Phong trào kháng chiến của nhân dân Tân Kỳ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Một phần của tài liệu Tân kỳ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm (Trang 36 - 44)

Tháng Tám năm 1945.

Nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đất nớc sang trang, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử. Vừa mới ra đời nhng chính quyền cách mạng có biết bao nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết. Đó là chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Từ năm 1945 cho đến khi huyện Tân Kỳ có tên trên bản đồ Tổ Quốc, nhân dân Tân Kỳ đã trung thành với chế độ mới, đi theo Đảng tiền phong, đóng góp sức mình vào cuộc kháng chiến chống bọn thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai, phản động, bảo vệ nền độc lập dân tộc và bớc đầu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Để chống giặc dốt, giặc đói nhân dân Tân Kỳ đã tích cực thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!"[ ]. Đồng thời tham gia tích cực công cuộc vận động xây dựng văn hoá mới, đời sống mới, xoá mù chữ .v.v. Vì vậy, chỉ

sau một thời gian ngắn, đời sống của bà con Tân Kỳ đã đợc ổn định, nề nếp sinh hoạt khác xa, bà con Tân Kỳ yên tâm đi theo lời kêu gọi của Đảng tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp.

Chính quyền dân chủ nhân dân còn đang đứng trớc một nhiệm vụ nặng nề, vô cùng khẩn trơng là lãnh đạo nhân dân chuẩn bị kháng chiến. Núp dới bóng Đồng minh vào tớc vũ khí của Phát xít Nhật, ngoài Bắc quân Tởng kéo sang, trong Nam quân Anh kéo tới. Rồi thực dân Pháp lăm le quay trở lại. Bao nhiêu chủ trơng, biện pháp rắn có mềm có về chính trị, ngoại giao mà chính quyền cách mạng phải đơng đầu để cứu vãn đất nớc ra khỏi tình trạng chiến tranh. Nhng rồi ngày 19/12/1946, tiếng súng kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta vẫn phải vang nổ, báo hiệu một thời kỳ kháng chiến gian khổ bắt đầu.

Cùng với toàn quốc, nhân dân Tân Kỳ “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nớc, nhất định không chịu làm nô lệ” [ , ]. Nhiều thanh niên Tân Kỳ đã hăng hái tham gia vệ quốc đoàn, tham gia các đơn vị bộ đội địa phơng. Nhân dân tích cực sản xuất lơng thực, rèn đúc, sắm sửa vũ khí. Tất cả công tác bố phòng để chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến đợc chuyển biến tích cực khi (giữa 1947) có nguy cơ địch đổ bộ vào Thanh - Nghệ Tĩnh.

Về kinh tế, việc tăng gia sản xuất để có lơng thực cho bộ đội ăn no đánh thắng giặc, tiếp tục đợc đẩy mạnh. Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lợc” đợc nhân dân Tân Kỳ, Kinh cũng nh Thổ, Thái một lòng hởng ứng. Chính đúng lúc này, Ban khai thác Nghĩa Quỳ ra đời. Bà con Tân Kỳ mở rộng lòng, niềm nở đón tiếp bà con miền xuôi lên khai hoang phục hoá để làm ra nhiều lúa gạo, cung cấp cho tiền tuyến. Trong những năm 1948 - 1950, nhân dân Tân Kỳ đã làm các “vụ mùa chủ lực, vụ chiêm quyết thắng”, [ , ] đạt năng suất cao. Cũng nh các xã khác

trong Liên khu IV cũ, Tân Kỳ cùng thành lập “Hội Mẹ chiến sĩ, Quỹ dân quân”, cũng có cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” ,...

Đồng thời các phong trào trên, khẩu hiệu “Đại tấn công vào giặc dốt” đợc nhân dân Tân Kỳ hăng hái thực hiện. Không bản làng nào ở Tân Kỳ không có lớp học, ngời ngời đi học. Đến giữa năm 1959, các xã Liên Hoàn, Đại Đồng, Giai Xuân,,... đã đợc cấp trên công nhận thanh toán nạn mù chữ. Song song với thành tựu diệt giặc dốt, ngành giáo dục phổ thông cũng phát triển. Trớc cách mạng cả dân Tân Kỳ chỉ có một trờng đồng ấu đặt ở Tri Chỉ thuộc xã Nghĩa Đồng bây giờ. Sau cách mạng đến năm học 1949 - 1950 xã nào cũng có một trờng tiểu học.

Phong trào thi đua xây dựng đời sống mới, thực hiện nếp sống mới cũng đợc bà con Tân Kỳ hởng ứng tích cực. Hình ảnh xã kiểu mẫu với đờng làng sạch sẽ, có chòi phát thanh, có bản tin, có băng khẩu hiệu, có đủ hào giao thông, hầm trú ẩn,... vừa phục vụ kháng chiến vừa xây dựng quê hơng là những hình ảnh đẹp ở Tân Kỳ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Kháng chiến chống Pháp, vất vả gian khổ là thế, nhng mọi ngời vẫn sống vui tơi lành mạnh. Những đêm mít tinh, đuốc đỏ rực trời. Cán bộ đảng viên thực sự là những ngời tiên phong, gơng mẫu toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến nên đợc nhân dân hết lòng thơng yêu, đùm bọc.

