Những sự khác biệt

Một phần của tài liệu So sánh nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) và tiễn đăng tân thoại (cù hựu) (Trang 31 - 34)

Hai nhà văn đều dành ngòi bút khắc họa vẻ đẹp phẩm chất, tính cách nhân vật, song nhân vật của họ có nhiều nét khác biệt. Nhân vật phụ nữ của Cù Hựu nghiêng về vẻ đẹp thể chất, Nguyễn Dữ lại chú trọng hơn đến khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.

Có thể thấy nhiều tác phẩm thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật đó là nhân vật có tính cách riêng, đã có bóng dáng ''con ngời cảm nghĩ” bên cạnh “con ngời hành động”. Nhị Khanh (Chuyện ngời nghĩa phụ Khoái Châu) thuỷ chung, tiết nghĩa, giàu tình yêu thơng, qua các biến cố, sự kiện, càng ngày càng rõ nét. ít nhất có bốn biến cố, sự kiện làm nổi bật lên tính cách của Nhị Khanh: khuyên chồng đi theo để phụng dỡng thân phụ lúc tuổi già; ở nhà bị ép gả cho tuớng quân họ Bạch đã kiên quyết từ chối; Trọng Quỳ thua bạc, nàng quyên sinh chứ không chịu rơi vào tay Đỗ Tam; hiển linh báo mộng cho chồng: nuôi con khôn lớn để sau này hai con đi theo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hay Lệ Nơng và Thuý Tiêu đều chung tình, nhng Lệ Nơng khí khái, tiết liệt mà Thuý Tiêu thì dịu dàng, đức hạnh.

Truyền kỳ mạn lục bớc đầu đã xuất hiện bóng dáng “con ngời cảm nghĩ”. Khi diễn tả tâm trạng nhân vật, tác giả thờng dùng thơ để “ngụ tình”. Qua những vần thơ, các nhân vật gửi gắm, bộc lộ những cảm xúc, suy t thầm kín trong lòng. Nó góp phần làm cho nhân vật đợc miêu tả trở nên phong phú,

sinh động trong cách thể hiện. Đó chính là hình thức của nghệ thuật miêu tả nội tâm. Nh vậy, miêu tả nội tâm nhân vật còn là cách để Nguyễn Dữ khắc họa tính cách nhân vật. Một trong những phơng diện thử thách tài năng nắm bắt và lý giải đời sống, bộc lộ quan niệm về con ngời của ngời nghệ sỹ là phơng diện miêu tả nội tâm . Đó là thế giới tâm lý và tinh thần của nhân vật, là những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật về thế giới, về con ngời và về bản thân mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ của mình với t cách ngời kể chuyện, nhng biện pháp mà nhà văn hay sử dụng nhất là biểu hiện độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm của nhân vật. Với Nguyễn Dữ, nội tâm đợc thực hiện bằng ngôn ngữ của nhân vật, chúng “vang lên” một cách thầm lặng trong tâm t của nhân vật. Nhân vật tự phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những nghĩ suy, cảm xúc cụ thể của mình. ở nhân vật nữ, nổi bật là tâm trạng của Vũ Nơng, nội tâm đợc bộc lộ qua lời nói của nàng. Lời Vũ Nơng dặn chồng trớc lúc sinh li, lời mẹ dặn con dâu trớc khi lâm chung, lời vợ trần tình với chồng, lời từ biệt, lời than thở với đất trời. Những lời nói ấy không phải chỉ là đối thoại mà còn là độc thoại, bộc lộ thẳm sâu cõi lòng nhân vật. Những lời nói dài réo rắt, lâm li, đầy xúc động. Đây là lời vợ chàng Trơng hết sức thống thiết chân thành “Thiếp vốn nhà nghèo, đợc vào cửa tía, sum họp cha thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc binh. Cách biết ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu đờng hoa cha hề bén gót. Đâu có sự mất nết h thân nh lời chàng nói. Giám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Lời Vũ Nơng than thở cho số phận đầy ngang trái, oan khuất của mình: “kẻ bạc mệnh nào duyên phận hẩm hiu, chồng con rầy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ…Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nớc xin làm ngọc Mỵ Nơng, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhợc bằng, lòng chim dạ cá, lừa dối chồng con, dới xin làm mồi cho cá tôm, trên làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi ngời phỉ nhổ”.

