Các định dạng mã đường truyền

Một phần của tài liệu Thông tin số : thầy cung quang khang (Trang 40 - 41)

Mã hóa đường cho dữ liệu nhị phân có thể thực hiện theo hai cách sau: - mã hóa theo mức tín hiệu;

- mã hóa theo sự chuyển đổi tín hiệu.

Mã đường truyền

Unipolar Polar Bipolar

Cung Quang Khang (Bộ môn Kỹ thuật Điện-Điện tử)

Theo quá trình chuyển mức tín hiệu, mã hóa đường được quy định khi tín hiệu chuyển mức từ điện áp cao về điện áp thấp hoặc ngược lại, ví dụ bit 1 tương ứng với việc chuyển mức tín hiệu, bit 0 tương ứng tín hiệu không thay đổi mức.

Theo mức tín hiệu, có thể sử dụng mức điện áp cao hoặc thấp cho cả hoặc một phần chu kỳ bit, ví dụ mức điện áp +V cho bit 1, mức điện áp 0 cho bit 0 và các mức này không thay đổi trong suốt thời gian chu kỳ bit. Mã hóa theo mức được phân thành hai nhóm: RZ (Return-to-Zero) và NRZ (Non-Return-to-Zero). Với RZ, dạng sóng tín hiệu trở về mức điện áp tham chiếu (0V) trong nửa thời gian chu kỳ bit. Ngược lại, Mã NRZ không quay trở về mức điện áp tham chiếu.

Trên thực tế, trong mã hóa đường thường quan tâm đến cực tính điện áp của tín hiệu biểu diễn dữ liệu. Nếu chỉ sử dụng một mức điện áp hoặc dương hoặc âm để đại điện cho dữ liệu (bit 1 chẳng hạn) thì gọi là mã đơn cực (Unipolar), nếu sử dựng cả 2 mức điện áp dương và âm cho dữ liệu (ví dụ mức +V đại diện bit 1, mức –V đại diện bit 0) thì mã được gọi là có cực tính (polar) và lưỡng cực (bipolar) nếu sử dụng mức +V, –V thay đổi luân phiên đại diện cho bit 1 và mức 0V đại diện cho bit 0.

Unipolar chỉ có một dạng, polar có 3 dạng NRZ, RZ và biphase. Bipolar có 3 dạng AMI, B8ZS, và HDB3.

Một phần của tài liệu Thông tin số : thầy cung quang khang (Trang 40 - 41)