k ‐ bit tin n‐ bit dư
6.1.2 Phân cấp hệ thống ghép kênh FDM điển hình
Hình 6.4 minh họa sự phân cấp của hệ thống điện thoại FDM (theo Công ty điện thoại và điện báo AT&T). Ở đây, 12 tín hiệu thoại tương tự (còn gọi là 12 kênh thoại) được ghép kênh phân tần số sử dụng kiểu điều chế SSB, tạo thành FDM nhóm
cơ bản (basic group). Băng thông của tín hiệu FDM nhóm cơ bản là 48 kHz, chiểm
dải tần số từ 60 - 108 kHz. Vậy mỗi tín hiệu FDM nhóm cơ bản có thể thay bằng một tín hiệu có băng thông rộng 48 kHz. Mỗi kênh thoại tương tự có băng thông từ 0.3 - 3.4 kHz được sắp xếp cho chiếm một dải tần số 4 kHz. Khoảng tần số dành thêm này gọi là dải phòng vệ (guard band). Ý nghĩa của chúng là dành một khoảng
cách giữa các kênh lân cận để bộ tách kênh FDM có thể tách riêng các kênh ra bằng các bộ lọc thực tế.
Cấp ghép cao hơn trong hệ thống điện thoại FDM là siêu nhóm (super group), ghép từ 5 tín hiệu FDM nhóm cơ bản, kiểu điều chế là SSB, băng thông là
240 kHz, bao gồm 60 kênh thoại. Tương tự như trên, mỗi tín hiệu FDM siêu nhóm có thể xem tương đương với một tín hiệu có băng thông rộng 240 kHz.
Tiếp theo, 10 tín hiệu FDM siêu nhóm có thể ghép kênh phân tần số dùng kiểu điều chế SSB để tạo thành một tín hiệu FDM nhóm chủ (master group) có băng
thông là 2.52 MHz chứa 600 kênh thoại.
Kỹ thuật FDM đầu tiên là được dùng cho thông tin tương tự và ngày nay đang được dùng lại trong các hệ thống thông tin sợi quang. Ở đó, các bước sóng khác nhau được dùng để truyền đồng thời các tín hiệu khác nhau trên một sợi quang.
Cung Quang Khang (Bộ môn Kỹ thuật Điện-Điện tử)
Lúc này, thuật ngữ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM (Wavelength Division Multiplexing) thường được dùng nhiều hơn thuật ngữ FDM.
Hình 6.4 Hệ thống phân chia ghép kênh thoại