3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
4.3.1. Cấu trúc tổ thành rừng
Tổ thành thực vật cho biết số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Tổ thành là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng.
Tổ thành là một trong số các nhân tố nói lên mức độ thuận lợi của môi trường sống, là cơ sở để điều chế rừng. Đây còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, nó ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh và khả năng lợi dụng rừng. Tổ thành loài cây càng phức tạp bao nhiêu thì rừng càng có tính cân bằng và ổn định bấy nhiêu.
Tổ thành được coi là nhân tố biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào đó trong lâm phần trong đó, tỷ trọng mỗi loài hay nhóm loài được gọi là hệ số tổ thành và công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây trong lâm phần được gọi là công thức tổ thành.
Vàng tâm là loài có biên độ sinh thái hẹp, thường mọc tự nhiên ở ven sông, suối, chân hoặc sườn núi dốc. Tại VQG Xuân Sơn phân bố ở đai độ cao dưới 1000m, thuộc kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên đất nguyên trạng – trạng thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp. Trong phạm vi báo cáo, đề tài biểu thị công thức tổ thành theo tỷ lệ số cây và tỷ lệ tiết diện ngang (IV%). Kết quả xác định công thức tổ thành rừng nơi có loài Vàng tâm phân bố được tổng hợp chi tiết trong bảng 4.4 sau:
Bảng 4.5: Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Vàng tâm
TT Loài cây ni G% N% IV%
1 Táu trắng 3 15,01 7,89 11,45 2 Chẹo 4 10,53 10,53 10,53 3 Gáo 2 10,04 5,26 7,65 4 Vàng tâm 3 11,03 7,89 9,46 5 Vàng kiềng 1 3,67 2,63 3,15 6 Chò vảy 1 1,46 2,63 2,04 7 Kháo lá dài 1 3,32 2,63 2,97 8 Máu chó lá nhỏ 2 8,09 5,26 6,68 9 Thị rừng 2 3,47 5,26 4,37 10 Bứa 4 6,45 10,53 8,49 11 Mạ xưa lá xẻ 1 1,65 2,63 2,14 12 Vạng trứng 2 4,52 5,26 4,89 13 Sâng 1 0,85 2,63 1,74 14 Chò nâu 4 11,93 10,53 11,23 15 Thừng mực 2 2,16 5,26 3,71 16 Trâm vối 2 1,94 5,26 3,60 17 Dẻ 1 1,19 2,63 1,91 18 Trâm 1 0,99 2,63 1,81 19 Kháo vàng 1 1,70 2,63 2,17 Tổng 38 100 100 100
Kết quả bảng 4.5 cho thấy:
Với diện tích 1.000m2/OTC, ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển thì có 38 cá thể của 19 loài cây. Trong tổng số 19 loài cây gỗ có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành: Táu trắng có mật độ 30 cây/ha với chỉ số IV% cao nhất (11,45%); tiếp đến là Chò nâu có 40 cây/ha, chỉ số IV% là 11,23%; Chẹo có 40 cây/ha với chỉ số IV% là 10,53%; loài Vàng tâm có mật
độ 30 cây/ha với chỉ số IV% là 9,46%, đứng vị trí thứ tư về chỉ số IV% trong công thức tổ thành; Bứa có 40 cây/ha với chỉ số IV% là 8,49%; Gáo có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 7,65% và loài Máu chó lá nhỏ có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 6,68%. Đối với cây Vàng tâm trong lâm phần chỉ có 30 cá thể, chiếm 7,89% tổng số cây trong lâm phần và đứng vị trí thứ 4 sau các loài cây như: Táu, Chò nâu và Chẹo.
