Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, khả năng xử lý Asen trong nước của cây Ráng chân xỉ tại Xã Trung Châu, Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội (Trang 47 - 50)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.3.Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.4.3.1. Hóa chất và thiết bị

Hóa chất

Nước cất tinh khiết thu được từ thiết bị tinh chế nước Barnstead NANOpuređ, được sử dụng để pha các chất, dung dịch phản ứng và dùng trong các hoạt động thí nghiệm.

Dung dịch Asen V được pha từ muối Na2HAsO4.7H2O. Xác định lại nồng độ As(V) này bằng phương pháp phân tích AAS và coi là nồng độ gốc. Từ dung dịch này ta pha thành các dung dịch có nồng độ khác nhau tuỳ theo yêu cầu của từng thí nghiệm.

Các dung dịch NaOH có nồng độ 0.01, 0.05, 0.1 (M), dung dịch HCl có nồng độ 0.01, 0.05, 0.1 (M), được sử dụng để chỉnh pH của dung dịch phản ứng. Các công cụ thí nghiệm khác như: Bình định mức các cỡ, cốc thuỷ tinh các cỡ, pipet các cỡ, phễu lọc các cỡ, máy khuấy từ, con từ các cỡ, quả bóp, giấy lọc 0,45 µm, lọ đựng mẫu, các bình nhựa trong suốt nuôi dương xỉ...

Thiết bị

38

- Máy đo pH . - Máy lắc - Tủ sấy

2.4.3.2. Phương pháp nuôi cấy Asen trong nước quy mô phòng thí nghiệm

Tiến hành: Tiến hành chọn lấy những cây ráng chân xỉ ngoài thực địa, chọn những cây khỏe, nhiều rễ, cắt phần lá và thân, nuôi trong chậu nước (không bổ sung dinh dưỡng) tiến hành chụp ảnh lại quá trình phát tiển của cây theo thời gian.

2.4.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến hiệu quả xử lý Asen trong nước của cây Ráng chân xỉ

Mục đích thí nghiệm

Khảo sát, đánh giá tìm ra khoảng, giá trị pH thích hợp nhất mà cây hấp thụ Asen trong nước tốt nhất.

Chuẩn bị 12 bình định mức lần lượt 500, 300, 200 ml , 6 lít dung dịch gây nhiễm asen, lấy ra 10ml phân tích hàm lượng asen trong dung dịch

mẫu ban đầu, tiếp theo cho vào 12 bình thể tích 1(l) được chuẩn bị sẵn mỗi bình 500ml, sau đó tiến hành chuẩn độ pH bằng NaOH, HCl, 12 bình trên thành 12 mức lần lượt tròng 1,01; 1,98; 3,01; 3,98; 4,96; 6,01; 7,13; 8,06; 9,12; 9,89; 10,96; 12,01 Sau đó tiến hành cấy vào mỗi bình 4 cây dương xỉ được nuôi trồng sẵn trong vòng 5 ngày, cho vào máy lắc cung cấp thêm O2, đủ 5 ngày tiến hành lấy ở mỗi bình 10ml và mẫu phân tích hàm lượng Asen ban đầu dán nhãn đem phân tích hàm lượng Asen.

2.4.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả xử lý Asen trong nước của cây Ráng chân xỉ

Mục đích thí nghiệm

Khảo sát đánh giá tốc độ hấp thụ Asen trong nước theo thời gian, trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ 28±10

39

Tiến hành: Lấy 500ml dung dịch gốc đã gây nhiễm Asen vào bình 1 lít

đã chuẩn bị, tiến hành nuôi 4 Ráng Chân Xỉ trong bình 1 lít. Sau đó đưa bình vào máy lắc khảo sát đồng thời yếu tố thời gian ở các mức 0h 12h 24h 36h 48h 50h. Các mức thời gian trên ta tiến hành rút mỗi mức trong các bình tương ứng ra 10ml dung dịch, lấy cả đối với mẫu thật ngoài thực địa và trong bình dán nhãn đưa phân tích hàm lượng Asen bằng máy AAS.

2.4.3.5. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Asen đến hiệu quả xử lý Asen của cây Ráng Chân Xỉ

Mục đích thí nghiệm:

Đánh giá hiệu quả xử lý Asen trong nước của cây Ráng Chân Xỉ với các nồng độ Asen ban đầu khác nhau, trong môi trường nước gây nhiễm nhân tạo, pH=7, nhiệt độ 28±10

C.

Tiến hành: chuẩn bị 8 bình dung tích 1 lít rửa sạch bằng nước cất, cho

vào lần lượt các bình 500, 300, 200, 100, 70, 50, 45, 40 ml dung dịch Asen pha sẵn định mức các bình tới 500ml. Dùng pipet lấy ra mỗi bình trên 10ml để phân tích hàm lượng Asen ban đầu. Sau đó tiến hành trồng vào mỗi bình trên 4 cây Ráng chân xỉ đã chuẩn bị sẵn. sau đó cho các bình lên máy lắc trong 2 ngày, rồi lấy trong mỗi bình ra 10ml lọc qua giấy lọc rồi phân tích hàm lượng Asen.

2.4.3.6. Khảo sát hiệu quả xử lý Asen trong nước thực địa bằng cây Ráng chân xỉđối với mẫu thực địa.

Mục đích thí nghiệm

Đánh giá hiệu quả xử lý Asen của cây Ráng Chân Xỉ với mẫu nước thực địa, trong phòng thí nghiệm với nhiệt độ 28±10

C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành: Lấy 500ml nước thực địa dung dịch gốc vào bình 1 lít đã

chuẩn bị, tiến hành nuôi (4 cây) Ráng chân xỉ trong bình 1 lít. Sau đó đưa bình vào máy lắc. Sau 48 tiếng tiến hành rút trong bình này ra 10ml dung dịch, lấy cả đối với mẫu thật ngoài thực địa ban đầu và trong bình dán nhãn đưa phân tích hàm lượng Asen bằng máy AAS.

40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, khả năng xử lý Asen trong nước của cây Ráng chân xỉ tại Xã Trung Châu, Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội (Trang 47 - 50)