CNTT là một ngành mới, tuy nhiên nó lại đang là ngành có tốc độ phát triển cao nhất, ổn định nhât, là cơ sở để nước ta hoàn thành mục tiêu đó là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước CNH- HĐH.
Sau nhiều năm đổi mới các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, qua thực tế hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ tổng hợp Anh Mỹ, em xin có các kiến nghị với các cơ quản quản lý vĩ mô, đặc biệt là Chính Phủ như sau:
- Cần xây dựng, kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống quản lý ngành xây dựng trong cả nước, đặc biệt quan tâm đến hệ thống tổ chức và lực lượng quản lý xây dựng các cấp.
hóa công tác phát triển gồm: công khai công tác sử dụng đất cho các khu công nghiệp công nghệ cao, các chỉ tiêu quy hoạch như hệ số phát triển công khai các dự án đầu tư, mua sắm thiết bị đầu tư cho ngành kiến thiết đất nước bằng nguồn vốn nhà nước.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý của ngành, đảm bảo đồng bộ, không chồng chéo, đơn giản thuận tiện cho doanh nghiệp và trao thêm quyền tự chủ cho các doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của ngành, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp lập quy hoạch phát triển hợp lý, hồ sơ và thủ tục thẩm định, phê duyệt….
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho các công ty, tổng công ty trong việc quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng chồng chéo.
- Bộ cần tiến hành chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất, tăng cường vốn cho công tác quy hoạch.
- Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ đã có chính sách tài khóa là giãn, giảm thuế. Nhưng đó là đối với những doanh nghiệp có lợi nhuận để đóng thuế còn những DN thực sự khó khăn vẫn chưa nhận được hỗ trợ gì do hoạt động kinh doanh thua lỗ trong những năm gần đây. Việc cần làm lúc này là giải quyết tồn kho và cũng chính là một việc mà các doanh nghiệp đang cần sự giúp đỡ của Chính phủ. Bởi lẽ, sức mua giảm đó là lý do làm tăng lượng hàng tồn kho. Nếu “đầu ra” không giải quyết được thì các doanh nghiệp sẽ không đủ sức để tiếp tục sản xuất. Mặt khác, trong chính sách hỗ trợ giãn, giảm thuế có thể xuất hiện tiêu cực từ tình trạng xin – cho, gây ra tình trạng thiếu minh bạch và không công bằng. Đây cũng là vấn đề cần lưu ý của Chính phủ khi xây dựng cơ chế chính sách.