Tháng 2 /1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã thành công rực rỡ. Dới ánh sáng các nghị quyết của Đại hội, nhân dân Tân Kỳ đã nhanh chóng bắt tay thực hiện để kịp thời phục vụ tiền tuyến, bảo vệ hậu phơng, nâng cao đời sống nhân dân,... Những hình thức nh thu nhanh thuế nông nghiệp, đẩy mạnh tốc độ sản xuất trong nông nghiệp, thực hành giảm tô, giảm tức,... đã nhanh chóng đợc thực hiện. Khi cùng nhân dân cả tỉnh phục vụ chiến dịch Thợng Lào ( Tháng 2/1953 ), chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Tân Kỳ đã nô nức lên đờng. Thanh niên xung phong tòng quân nhập ngũ. Dân công, kẻ xe đạp, ngời gánh bộ rầm rập đi không kể đêm

ngày, không quản khó khăn, gian khổ, không ngại khí hậu mùa đông khắc nghiệt, đã vợt núi băng ngàn, trèo đèo lội suối, đa lơng thực và đạn dợc ra mặt trận, cốt sao cho bộ đội ở tiền tuyến ấm no, đủ đạn đánh thắng kẻ thù. Tại địa bàn Tân Kỳ, bà con cũng hăng hái bỏ ra hàng ngàn ngày công để sửa chữa những con đờng chiến lợc 15A, 15B để cho các đơn vị bộ đội, các đoàn dân công nhanh chóng thuận lợi trẩy lên phía Tây, trẩy ra phía Bắc, trẩy vào Nam, chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho các chiến dịch lịch sử.

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, kết thúc cơ bản cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp của dân tộc ta. Một trong những nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung là do Đảng ta đã biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phát triển sáng tạo chiến lợc tổng hợp của đấu tranh nhân dân, vũ trang toàn dân và phát huy vai trò của hậu phơng trong kháng chiến. Vì vậy, những đóng góp của nhân dân Tân Kỳ tuy cha thật sự to lớn nhng cũng nh các địa phơng khác ở vùng hậu phơng tự do Thanh - Nghệ Tĩnh, Tân Kỳ đã góp phần mình vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đến ngày cuối cùng. Khi tin chiến thắng rực rỡ về dến Tân Kỳ, từ các bản mờng ở Tiên Kỳ, Tân Hợp đến các làng ở Nghĩa Đồng, Nghĩa Dũng, Kỳ Sơn đâu đâu cũng phấn khởi hân hoan, vì ai cũng thấy mình có phần đóng góp vào thắng lợi đó. Tiếp theo là hoà bình lập lại, trong niềm phấn khởi vô hạn, nhân dân Tân Kỳ lại bắt tay ngay vào việc thực hiện những nhiệm vụ trọng đại của cách mạng trong giai đoạn mới.

Từ nay, miền Bắc căn bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chuyển sang thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam trớc âm xảo quyệt của Mỹ - Ngụy vẫn phải tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Có thuận lợi cơ bản nhng cũng không ít khó khăn. Đối với nhân dân Tân Kỳ, việc đầu tiên là phải hàn gắn những vết thơng chiến tranh, phục hồi và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm nghiệp để

từng bớc ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, bắt tay ngay vào việc thực hiện cải cách ruộng đất và cải cách dân chủ ở tất cả các xã, các nông trờng với tinh thần khẩn trơng và quyết liệt để nông dân đợc giải phóng, sức sản xuất phát triển. Tiếp theo đó là cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp để xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, lạc hậu, xây dựng quan hệ sản xuất mới.

Đối với miền Nam ruột thịt, từ 1955, Tân Kỳ đã đón tiếp cán bộ, bộ đội và đồng bào tập kết ra Bắc tại nông trờng sông Con, lo cho mọi ngời sớm ổn định việc làm và đời sống. Nhiều đợt đấu tranh đòi hoà bình thống nhất đất nớc, đòi lập lại quan hệ giữa hai miền, phản đối các vụ tàn sát đẩm máu bà con miền Nam của Mỹ - Ngụy,... nhân dân Tân Kỳ đã tích cực hởng ứng. Khi bà con miền Nam cầm vũ khí đứng lên, trong lặng lẽ mà hiên ngang cao thợng, nhiều con em Tân Kỳ đã xung phong lên đờng vào Nam chiến đấu. Và ngay trên đất Tân Kỳ lúc bấy giờ, một số đơn vị bộ đội nh các s đoàn: 318, 324, 316A, 316B đã dừng chân làm công tác tổ chức, bổ sung lực lợng, phơng tiện trang bị trớc khi vào Nam chiến đấu. Những đơn vị bộ đội này đã bà con Tân Kỳ đùm bọc cu mang, giành hết tình cảm để họ yên tâm cùng đồng bào miền nam đấu tranh cho sự tồn vong và vinh quang của tổ quốc.

