Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân thì có tổng số 35 giải pháp được đề xuất, mỗi giải pháp điều có các các lợi ích và khó khăn riêng. Vì vậy, việc phân tích khả thi của các giải pháp là hết sức cần thiết để làm cơ sở lựa chọn giải pháp phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của xí nghiệp.
Sau đây là kết quả phân tích khả thi về kinh tế của một số giải pháp có thể áp dụng ngay tại xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận An 3.
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 48
(1). Hướng dẫn công nhân lấy nước vào thau không quá đầy và tăng cường giám sát
- Đầu tư (I): 0
- Công nhân lấy nước không quá đầy có thể tiết kiệm được 2 m3/ngày - Tiết kiệm nước
Sn = 2 m3 × 4.000 đồng/ m3 = 8.000 đồng/ngày = 1.920.000 đồng/năm - Chi phí xử lý nước thải
Cnt = 2 m3 × 3.500 đồng/ m3 = 7.000 đồng/ngày = 1.680.000 đồng/năm - Tổng tiền tiết kiệm
St = Sn + Cnt = 3.600.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn được tính theo công thức 0 000 . 600 . 3 0 = = = st I p tháng
(2). Lắp thêm các van đầu vòi và sửa chữa các đường ống bị hư
- Đầu tư (I)
+ Đầu tư 3 van đầu vòi
I1 = 3cái × 50.000đồng/cái = 150.000 đồng + Đầu tư sử chữa 3 đường ống bị hư
I2 = 3ống × 10.000đồng/ống = 30.000 đồng + Chi phí nhân công sửa chữa
I3 = 1nhân công × 100.000đồng/ngày = 100.000 đồng + Tổng đầu tư: I = I1 + I2 + I3 =280.000 đồng
- Lượng nước tiết kiệm: 4,5 m3 - Tiết kiệm nước
Sn = 4,5 m3 × 4.000đồng/ m3 = 18.000 đồng/ngày = 4.320.000 đồng/năm - Chi phí xử lý nước thải
Cnt = 4,5 m3 × 3.500 đồng/ m3 = 15.750 đồng/ngày = 3.780.000 đồng/năm - Tổng tiền tiết kiệm
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 49 St = Sn + Cnt = 8.100.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn được tính theo công thức 4 . 0 000 . 100 . 8 000 . 280 = = = st I p tháng
(3). Thu gom chất thải rắn triệt để trước khi làm vệ sinh bằng nước
- Đầu tư (I): bàn cào cao su trong năm
I = 20cái × 55.000 = 1.100.000 đồng/năm - Thực hiện giải pháp này tiết kiệm được 3m3
- Tiết kiệm nước
Sn = 3 m3 × 4.000 đồng/ m3 = 12.000 đồng/ngày = 2.880.000 đồng/năm - Chi phí xử lý nước thải
Cnt = 3 m3 × 3500 đồng/ m3 = 10.500 đồng/ngày = 2.520.000 đồng/năm - Tổng tiền tiết kiệm
S = Sn + Cnt = 5.400.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn được tính theo công thức 4 , 2 000 . 400 . 5 000 . 100 . 1 1 = = = s I p tháng
(4). Hướng dẫn công nhân lấy đá
- Đầu tư (I): 0
- Thực hiện giải pháp này tiết kiệm được 4kg/ngày
Sđá = 4 kg × 2.000 đồng/ kg = 8.000 đồng/ngày = 1.920.000 đồng/năm St = 1.920.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn được tính theo công thức 0 000 . 920 . 1 0 = = = st I p tháng
(5). Đầu tư máy phun áp lực để vệ sinh cuối giờ
- Đầu tư (I): máy phun áp lực
I1 = 3cái × 2.000.000đồng/cái = 6.000.000 đồng I2 = 10m3 × 14Kw × 1.100 đồng = 154.000 đồng
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 50 - Tổng tiền đầu tư : I = I1 + I2 = 6.154.000 đồng
- Tiết kiệm nước
Sn = 10 m3 × 4.000 đồng/ m3 = 40.000 đồng/ngày = 9.600.000 đồng/năm - Chi phí xử lý nước thải
Cnt = 10 m3 × 3.500 đồng/ m3 = 35.000 đồng/ngày = 8.400.000 đồng/năm - Tổng tiền tiết kiệm
S = Sn + Cnt = 18.000.000 đồng/năm
- Thời gian hoàn vốn được tính theo công thức 1 , 4 000 . 000 . 18 000 . 154 . 6 1 = = = s I p tháng (6). Lắp biến tần động cơ 7,5 kw
- Đầu tư (I): Biến tần
I = 6cái × 12.000.000đồng/cái = 72.000.000 đồng - Tiết kiệm:
Điện năng tiết kiệm trong 1 năm: 26.730 Kwh Đơn giá điện trung bình: 1.258 đồng/Kw
Tổng tiết kiệm: S = 26.730 Kwh × 1.258 đồng/Kw = 33.626.340 đồng
- Thời gian hoàn vốn được tính theo công thức 14 , 2 3400 . 626 . 33 000 . 000 . 72 1 = = = s I p năm
(Nguồn: Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN An Giang, 2011) Nhận xét: Sau khi phân tích khả thi về kinh tế của một số giải pháp có thể thực hiện tại xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận An 3 cho thấy với mức chi phí đầu tư ban đầu không cao nhưng kết quả đạt được của từng giải pháp có thể giúp cho xí nghiệp tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể.
