Dám tự giải thoát, đấu tranh bảo vệ tình yêu hạnh phúc, quyền sống.

Một phần của tài liệu So sánh nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) và tiễn đăng tân thoại (cù hựu) (Trang 27 - 30)

quyền sống.

Nhân vật nữ trong hai tác phẩm còn bộc lộ rõ hơn qua hình ảnh, dáng dấp của những ngời phụ nữ vùng lên để đấu tranh cho tình yêu, cho lẽ sống của mình.

Dới ngòi bút của Cù Hựu, cô gái trong lầu quan Bình Chơng Giả Thu Hác hiện lên đầy táo bạo, mạnh mẽ trong việc đấu tranh cho tình yêu. Trớc đây nàng là ngời hầu gái có cảm tình với một ngời hầu nam trong ngôi lầu ấy. Cả hai có tình ý với nhau, nàng từng lấy túi đựng tiền thêu lén ném cho chàng,

chàng cũng lấy hộp phấn đồi mồi tặng lại. Đáng lẽ ra sống dời trớng của Giả Thu Hác, họ không đợc phép làm nh thế nhng cả hai đã dám đi ngợc lại phép tắc, bày tỏ tình cảm với nhau nhng không ngờ chuyện của hai ngời bị vỡ lỡ, Thu Hác “buộc hai ngời phải chết dới cây cầu gãy ở Tây Hồ”. Nhng mối duyên cha hết, cô gái ấy không chịu chấm dứt tình yêu ở đây. Sau khi chết đi, chàng trai đợc đầu thai lại làm chàng Triệu Nguyên, cô gái tuy thể xác đã lìa xa nhng linh hồn vẫn còn tồn tại trên cõi nhân gian, cảm mối tình nàng lại một lần nữa tìm đến với chàng. Cô đã dám vợt qua số mệnh, qua sự cách trở âm d- ơng để đợc trở về đoàn tụ cùng chàng dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Cô gái đã kể lại những chuyện dã man độc ác của Giả Thu Hác tức là cô đã dám vạch trần sự độc ác tàn bạo của thế lực thống trị. Hắn chỉ vì một lời khen của một cô hầu gái mà tặng cái đầu lâu của chàng trai kia cho nàng rồi cuối cùng hắn cũng phải chịu chết. Hắn độc ác ngăn cản tình cảm chân thành của ng- ời ta nhng không thể chia lìa họ vĩnh viễn đợc. Nh vậy là cờng quyền bạo lực cũng không thể giết chết đợc tình yêu.

Hng Nơng trong câu chuyện Chiếc thoa hình chim phợng lại khác. Vốn đã đợc cha mẹ gả cho Hng Ca, vì gia đình Hng Ca gặp nạn nên 15 năm xa cách biền biệt tin tức, nàng vì thơng nhớ chàng mà sinh bệnh mất đi. Tởng cái chết sẽ chôn vùi tất cả, Hng Ca trở về chỉ biết buồn bã khóc thơng. Nhng rồi vì duyên số cha trọn Hng Nơng lại sống dậy nhập hồn vào thể xác em gái là Khánh Nơng để đợc nối duyên Châu- Trần với Hng Ca. Cách thể hiện của nàng hết sức táo bạo. Nàng dám đang đêm gõ cửa phòng chàng, ép chàng phải ăn nằm với mình, bị Hng Ca từ chối vì không biết đó là linh hồn nàng, nàng dùng những lời lẽ đe dọa buộc chàng phải nghe theo. Sau rồi sợ chuyện vỡ lỡ lại nghĩ cách cùng chàng trốn khỏi gia đình mãi tới lúc gần hết sợ mới tìm lời dụ chàng về tạ tội với mẹ cha. Nàng đã dám chống lại những lề thói, những quan niệm xa để tự mình tìm đến với ngời yêu. Nàng tìm mọi cách để đợc sống những ngày tình nghĩa bên ngời chồng. Hiểu đợc tâm nguyện đó của nàng dờng nh ai cũng động lòng thơng cảm.

Sức mạnh của tình yêu luôn luôn là động lực khiến ngời ta vợt qua đợc những thế lực cản trở, nhiều khi phải đấu tranh giành lại tình yêu nhng khi đã yêu thì họ quyết vì tình. Các câu chuyện về cuộc đời của các cô gái kể trên cũng đã bắt đầu là những biểu hiện cho sự đấu tranh bảo vệ tình nghĩa vợ chồng trong thời buổi nhiễu nhơng loạn lạc. Biết bao nhiêu nỗi đau, bao nhiêu

số phận bất hạnh của ngời phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Là nạn nhân xã hội đó họ khát khao đợc sống, đợc quyền bình đẳng nhng trong xã hội bất công “nam tôn, nữ ti” họ là món hàng, đồ chơi… Họ khát khao cuộc sống trần tục nhng xã hội ngăn trở. Họ không có chỗ nào để bấu víu kể cả ở thế giới hồn ma họ cũng không đợc công nhận là ngời phụ nữ : Nhị Khanh (Chuyện cây gạo); Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xơng Giang); Ngô Chi Lan (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa), Đào - Liễu (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây), Hng Nơng (Chiếc thoa vàng hình chim phợng)… đều khát khao trở về cõi trần đợc sống và đợc yêu thơng.

