Để dự tính được tỷ lệ xuất vườn tôi dựa vào các chỉ tiêu Hvn, H00, quá trình ra lá. Tình hình sinh trưởng của cây Tông Dù ở các công thức thí nghiệm (CTTN)
Kết quả tỷ lệ xuất vườn thể hiện ở bảng 4.13.
Bảng 4.13: Dự tính tỷ lệ xuất vườn đợt một của cây Tông dù
CTTN Số lượng cây điều tra (cây) Chất lượng Tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn Tốt Trung bình Xấu SL % SL % SL % Tốt + TB I 90 3 3,3% 28 31,1% 59 65,6% 31 II 90 24 26,7% 34 37,8% 32 35,5% 58 III 90 59 65,6% 19 21,1% 12 13,3% 78 IV 90 61 67,8% 23 25,6% 6 6,6% 84 V 90 0 0% 3 3,3% 87 96,7% 3
Qua bảng 4.13 cho thấy ở các công thức khác nhau thì tỷ lệ cây con xuất vườn khác nhau.
Qua bảng trên cho ta thấy công thức hỗn hợp ruột bầu 4 có tỷ lệ cây con tiêu chuẩn xuất vườn là cao nhất với 84 cây, trong đó cây chất lượng tốt có 61 cây chiếm 67.8% và cây có chất lượng trung bình là 23 cây chiếm 25.6%. Tiếp theo đó là công thức 3 với tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn là 78 cây trong đó cây chất lượng tốt là 59 cây chiếm 65.6% và cây chất lượng trung bình là 19 cây chiếm 21.1%. Lần lượt tiếp đó là các công thức, công thức 2 với 58 cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn với 24 cây tốt chiếm 26.7% và 34 cây trung bình chiếm 37.8%. Công thức 1 với 31 cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn trong đó có 3 cây tốt chiếm 3.3% và 28 cây trung bình chiếm 31.1%. Cuối cùng là công thức 5 có 3 cây đạt tiêu chuẩn trung bình chiếm 3,3% và số cây không đạt tiêu chuẩn là 87 cây chiếm 96,7%.
Do đó công thức 4 là công thức trội nhất. Chứng tỏ công thức hỗn hợp ruột bầu 4 (87% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (300g P)) ảnh hưởng đến tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn của cây Tông Dù là tốt nhất ở giai đoạn vườn ươm.
Để quan sát rõ hơn về tỷ lệ chất lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn của cây Tông dù giai đoạn vườn ươm tôi thể hiện qua biểu đồ (Hình 4.4) sau:
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ % cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn đợt một
ở các công thức thí nghiệm
Từ kết quả qua các bảng (4.13) ta thấy sinh trưởng của cây Tông dù ở công thức IV đạt tỷ lệ cao nhất cả về chiều cao vn, 00, và quá trình ra lá, chất lượng và tỷ lệ % cây con xuất vườn so với 4 công thức còn lại.
Như vậy hỗn hợp ruột bầu ở công thức IV với (87% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (300g P)) là phù hợp với sinh trưởng của cây Tông Dù ở giai đoạn vườn ươm.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây Tông Dù trong giai đoạn vườn ươm về chiều cao, đường kính và số lá như sau:
- Sinh trưởng chiều cao trung bình ( vn) của cây Tông Dù ở các công thức: Công thức 1 có 1 = 13,62 cm.
Công thức 2 có 2 = 16,41 cm. Công thức 3 có 3 = 22,95 cm. Công thức 4 có 4 = 23,35 cm. Công thức 5 có 5 = 7,66 cm.
Kiểm tra bằng phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy FA(Hvn) = 91,621 F05(Hvn) =3,478.
Qua các kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Tông Dù tôi nhận thấy sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao thể hiện rõ tại các công thức thí nghiệm khác nhau, điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu với các nồng độ khác nhau, cho các kết quả khác nhau trong kết quả nghiên cứu. Trong đó với công thức hỗn hợp ruột bầu 4 (87% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (300g P)) cho kiết quả nghiên cứu tốt nhất cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa để có kết quả chính xác hơn.
- Về ảnh hưởng của các công thức tới sinh trưởng đường kính cổ rễ trung bình của cây Tông Dù ở các công thức:
Công thức 1 có 1 = 0,22 cm = 2,2 mm Công thức 2 có 2 = 0,24 cm = 2,4 mm Công thức 3 có 3 = 0,27 cm = 2,7 mm
Công thức 4 có 4 = 0,29 cm = 2,9 mm Công thức 5 có 5 = 0,12 cm = 1,2 mm
Kiểm tra bằng phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy FA(H00) = 84,63 > F05(H00) = 3,478.
Qua các kết quả nghiên cứu sinh trưởng về đường kính cổ rễ của cây Tông Dù tôi nhận thấy sự khác biệt về sinh trưởng đường kính cổ rễ thể hiện rõ tại các công thức thí nghiệm khác nhau, điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu với các nồng độ khác nhau, cho các kết quả khác nhau trong kết quả nghiên cứu. Trong đó với công thức hỗn hợp ruột bầu 4 (87% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (300g P)) cho kiết quả nghiên cứu tốt nhất cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa để có kết quả chính xác hơn.