Theo Daniel Marmillod, những loài cây nào có IV% > 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần, đó là chỉ dẫn làm cơ sở quan trọng xác định loài và nhóm loài ưu thế. Như vậy, theo chỉ số IV% (tỷ lệ số cây và tỷ lệ tiết diện ngang) thì trong OTC trên chỉ có 7 loài/ tổng số 19 loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành nơi có loài cây Vàng tâm phân bố được tổng hợp trong bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6: Công thức tổ thành rừng nơi có loài Vàng tâm phân bố theo IV%
m (loài)
N
(cây/ha) Công thức tổ thành theo IV%
19 380 11,45 Tat + 11,23 Chn + 10,53 Che + 9,46 Vt + 8,49 Bu + 7,65 Ga + 6,68 Macln
Ghi chú: Tat: Táu trắng; Chn: Chò nâu; Che: Chẹo; Vt: Vàng tâm; Bu: Bứa; Ga: Gáo; Macln: Máu chó lá nhỏ.
Ở độ cao 728m thuộc trạng thái rừng IIIA2 loài Vàng tâm đứng ở vị trí thứ 4 trong số những loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng, với chỉ số IV% là 9,46%.
Các loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng cùng với loài Vàng tâm phân bố ở độ cao 705m so với mực nước biển, thuộc trạng thái rừng IIIA2 được tổng hợp trong bảng 4.6 sau:
Bảng 4.7: Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Vàng tâm phân bố theo IV%
TT Loài cây ni G% N% IV%
1 Táu mặt quỉ 1 6,81 2,63 4,72 2 Sến 3 10,02 7,89 8,96 3 Chò nến 1 5,98 2,63 4,31 4 Dung giấy 2 3,68 5,26 4,47 5 Vàng tâm 3 9,56 7,89 8,72 6 Trám trắng 2 5,28 5,26 5,27 7 Vỏ mản 2 3,46 5,26 4,36 8 Trâm 5 9,45 13,16 11,31 9 Táu mật 1 2,88 2,63 2,76 10 Gội 3 10,19 7,89 9,04 11 Thị rừng 2 1,95 5,26 3,61 12 Ngát lông 1 0,42 2,63 1,53 13 Bứa 2 1,60 5,26 3,43 14 Dẻ cau 2 2,66 5,26 3,96 15 Kháo nhớt 2 2,96 5,26 4,11 16 Kháo vàng 2 10,30 5,26 7,78 17 Giổi 2 6,33 5,26 5,80 18 Dẻ 2 6,47 5,26 5,87 Tổng 38 100,00 100,00 100,00
Kết quả 4.7 trên cho thấy, với diện tích 1.000m2/OTC có mật độ 380 loài cây gỗ/ha, tổng số 18 loài chỉ có 8 loài tham gia vào trong công thức tổ thành, trong đó có loài Vàng tâm. Loài Trâm có mật độ 50 cây/ha với chỉ số IV% đạt 11,31%; tiếp đến là loài cây Gội có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 9,04%; Sến có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 8,96%; Vàng tâm có 30 cây/ha với chỉ số IV% đạt 8,72% đứng thứ 4 trong công thức tổ thành; Kháo vàng có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 7,78%; Dẻ có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,87%;
Giổi có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,80% và loài cuối cùng tham gia vào công thức tổ thành là Trám trắng, có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,27%. Đối với cây Vàng tâm trong lâm phần chỉ có 30 cá thể, chiếm 7,89% tổng số cây trong lâm phần và đứng vị trí thứ 4 sau các loài cây như: Trâm, Gội, Sến.
Những loài cây tham gia vào trong công thức tổ thành được tổng hợp trong bảng 4.8 sau:
Bảng 4.8: Công thức tổ thành rừng nơi có loài Vàng tâm phân bố theo IV%
m (loài)
N
(cây/ha) Công thức tổ thành theo IV%
18 380 11,31 Tra + 9,04 Go + 8,96 Se + 8,72 Vt + 7,78 Khv + 5,87 De + 5,80 Gi + 5,27 Trt
Ghi chú: Tra: Trâm; Go: Gội; Se: Sến; Vt: Vàng tâm; Khv: Kháo vàng; De: Dẻ; Gi: Gổi; Trt: Trám trắng.
Ở độ cao dưới 1000m thuộc trạng thái rừng IIIA2 loài Vàng tâm đứng ở vị trí thứ 4 trong số những loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng, với chỉ số IV% là 8,72%.
