Xung đột giữa nhóm Chính quyền và nhóm dân cư không xả rác 1 Các dạng xung đột

Một phần của tài liệu Thực trang ô nhiễm kênh Cầu gỗ (Trang 26 - 28)

3.1. Các dạng xung đột

Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi đã thấy được nhận thức của con người chính là vấn đề lớn nhất dẫn tới tình trạng này. Và trong khi xét sự xung đột của nhóm chính quyền và nhóm dân cư không xả rác thì xung đột về nhận thức cũng là xung đột lớn nhất.

Về phía chính quyền, họ nghĩ rằng sự ô nhiễm của dòng kênh không ảnh hưởng gì tới mình bởi vì họ không sống gần dòng kênh nên họ không có ý muốn bảo vệ và để mặc kệ cho người dân ở đây xử lý và chính vì đây là khu quy hoạch của Đại học Quốc Gia nên dường như là họ muốn ỷ lại để cho Đại học Quốc Gia giải quyết. Trong khi đó, những người dân không xả rác họ nhận thấy được phải bảo vệ nơi mình sống, bởi vì đa số những người dân không xả rác là những người có hộ khẩu thường trú tại đây. Chính vì vậy họ đã biết bảo vệ môi trường nhất là môi trường nơi mình sinh sống và họ luôn nhắc nhở người khác khi thấy họ vất rác xuống kênh. Đặc biệt những gia đình sống ở cuối dòng kênh họ cũng nhân thức được vấn đề ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ và họ là những người chịu nhiều thiệt hại nặng nề từ ô nhiễm dòng kênh. Họ đã từng có đề nghị lên chính quyền với mong muốn chính quyền có thể giải quyết giúp họ vấn đề này.

Thứ hai, xung đột quyền lực

Về phía chính quyền, cơ quan quản lý tuy họ đã được phản ánh về vấn đề ô nhiễm dòng kênh, mong muốn được mình giải quyết triệt để song họ lại kéo dài thời gian xử lý, kéo dài thời gian quy hoạch. Hoặc có xử lý thì cũng chỉ làm qua loa, nhắc nhở cho có chứ không đi vào giải quyết vấn đề một cách có triệt để nên đã làm cho người dân phải chờ đợi, thấy bức xúc và không đồng tình với cách giải quyết quá chậm trễ và thiếu triệt để của chính quyền nên đã dẫn tới xung đột lớn.

Thứ ba, xung đột lợi ích

Theo như khảo sát của nhóm chúng tôi được biết nhóm chính quyền hầu như không một ai trực tiếp sống ở đây nên họ không có một quyền lợi nào ở đây cả vì vậy họ cũng không quan tâm đến vấn đề này. Đồng thời với sự vô trách nhiệm, tính ỷ lại, tinh thần làm việc chưa cao độ nên họ không quan tâm đến cuộc sống của những người dân xung quanh nơi đây. Khi chúng tôi tham gia phỏng vấn sâu bác bán sách sống gần đây cho biết: “ nhiều lần kiến nghị với chính quyền rồi nhưng họ chẳng quan tâm gì”. Những việc làm này chưa gắn với lợi ích của nhóm chính quyền nên chính quyền chưa thực sự nhiệt tinh giải quyết. Còn nhóm dân cư không xả rác lợi ích của họ là muốn hưởng môi trương trong lành, sạch sẻ… nên họ nhiều lần kiến nghị nhưng chính quyền không quan tâm. Cho nên họ rất bức xúc về cách giải quyết của chính quyền.

3.2. Hành vi - thái độ

Nhóm chính quyền chưa thực sự quan tâm tới đời sống của người dân nơi họ quản lý, có thái độ thờ ơ với môi trường và đời sống của người dân nơi đây. Thỉnh thoảng họ có tới kiểm tra và phun thuốc diệt muỗi , diệt loăng quăng chứ không có thực sự quan tâm, không đề ra biện pháp khắc phục. Mặc dù người dân (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…) đã từng lên cơ quan chính quyền khuyến nghị, đề nghị chính quyền vào cuộc, tham gia giải quyết vấn đề ô nhiễm nơi dòng kênh này. Đồng thời những người dân cũng tổ chức nhiều lần đốt rác, dọn rác và làm vệ sinh, thỉnh thoảng họ có vận động lẫn nhau về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ con kênh.

Một phần của tài liệu Thực trang ô nhiễm kênh Cầu gỗ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w