triển khai trên toàn thế giới.

4G dù chưa phải phổ biến song cũng đã có quốc gia và các hãng viễn thông triển khai. Chẳng hạn như Ericsson. Tháng 1/2009, Ericsson và nhà mạng tại Thụy Điển đã triển khai thương mại TeliaSonera mạng LTE/4G đầu tiên tại Thụy Điển.

Tới tháng 1/2010 đã triển khai diện rộng mạng TeliaSonera trên toàn quốc ở Na Uy và Thụy Điển. Ngoài ra, Ericsson đã ký hợp đồng triển khai LTE trong thời gian tới với các nhà mạng AT&T (Mỹ), MetroPCS, Verizon Wireless (Mỹ), NTT Docomo (Nhật). Ericsson cũng đã tiến hành các thử nghiệm LTE/4G với các mạng Telstra, SingTel, T-Mobile Hungary, Zain Saudia Arabia.

Theo phân tích của các chuyên gia, hiện tại Wimax có lợi thế đi trước LTE. Không chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, mạng Wimax đã được triển khai cung cấp thử nghiệm từ năm 2004 tới giờ. Còn LTE, lại được cho rằng phải tới khoảng năm 2012-2013 mới trở nên phổ biến.

Song, so với Wimax, LTE lại có một thế mạnh được cho là rất quan trọng. LTE nếu được triển khai cho phép tận dụng dụng hạ tầng GSM có sẵn dù vẫn phải đầu tư thêm thiết bị. Còn Wimax, nếu muốn triển khai thì phải xây dựng từ đầu một mạng mới.

Dẫu rằng mỗi người có những nhận định khác nhau, những cái nhìn khác nhau về tính cạnh tranh của hai công nghệ này. Có một điều thống nhất là hai công nghệ này đã thu hút được một sự quan tâm lớn, tạo được một bước nhảy trong công nghệ thông tin di động không dây. [4]

Một phần của tài liệu Công nghệ LTE trong mạng băng rộng luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w