3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
4.3.2. Cấu trúc mật độ
Mật độ là chỉ tiêu phản ánh số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích, thường tính cho 1ha đối với thực vật rừng. Một loài cây nào đó trong rừng tự nhiên có mật độ cây ở tầng cây cao càng lớn thì chứng tỏ loài đó là loài chiếm ưu thế trong lâm phần, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
Mật độ rừng thường được xác định bằng chỉ tiêu số cây hoặc tổng diện ngang trên một đơn vị diện tích. Số lượng cây biểu thị khoảng cách của nó và khả năng thích nghi đối với những thay đổi của điều kiện sống. Mật độ rừng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành hoàn cảnh rừng và mức độ tận dụng điều kiện lập địa do vậy mật độ rừng ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sinh trưởng của cây rừng.
4.3.2.1 Mức độ phong phú của loài
Chỉ số phong phú của các loài trong lâm phân nơi có loài Vàng tâm phân bố tại VQG Xuân Sơn được tổng hợp trong bảng 4.11 sau:
Bảng 4.11: Chỉ số phong phú của loài
OTC M N R
Trung bình 1,2,3 18 380 0,92 Trung bình 4,5,6 20 410 0,99 Trung bình 7,8,9 19 380 0,97
Kết quả bảng trên cho thấy, trên cùng diện tích (1ha), số lượng loài và số cá thể cùng trạng thái rừng ở khu vực nơi có loài Vàng tâm phân bố tương đối giống nhau. Số cây trên 1ha dao động từ 380 – 410 cây/ha, số loài trong mỗi OTC từ 18 – 20 loài. Chỉ số R dao động từ 0,92 – 0,99, nghĩa là mức độ phong phú về loài nơi có loài Vàng tâm phân bố tương đối đồng đều. Kết quả này phần nào phản ánh được sự tương đồng về điều kiện môi trường sống của tầng cây gỗ trong quần xã thực vật nơi có loài Vàng tâm phân bố.
b) Mức độ thường gặp
Mức độ thường gặp Mtg% trung bình của các loài trong lâm phần được tổng hợp chi tiết trong bảng sau:
Bảng 4.12: Mức độ thường gặp của các loài trong lâm phần điều tra
TT Loài cây ni Mtg (%) TT Loài cây ni Mtg (%)
1 Táu mặt quỉ 1 2,63 1 Sồi 1 2,44 2 Sến 5 6,39 2 Ngát 2 4,88 3 Chò nến 3 3,75 3 Thiều rừng 1 2,44 4 Dung giấy 2 5,26 4 Trường 4 9,76 5 Vàng tâm 9 7,70 5 Thừng mực trâu 1 2,44 6 Trám trắng 4 5,07 6 Đỏ ngọn 2 4,88 7 Vỏ mản 2 5,26 7 Táu xanh 2 4,88 8 Trâm 9 7,70 8 Đơn 2 4,88 9 Táu mật 1 2,63 9 Táu trắng 3 7,89 10 Gội 6 7,61 10 Chẹo 4 10,53 11 Thị rừng 4 5,26 11 Gáo 2 5,26 12 Ngát lông 1 2,63 12 Vàng kiềng 1 2,63 13 Bứa 7 6,08 13 Chò vảy 1 2,63 14 Dẻ cau 4 5,07 14 Kháo lá dài 1 2,63 15 Kháo nhớt 3 3,85 15 Máu chó lá nhỏ 2 5,26 16 Kháo vàng 3 3,95 16 Mạ xưa lá xẻ 1 2,63 17 Giổi 4 5,07 17 Vạng trứng 2 5,26 18 Dẻ 3 3,95 18 Sâng 1 2,63 19 Trâm vối 2 5,26 19 Chò nâu 4 10,53 20 Thừng mực 2 5,26
Kết quả bảng 4.12 cho thấy, tại các lâm phần điều tra mức độ thường gặp của các loài dao động từ 2,44 – 10,53%, đều nhỏ hơn 25% là mức độ ít gặp. Mức độ thường gặp bình quân của loài Vàng tâm ở các lâm phần điều tra là 7,70%.
Các loài trong quần xã thực vật có mối quan hệ qua lại lẫn nhau để cùng tồn tại. Mỗi quan hệ này có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh loại trừ lẫn nhau vì vậy, trong rừng tự nhiên sự tồn tại của các loài không chỉ là sự thích ứng với khí hậu, đất đai mà còn có sự thích ứng hài hòa giữa chúng với nhau. Trong quá trình tiến hóa, khả năng thích ứng lẫn nhau cảu các loài càng ngày càng tăng, có nghĩa là các loài cùng tồn tại và phát triển được trong cùng một không gian sống sẽ hướng tới đặc điểm sinh học, sinh thái phù hợp với nhau. Tại lâm phần điều tra, kết quả từ các OTC hình tròn 6 cây cho thấy Vàng tâm thường đi kèm với các loài như: Kháo, Dẻ cau và Trám trắng nhưng mức độ thân thuộc của loài Vàng tâm với các loài do ngẫu nhiên mà cùng cư trú ở một nơi.