Ngời phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục chịu nhiều bất hạnh, ngang trái và đau thơng, họ luôn khao khát đợc sống, đợc yêu thơng, đợc xã hội chấp nhận. Nhng sự hà khắc của những luật lệ trong chế độ phong kiến không cho họ cái quyền thực hiện ớc mơ khát khao bình dị đó, họ phải dẫn đến cái chết đầy đau đớn. Nhân vật Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Vũ Thị Thiết trong Chuyện ngời con gái Nam Xơng, Nhị Khanh trong Chuyện nghĩa phụ Khoái Châu; Lệ Nơng trong Chuyện Lệ Nơng, Đào - Liễu trong

Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây… là từ cõi đời tạm bợ đến cõi thần tiên vĩnh hằng… Cái chết của Đào thị là một kết cục đầy bi thảm của ngời con gái “tài hoa bạc phận” không chịu sự nhẫn nhục, sự trói buộc mình trong khuôn khổ của những luật lệ hà khắc, đã vùng dậy đấu tranh để dành lấy cuộc sống của con ngời ở cõi đời này. Có thể nói Đào Hàn Than là nhân vật phụ nữ “nổi loạn” đầu tiên trong văn học Việt Nam đã tự đứng lên đấu tranh để giải phóng chính mình và dành lại quyền sống con ngời. Đó cũng là sự tiến bộ trong quan điểm của Nguyễn Dữ. Đào Hàn Than là một kỹ nữ xinh đẹp lại có “thông hiểu âm luật và chữ nghĩa” đợc tuyển vào cung nhân, đợc Vua Dụ Tông yêu mến và khâm phục tài giỏi thơ luật, cuộc đời tởng đợc an phận ở đây Khi vua Dụ Tông mất, nàng phải ra ngoài phố đi lại hầu hạ trong nhà quan Hành khiển, bị vợ ông ghen và đánh đập tàn nhẫn. Nhng nàng không chịu nhịn nhục, vùng lên đấu tranh chống lại sự bất công bằng cách thuê thích khách trả thù. Hành động đó chứng tỏ nàng có tính cách mạnh mẽ, cơng quyết, dám đấu tranh để dành lại quyền sống của mình. Sau đó, vì chuyện bại lộ nàng đã xuống tóc, mặc đồ nâu sồng đến cửa Phật tích đi tu. Tung tích bị bại lộ, nàng lại đến chùa Lệ Kỳ có s cụ pháp Vân và s bác Vô Kỷ xin tu hành. Sống cuộc đời tu hành nhng không hề thoát tục chứng tỏ nàng khao khát cuộc sống quyền làm ngời.

Hàn Than vẫn “mặc áo lụa, quần là, điểm môi son, tô má hồng”, trong nàng luôn có một khao khát sống mãnh liệt. Nàng dám đấu tranh, làm trái luật lệ nhà chùa để sống vì tình yêu. Đó là con ngời đầy nghị lực dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền làm ngời của mình. Nhng cuối cùng nàng bị trả giá đắt: nàng có thai và phải chết ngay trên giờng cữ. Cái chết của Đào Hàn Than nh một tiếng kêu đòi quyền bình đẳng, khát khao hạnh phúc, tình yêu tự do. Cái khao khát mãnh liệt ấy của nàng còn thể hiện đó là khi chết nàng đầu thai làm con trai nhà khác. Nhng trớ trêu ở kiếp khác nàng cũng không đợc công nhận. Đó là một nỗi đau đớn, xót xa của một thân phận đủ những đau khổ của một kiếp ngời bé nhỏ, thấp kém, có ớc mơ, khát khao bình dị nhng xã hội phong kiến không cho phép.

Tính cách của Đào Hàn Than đợc hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh dành lại quyền đợc yêu thơng và quyền làm ngời. Nguyễn Dữ đã tập trung xây dựng thành công nhân vật Đào Hàn Than với tính cách độc đáo, không giống với nhân vật nào trong Truyền kỳ mạn lục và cũng là nhân vật hiếm có trong văn học trung đại Việt Nam. Đào Hàn Than tiêu biểu cho con ngời mang vẻ đẹp tinh thần mạnh mẽ táo bạo yêu sống và ham sống, đấu tranh tự giải thoát. Tác phẩm tố cáo sâu sắc luật lệ hà khắc phong kiến. Nhân vật Đào Hàn Than nh có sức mạnh đập tan luật lệ bất công đó. Và tác phẩm cũng là tiếng nói kêu gọi con ngời đứng lên đấu tranh để giành lại quyền sống. Đó là lý tởng thẩm mỹ của nhà văn Nguyễn Dữ và cũng là vấn đề nhân sinh đặt ra cho thời đại .

Nh vậy, cả hai tác giả đã dụng công trong việc xây dựng nên những hình tợng ngời phụ nữ, chúng ta thấy số lợng nhân vật phụ nữ đông đảo và đóng vai trò quan trọng trong hai tác phẩm, đặc biệt là trong Truyền kỳ mạn lục. Trong đau đớn, dập vùi họ vẫn khẳng định đợc những phẩm cách đẹp đẽ. Khẳng định họ trong xã hội, bênh vực họ, đòi quyền tự do và trân trọng những khát khao tình yêu mãnh liệt nơi ngời phụ nữ, đó là tấm lòng nhân đạo cao cả sâu sắc của hai tác giả.

Một phần của tài liệu So sánh nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) và tiễn đăng tân thoại (cù hựu) (Trang 27 - 30)