So sánh tự luận và trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu kiểm tra – đánh giá thành quả học tập của học sinh chương “các định luật bảo toàn ” vật lý lớp 10 trung học phổ thông (Trang 31 - 32)

3.1.3.1- Giống nhau

- Cả tự luận và trắc nghiệm khách quan đều là những hình thức kiểm tra - đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh, khả năng tổng hợp, phối hợp các ý tưởng, vận dụng kiến thức, phán đoán chủ quan để giải quyết các vấn đề..

- Giá trị bài trắc nghiệm và tự luận tùy thuộc vào tính khách quan, đáng tin cậy của chúng.

3.1.3.2- Khác nhau

Tự luận Trắc nghiệm khách quan

- Soạn đề nhanh, ít tốn thời gian và công sức. Nhưng mất nhiều thời gian để chấm bài, kết quả bài kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào cách chấm bài của giáo viên. Khó chấm chính xác, độ tin cậy thường thấp.

- Rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày ngôn ngữ viết. Hình thành cho học sinh thói quen sắp xếp ý tưởng, suy diễn, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, phát huy tính độc lập, sáng tạo.

- Không thể đoán mò nội dung trả lời. Dễ phát hiện hiện tượng trao đổi bài.

- Số lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết nội dung trong chương trình học, không kiểm tra được bề rộng

- Soạn đề thi tốn kém, khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Nhưng dễ chấm bài, có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật để chấm bài nhanh và chính xác, độ tin cậy thường cao.

- Hạn chế trong việc đánh giá năng lực diễn đạt viết hoặc nói, năng lực sáng tạo, khả năng lập luận, khả năng tư duy, sáng tạo, tổng hợp kiến thức của học sinh.

- Có yếu tố ngẫu nhiên, may rủi. Học sinh có thể chọn đúng ngẫu nhiên. Học sinh dễ quay cóp.

- Số lượng câu hỏi nhiều, nội dung kiến thức kiểm tra rộng, có thể kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, nhiều

của kiến thức. Dễ dẫn đến hiện tượng học tủ.

- Khó ra nhiều đề có độ khó tương đương nên đề tự luận thường được sử dụng một lần.

- Học sinh có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo của mình một cách không hạn chế, do đó có điều kiện để đánh giá đầy đủ khả năng sáng tạo của học sinh.

khía cạnh khác nhau của kiến thức nên chống lại khuynh hướng học tủ, học lệch.

- Có thể cho nhiều câu hỏi với độ khó tương đương, xây dựng ngân hàng đề, có phần mềm trộn câu hỏi theo mục đích kiểm tra, nên các câu hỏi thường được sử dụng lại.

- Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của học sinh trong một phạm vi xác định, do đó hạn chế việc đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh.

Bảng 3.1. So sánh sự khác nhau giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Ta thấy tự luận và trắc nghiệm khách quan có những mặt ưu và khuyết điểm riêng. Vì vậy, người ta vẫn thường sử dụng song song cả hai hình thức này trong kiểm tra đánh giá học sinh tùy theo mục đích kiểm tra, điều kiện soạn đề kiểm tra, chấm bài kiểm tra và nội dung chương trình học. Tuy nhiên, ở trường trung học phổ thông hiện nay, môn Vật lý khối 10 và 11 được kiểm tra dưới hình thức tự luận là chính và trắc nghiệm khách quan được sử dụng mang tính chất “tập dợt” cho học sinh làm quen. Ở khối lớp 12 bắt buộc kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan để chuẩn bị cho kì thi tú tài và đại học.

Một phần của tài liệu kiểm tra – đánh giá thành quả học tập của học sinh chương “các định luật bảo toàn ” vật lý lớp 10 trung học phổ thông (Trang 31 - 32)