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 51
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Kết quả nghiên cứu tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, hiên trạng môi trường tại xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận An 3 cho thấy:
Trong quá trình chế biến xí nghiệp chưa kiểm soát triệt để việc sử dụng nguyên, nhiên vật liệu như nước, đá…, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người công nhân chưa cao trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, công nhân sử dụng một cách thoải mái nên gây thất thoát nhiều cho xí nghiệp. Vì vậy, tiềm năng áp dụng SXSH tại xí nghiệp là rất lớn, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đề xuất được 35 giải pháp trong đó 21 giải pháp thực hiện ngay, 13 giải pháp cần nghiên cứu thêm về các lợi ích kỹ thuật, kinh tế và môi trường, 1 giải pháp loại bỏ. Trong đó có 11 giải pháp quản lý nội vi, 19 giải pháp cải tiến thiết bị, 03 giải pháp tái chế, 01 giải pháp thay đổi nguyên liệu và 01 giải pháp thay đổi công nghệ.
Trong số các gải pháp được đề xuất thì các giải pháp thuộc nhóm quản lý nội vi có chi phí đầu tư thấp, giúp công ty tiết kiệm ngay từ đầu do đó các giải pháp pháp này nên ưu tiên thực hiện trước để làm cơ sở cho các giải pháp sau được thực hiện tốt hơn. Các giải pháp thuộc nhóm cải tiến thiết bị khá đơn giản và dễ thực hiện, nó giúp công ty giảm được chi phí thải bỏ và việc sản xuất kinh doanh trở nên thân thiện với môi trường hơn do đó các giải pháp này cũng cần phải được thực hiện ngay, càng sớm càng tốt.
5.2 Kiến nghị
Qua quá trình thực tập Tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường hiệu quả Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận An 3 cần :
- Quan tâm đầu tư một cách thích hợp cho các biện pháp quản lý, nâng cao nhận thức cho công nhân thông qua các khóa đào tạo, tập huấn về SXSH.
- Tuân thủ giám sát chất lượng môi trường chặt chẽ theo định kỳ .
- Trong tương lai cần quan tâm nghiên cứu và áp dụng nhiểu hơn các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong xí nghiệp.
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 52 Nhằm tạo điều kiện cho xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận An 3 thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trường và phát triển liên tục các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần:
- Hỗ trợ nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp về SXSH, cụ thể là phổ biến các thông tin liên quan đến giảm thiểu nhằm thúc đẩy thực hiện tốt việc SXSH, tổ chức các khóa tập huấn về môi trường cho công ty. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp hơn trong công tác BVMT.
- Ban hành các chính sách khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đặc biệt chú trọng đến các phương án SXSH, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
- Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ chuyên gia đánh giá SXSH, hỗ trợ một phần kinh phí, các chính sách khuyến khích như cho vay lãi với chế độ ưu tiên nhằm tạo điều kiện cho công ty bước đầu tiếp cận và thực hiện SXSH.