Chính lúc đó, ngày 19/4/1963 huyện Tân Kỳ ra đời. Từ đây cái tên Tân Kỳ có trên bản đồ Tổ Quốc. Nh ta đã tìm hiểu ở phần “Tân Kỳ - Duyên cách địa lý hành chính” huyện Tân Kỳ đợc thành lập dựa trên cơ sở cắt những khu vực hành chính - địa lý của các huyện Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Yên Thành lúc bấy giờ. Trong các công văn giấy tờ của Nhà nớc, từ đó có một địa danh mới huyện Tân Kỳ. Cũng từ đó những đóng góp của nhân dân Tân Kỳ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc ngày càng to lớn, vai trò của Tân Kỳ ngày càng nổi bật hơn. Đồng thời với t cách là một đơn vị hành chính độc lập nên cũng từ đó những đóng góp của nhân dân Tân Kỳ đợc nghi nhận một cách đầy đủ và đúng ý nghĩa hơn.

Chơng 4

Tân kỳ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc (từ năm 1963 đến năm 1975)

Nh đã trình bày ở phần mở đầu, ngày 19 tháng 4 năm 1963 huyện Tân Kỳ chính thức đợc thành lập. Ngay sau khi ra đời, Đảng bộ huyện đã nhanh chóng nắm bắt tình hình các mặt, ổn định các tổ chức Đảng, chính quyền và quần chúng; ra sức củng cố các hợp tác xã nông nghiệp để hoàn thành quan hệ sản xuất mới, phân bố và quản lý tốt các lực lợng lao động địa phơng, tiếp nhận và quản lý tốt lực lợng lao động miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới, sử dụng tốt đất đai canh tác để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,... Sự lãnh đạo kịp thời, sát thực của Đảng bộ huyện cùng với tinh thần lao động hăng say, sáng tạo của nhân dân nên chỉ sau một thời gian ngắn bộ mặt huyện Tân Kỳ đã có nhiều thay đổi. Tất cả các mặt đời sống của nhân dân, nhất là kinh tế đã đợc nâng cao rất nhiều so với trớc. Không chỉ đảm bảo cho đời sống của bà con nhân dân trong huyện mà còn cùng với nhân dân miền Bắc thực hiện nghĩa vụ của hậu phơng đối với miền Nam ruột thịt.

Đang trong khí thế cách mạng đó thì đế quốc Mỹ, sau những thất bại liên tiếp trên chiến trờng miền Nam để cứu nguy cho chế độ Ngụy quyền đã quyết định leo thang mở rộng chiến trờng ra cả nớc. Đế quốc Mỹ đã huy động một lực lợng không quân, hải quân khổng lồ với các phơng tiện chiến tranh hiện đại ném bom bắn phá miền Bắc nhằm đẩy niềm Bắc về "thời kỳ đồ đã", ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Ngày 5/8/1964, sau cái gọi là "sự kiện vịnh Bắc bộ" Mỹ ngang nhiên cho máy bay bắn phá một số nơi thuộc khu vực khu IV cũ, trong đó Nghệ An là một trọng điểm bắn phá của chúng. Từ tháng 2/1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ lan ra cả

nớc. Cùng với nhân dân cả nớc, từ đây Tân Kỳ bớc vào một cuộc thử thách mới trên nhiều mặt trận: mặt trận chiến đấu chống sự oanh tạc của kẻ thù, mặt trận sản xuất, mặt trận văn hoá - giáo dục,... Cùng với nhân dân cả nớc nhân dân Tân Kỳ quyết đem tất cả tinh thần và lực lợng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lợc của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nớc, đa đất nớc tiến lên theo con đờng xã hội chủ nghĩa. Dới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân và lực lợng vũ trang huyện Tân Kỳ đã xây dựng quyết tâm, có nhiều chủ trơng biện pháp đúng đắn kịp thời, chiến đấu dũng cảm kiên cờng, tận tuỵ tốt mọi nhiệm vụ công tác, cùng nhân dân cả nớc lập nhiều chiến công xuất sắc.Trong khoảng thời gian nay(1965-1975) vai trò của Tân Kỳ đóng góp vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc đợc thể hiện trên cả hai nhiệm vụ của nhân dân miền Bắc nói chung,đó là chiến đấu bảo vệ quê h- ơng, đất nớc và làm nhiệm vụ hậu phơng đối với miền nam ruột thịt.

Một phần của tài liệu Tân kỳ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm (Trang 36 - 44)