- Về ảnh hưởng của các công thức tới quá trình ra lá trung bình của cây Tông dù ở các công thức: Công thức 1 có 1 = 4,6 lá. Công thức 2 có 2 = 4,6 lá. Công thức 3 có 3 = 4,9 lá. Công thức 4 có 4 = 5,45 lá. Công thức 5 có 5 = 3,27 lá.
Kiểm tra phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy FA(Động thái ra lá) =78,358 > F05(Động thái ra lá) =3,478.
Qua các kết quả nghiên cứu tới động thái ra lá của cây Tông Dù tôi nhận thấy sự khác biệt về động thái ra lá thể hiện rõ tại các công thức thí nghiệm khác nhau, điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu với các nồng độ khác nhau, cho các kết quả khác nhau trong kết quả nghiên cứu. Trong đó với công thức hỗn hợp ruột bầu 4 (87% đất tầng mặt +
10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (300g P)) cho kiết quả nghiên cứu tốt nhất cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa để có kết quả chính xác hơn.
Kết quả cho thấy trong các thí nghiệm có ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Tông Dù. Ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sinh trưởng ( vn), đường kính cổ rễ (H00) và động thái ra lá ( ) cây Tông Dù là công thức IV với tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu (87% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (300g P)) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng ( vn), đường kính cổ rễ (H00) và động thái ra lá ( ) là công thức tốt nhất.
- Tỷ lệ cây con xuất vườn ở các công thức: Công thức 1: 34,4%.
Công thức 2: 64,4%. Công thức 3: 86,7%. Công thức 4: 93,4%. Công thức 5: 3,3%.
Kết quả cho thấy công thức IV cho tỷ lệ cây con xuất vườn cao nhất, với tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu (87% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (300g P).
Qua những kết quả trên cho thấy có 3 công thức ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Tông Dù. Ảnh hưởng rõ rệt nhất thể hiện ở công thức IV với (87% đất tầng mặt + 10% Phân chuồng hoai + 3% Lân (300g P)), có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng về chiều cao, đường kính, số lá và tỷ lệ xuất vườn nên chọn công thức IV vào quy trình sản xuất cây Tông Dù trong giai đoạn vườn ươm.
5.2. Tồn tại
Do điều kiện để thực hiện các thí nghiệm còn hạn chế nên đề tài còn một số tồn tại sau:
- Chưa nghiên cứu được hết các ảnh hưởng của các loại phân bón khác đến sự sinh trưởng phát triển của cây Tông Dù trong giai đoạn vườn ươm, trong đề tài mới nghiên cứu được hỗn hợp 2 loại phân là: phân Lân Lâm Thao vào Phân chuồng ủ hoai.
- Ảnh hưởng của môi trường gieo ươm: Đề tài chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của thời vụ Xuân, Thu, Đông, Hè tới sự sinh trưởng của cây Tông Dù giai đoạn vườn ươm.
5.3. Kiến nghị
Để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Nên sử dụng phân bón NPK Lâm Thao có tỷ lệ 1% ở công thức IV vào quy trình sản xuất cây Tông Dù trong giai đoạn vườn ươm.
- Để kết quả được đầy đủ hơn cần thử nghiệm thêm với một số công thức hỗn hợp ruột bầu khác nhằm đưa ra các công thức thí nghiêm tốt hơn cho việc sản xuất cây giống trong quá trình gieo ươm.
-Cần nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của thời vụ gieo ươm tới sinh trưởng cây Tông Dù giai đoạn vườn ươm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tuấn Bình, 2002. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh
thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Công Đãng, 2000. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh
thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia
caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Đường, 1985. Nghiên cứu gây trồng Dầu, Sao, Vên vên trên
các dạng đất đai trống trọc còn khả năng sản xuất gỗ lớn gỗ quý. Báo cáo khoa học 01.9.3. Phân viện Lâm nghiệp phía Nam.
4. Hoàng Văn Lịch, 2011. Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu ảnh hưởng của
hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Keo Tai Tượng (Acacia
mangium) tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khóa 39 Lâm nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên .
5. Nguyễn Thị Cẩm Nhung, 2006. Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm
cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Xuân Quát, 1985. Thông nhựa ở Việt Nam - Yêu cầu chất lượng
cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
7. Nguyễn Văn Sở và Trần Thế Phong, 2003. Trồng rừng nhiệt đới. Tủ sách
Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Sở, 2004. Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
9. Viện Thổ nhưỡng nông hóa, 1998. Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón
cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Trịnh Xuân Vũ và các tác giả khác, 1975. Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
II. TIẾNG ANH
11. Ekta Khurana and J.S. Singh, 2000. Ecology of seed and seedling
growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India.
12. Thomas D. Landis, 1985. Mineral nutrition as an index of seedling
quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and predictive abilities of major tests. Workshop held October 16-18, 1984. Forest Research Laboratory, Oregon State University.
Phụ lục 1. Một số hình ảnh về kết quả của các công thức thí nghiệm 75 ngày tuổi
Hình 1: Hình ảnh cây con trong công thức 1.
Hình 3: Hình ảnh cây con trong công thức 2.
Hình 5: Hình ảnh cây con trong công thức 3.
Hình 7: Hình ảnh cây con trong công thức 4.
Hình 9: Hình ảnh cây con trong công thức 5.