Chất lượng nước khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, khả năng xử lý Asen trong nước của cây Ráng chân xỉ tại Xã Trung Châu, Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội (Trang 51 - 53)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Chất lượng nước khu vực nghiên cứu

- Đánh giá bằng cảm quan trực tiếp cho thấy nước giếng khoan trong khu vực có màu vàng, rất đục, mùi tanh, không thể sử dụng trực tiếp cho mục đích sinh hoạt. Trong một số nghiên cứu trước đây cho thấy hàm lượng Fe dao động từ 1 – 45 mg/l vượt quy chuẩn từ 2 đến 5 lần so với quy chuẩn nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT [tài liệu tham khảo]

- Theo một số kết quả nghiên cứu trong một số đề tài dự án trước về khu vực nghiên cứu cho thấy hàm lượng As trong các mẫu nước vượt khá nhiều lần, đây là điểm rất cần được nghiên cứu.

42

Ngoài hàm lượng As vượt quy chuẩn từ 2 - 4 lần thì hàm lượng Fe cũng vượt quy chuẩn từ 2 - 5 lần. [theo tạp trí khoa học ĐHQGHN “Ô nhiễm As trong nươc ngầm và khả năng xử lý Asen tại chỗ quy mô hộ gia đình tại xã Trung Châu, Đan Phượng, Hà Nội”], cũng theo nghiên cứu này việc các hộ xử dụng bể lọc chưa đạt hiệu quả cao do dải pH nhiều khi không phù hợp, việc thay thế bộ phận lọc và vệ sinh chưa được chú trọng dẫn tới chất lượng nước sau bể không ổn định.

- Kết quả tổng hợp một số thông số pH, ta đo nhanh tại hiện trường cho kết quả sau.

Bảng 3.1. Kết quả thông số pH, nhiệt độ tại hiện trường

Tên M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10

pH 7,89 7,26 7,99 6,56 7,45 7,25 7,77 7,69 7,22 6,56

Nhiệt

độ 30,24 32,56 29,24 28,26 28,78 30,25 32,24 32,56 32,78 31,24

( Kết quảđo pH mẫu hiện trường )

Nhận xét: Hàm lượng pH trong các mẫu tương đối ổn định, dao động trong khoảng 6 – 7,9.

- Kết quả phân tích hàm lượng Asen trong 10 mẫu nước giếng khoan cho kết quả trong bảng ( 3.1) và hình ( 3.1 ).

- Cách phân tích. Pha loãng các mẫu ở thực địa theo những tỉ lệ được định sẵn đưa phân tích.

Bảng 3.2. Kết quả phân tích hàm lượng As trong mẫu khu vực nghiên cứu

Tên M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10

Đơn vị µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l

Asen 46,56 20,34 35,23 5,65 80,22 40,13 30,22 111,7 10,34 7,54

TCBYT 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10

43

- Chất lượng nước trong khu vực nghiên cứu được biểu thị trên hình sau.

Hình 3.1. Hàm lượng Asen trong mẫu thực địa khu vực nghiên cứu

Ghi chú: Đường màu đỏ là đường biểu diễn tiêu chuẩn nước uống của bộ y tế

Nhận xét: qua đồ thị cho thấy 8/10 điểm mẫu lấy vượt quá tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế, mẫu cao nhất vượt tiêu chuẩn hơn 10 lần. Đánh giá mức độ ô nhiễm Asen trong nước ngầm tại xã Trung Châu cho thấy nước ngầm trong khu vực bị ô nhiễm bởi Asen mức độ tương đối nặng.

(Kết quả phân tích có 80 % số mẫu có hàm lượng Asen vượt quá tiêu chuẩn của Bộ Y tế đối với nước uống).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, khả năng xử lý Asen trong nước của cây Ráng chân xỉ tại Xã Trung Châu, Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)