Các loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng cùng với loài Vàng tâm phân bố ở độ cao 746m so với mực nước biển, thuộc trạng thái rừng IIIA2 được tổng hợp trong bảng 4.8 sau:
Bảng 4.9: Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Vàng tâm phân bố theo IV%
TT Loài cây ni G% N% IV%
1 Kháo vàng 2 4,28 4,88 4,58 2 Sồi 1 2,41 2,44 2,42 3 Dẻ cau 2 1,90 4,88 3,39 4 Giổi 2 8,91 4,88 6,89 5 Kháo nhớt 1 2,82 2,44 2,63 6 Bứa 1 4,03 2,44 3,24 7 Trâm 3 7,37 7,32 7,34 8 Ngát 2 2,49 4,88 3,68 9 Vàng tâm 3 6,82 7,32 7,07 10 Sến 2 6,59 4,88 5,73 11 Trám trắng 2 6,27 4,88 5,57 12 Chò nến 2 5,76 4,88 5,32 13 Thiều rừng 1 2,41 2,44 2,42 14 Vỏ mản 3 8,67 7,32 7,99 15 Trường 4 5,03 9,76 7,39 16 Thừng mực trâu 1 2,03 2,44 2,23 17 Đỏ ngọn 2 3,79 4,88 4,33 18 Táu xanh 2 9,49 4,88 7,19 19 Gội 3 7,95 7,32 7,63 20 Đơn 2 3,36 4,88 4,12 Tổng 41 100 100 100
Kết quả bảng 4.9 cho thấy:
Trong tổng số 20 loài, với mật độ 410 cây/ha chỉ có 10 loài cây gỗ tham gia vào trong công thức tổ thành, trong đó có loài Vàng tâm. Loài Vỏ mản có 30 cây/ha, với chỉ số IV% cao nhất (7,99%); tiếp đến là loài Gội có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 7,63%; Trường có 40 cây/ha với chỉ số IV% là 7,39%; Trâm có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 7,34%; Táu xanh có 20 cây/ha
với chỉ số IV% là 7,19%; Vàng tâm có 30 cây/ha với chỉ số IV% là 7,07% đứng vị trí thứ 6 trong những loài cây tham gia công thức tổ thành; Giổi có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 6,89%; Sến có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,73%; Trám trắng có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,57% và Chò nến có 20 cây/ha với chỉ số IV% là 5,32%.
Như vậy, đối với cây Vàng tâm trong lâm phần chỉ có 30 cá thể, chiếm 7,32% tổng số cây trong lâm phần và đứng vị trí thứ 6 sau các loài cây như: Gội, Trường, Trâm, Táu.
Những loài cây gỗ có chỉ số IV% > 5% tham gia vào trong công thức tổ thành được tổng hợp chi tiết trong bảng 4.10 sau:
Bảng 4.10: Công thức tổ thành rừng nơi có loài Vàng tâm phân bố theo IV%
M (loài)
N
(cây/ha) Công thức tổ thành theo IV%
20 410 7,99 Vom + 7,63 Go + 7,39 Tru + 7,34 Tra + 7,19 Tax + 7,07 Vt + 6,89 Gi + 5,73 Se + 5,57 Trt + 5,32 Chne
Ghi chú: Vom: Vỏ mản; Go: Gội; Tru: Trường; Tra: Trâm; Tax: Táu xanh; Vt: Vàng tâm; Gi: Giổi; Se: Sến; Trt: Trám trắng; Chne: Chò nến.
Ở độ cao 746m thuộc trạng thái rừng IIIA2 loài Vàng tâm đứng ở vị trí thứ 6 trong số những loài tham gia vào trong công thức tổ thành rừng, với chỉ số IV% là 7,07%.
Vì vậy, việc xác định tổ thành rừng làm cơ sở để thiết lập hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh linh hoạt, trong đó khoanh nuôi phục hồi rừng dựa vào việc tận dụng triệt để năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tái sinh vốn rừng của những loài chính tham gia trong công thức tổ thành, cũng như những loài có triển vọng.