Giải pháp trong công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Vàng tâm tại vường quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 60 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

4.4.3. Giải pháp trong công tác bảo tồn

- Nâng cao nhận thức trong công tác bảo tồn:

+ Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, nhân dân địa phương thông qua các cuộc hội thảo bảo tồn và phát triển, các lớp bồi dưỡng, tập huấn giáo dục môi trường.

+ Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về vai trò của các đối tượng chính cần bảo tồn: vai trò, giá trị môi trường và bảo tồn của các hệ sing thái rừng; các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm, loài đặc hữu, loài biểu tượng của khu bảo tồn; tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc dân tộc, lễ hội truyền thống.

- Tăng cường phổ biến pháp luật cho cộng đồng:

+ Tổ chức tuyên truyền luật pháp về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, luật đa dạng sinh học, luật bảo vệ môi trường, v.v...

+ Tăng cường công tác thực thi pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, môi trường và tài nguyên của VQG.

- Hỗ trợ tích cực phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng địa phương:

+ Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người dân; + Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, chú trọng quyền lợi và sự tham gia của người dân, động viên mọi tầng lớp nhân dân, đoàn thể xã hội tham gia công tác bảo vệ rừng.

- Đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạn tầng phục vụ công tác bảo tồn:

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở ban quản lý tại địa điểm mới; + Xây dựng, nâng cấp hệ thống các trạm Kiểm lâm, đường tuần tra; + Tăng cường trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng Kiểm lâm;

Phần 5

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài Vàng tâm tại vường quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)