Từ lời nhân vật tỏ lòng, ta thấy tác giả dờng nh thâm nhập, sống với họ. Qua nội tâm, hình ảnh về nhân vật càng đọng lại sâu hơn trong lòng độc giả. Vậy là, dù đời sống nội tâm cha thực sự trở thành yếu tố quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện nhng Nguyễn Dữ đã đi xa hơn truyện cổ dân gian vốn ít đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật, đã vợt xa truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật. Từ những nhân vật lịch

sử, nhân vật truyện dân gian, Nguyễn Dữ đã xây dựng lại thành những nhân vật truyện ngắn có diện mạo, tính cách riêng bằng những chi tiết chọn lọc.

Xây dựng nhân vật nữ, Nguyễn Dữ đã thành công trong việc khắc họa khía cạnh con ngời bình thờng. Nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục thể hiện những vấn đề sâu sắc của đời sống, gắn với ý thức về cá nhân. “Truyền kỳ mạn lục là một cái mốc mới trong quan niệm về tự do cá nhân” [26,211]. Nếu nh đối tợng phản ánh của văn học trớc thế kỷ XVI thờng là cái tao nhã, trang trọng, lý tởng thì văn học thế kỷ XVI về sau phần lớn là phản ánh những cái thông tục bình thờng. Con ngời trong văn học từ đây ít bị ràng buộc hơn vào những t tởng giáo lý có sẵn. Và điều này bắt đầu một cách rõ rệt ở Truyền kỳ mạn lục. Ta bắt gặp ở đây những dục vọng, ớc muốn của nhân vật thoát ra ngoài sự toả chiết của t tởng nho gia về “tu, tề, trị, bình” với ngời nghĩa sỹ quân tử, “công, dung, ngôn, hạnh” đối với ngời phụ nữ phong kiến . Nhân vật trong tác phẩm không mang những đặc điểm của ngời anh hùng liệt nữ lu danh sử sách, mà chỉ là con ngời của đời sống thực tế sôi động, cay nghiệt.

“Bằng tài năng của mình Nguyễn Dữ đã thổi một sức sống lạ kỳ; mỗi nhân vật là một số phận, một vận mệnh riêng với t cách là một “con ngời cá nhân” chịu trách nhiệm trớc việc mình làm. Thông qua những số phận cụ thể đó, Nguyễn Dữ đã khái quát hoá cuộc sống ở trình độ bậc thầy về nghệ thuật mà khó có tác giả truyện ngắn Việt Nam nào thời trung đại vơn tới đợc” [17,97]. Nguyễn Dữ đã khắc họa phẩm chất, tính cách của những con ngời bình thờng trong xã hội với những số phận éo le, trắc trở. Đó là những nhân vật chỉn chu nh Vũ Thị Thiết, Nhị Khanh dù ngoan hiền nhng, chung thuỷ, yêu thơng, chăm sóc chồng con hết lòng vẫn bị phụ bạc, bị nghi oan và phải tự tử để giữ trinh tiết. Nhân vật “phá phách” nh Đào Hàn Than luôn hấp dẫn ngời đọc bởi khát vọng sống của nàng. Nàng không cam chịu số phận, luôn quẫy đạp để đợc sống và đợc yêu theo ý mình. Nàng muốn cỡng lại số phận nhng không thể đợc. Hai lần chết với hai cách khác nhau chứng minh điều đó. Một ngời phụ nữ, lại là ca kỹ, với những hành động và những khát vọng nh Đào Hàn Than quả là hiếm thấy trong văn học trung đại.

Tính cách nhân vật đợc miêu tả trong Truyền kỳ mạn lục nhất quán suốt tác phẩm. Cốt truyện không có những diễn biến phức tạp bởi vậy tình tiết bộc lộ tính cách cũng đơn giản. Đặc điểm này cho thấy tính chất của truyện ngắn

thời trung đại, tuy nhiên nó là tiền đồ cho sự phát triển truyện ngắn Việt Nam thời hiện đại.

Một phần của tài liệu So sánh nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) và tiễn đăng tân thoại (cù hựu) (Trang 31 - 34)