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 53
PHỤ LỤC
1. Hình các công đoạn, khu vực, hoạt động gây lãng phí tài nguyên
Công nhân khoá nước không kỹ
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 54
Chất thải rắn thải bỏ lộn xộn
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 55
Đá rơi vãi bên ngoài
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 56
Thau chứa nước tạt nền quá lớn
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 57
Chổi nhựa vệ sinh quá nhỏ không hiệu quả
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 58
2. Bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ, công nhân của công ty
PHIẾU PHỎNG VẤN
X W
Chào các anh/chị!
Tôi tên Bùi Thị Minh Nhựt là sinh viên khoa KT - CN - MT của trường Đại Học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp với nội dung “Bước đầu nghiên cứu thực hiện sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Thuận An 3”.
Thông tin từ anh/ chị sẽ là quan trọng để tôi hoàn thành đề tài này. Vì vậy rất mong anh/chị dành chút thời gian đóng góp ý kiến về vấn đề này.
Các anh/ chị vui lòng điền các thông tin, ý kiến của bản thân vào các khoảng trống và đánh dấu ; vào các ô vuông trước đáp án anh/chị cho là đúng.
I . Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
Họ và tên: ... Giới tính: Nam Nữ Chức vụ: ... Địa chỉ: ... Số điện thoại liên lạc:... II . Phần câu hỏi.
1. Mức độ hiểu biết của các anh/chị về hướng tiếp cận SXSH?
Rất am hiểu Ít quan tâm
Không biết Ý kiến khác:………..
2. Lề lối, truyến thống làm việc của cán bộ nhân viên nhà máy ra sao?
Rất tốt Tốt
Không tốt Ý kiến khác:………
3.Nguồn nước sử dụng trong nhà máy được lấy từ đâu?
Lấy nước từ giếng Lấy nước từ sông Hậu tự xử lý
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 59 4. Đối với phân xưởng chế biến thủy sản công đoạn nào sử dụng nước nhiều
nhất?
Rửa cá Phi lê
Cấp đông Ý kiến khác:………
5. Nước làm mát, làm lạnh có được tái tuần hoàn không?
Có Không
6. Có tái sử dụng nước thải ít ô nhiễm cho các công đoạn yêu cầu chất lượng nước không cao? Như lấy nước ít ô nhiễm dùng rửa sàn…?
Có Không
7. có thu hồi máu cá cho mục đích sử dụng khác không ?
Có Không
8. Công đoạn nào sử dụng nhiều điện nhất?
Hệ thống lạnh Hệ thống đèn chiếu sáng
Sinh hoạt khác của nhân viên Ý kiến khác:……… 9. Các Phương pháp xử lý chất thải rắn của nhà máy?
Đổ xuống sông Tái chế
Do ban công trình đô thị xử lý Ý kiến khác:……… 10. Phương pháp xử lý mùi của nhà máy?
Không có biện pháp Thường xuyên vệ sinh nhà máy
Có hệ thống xử lý mùi Ý kiến khác:……… 11. Lịch sử hình thành nhà máy, lịch sử sản xuất (bắt đầu từ năm nào)?
... 12. Qui mô của nhà máy?
... 113. Công suất của phân xưởng chế biến thủy sản?
... 14. Công suất của phân xưởng chế biến phụ phẩm?
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 60 15. Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy bình quân là bao nhiêu
... 16. Chi phí xử lý cho 1 m3nước thải là bao nhiêu?
... 17. Chi phí cho 1 m3 nước máy (nước cấp) là bao nhiêu?
... 18. Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy bình quân là bao nhiêu?
... 19. Những khó khăn, vướng mắt trong quá trình sản xuất hiện tại của nhà máy là gì?
... 20. Ý kiến các anh/chị về vấn đề môi trường của nhà máy hiện nay ra sao? Các công đoạn, khu vực nào phát sinh ô nhiễm nhiều nhất?
... ... 21. Theo các anh /chị qui trình sản xuất của nhà máy hiện tại có hoạt động nào gây lãng phí không? hoạt động nào gây lãng phí nhiều nhất?
... ... 22. Dựa vào đặc điểm, tình hình sản xuất hiện tại của nhà máy theo các anh chị các giải pháp SXSH nào của nhà máy cần được thực hiện?
...
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi Trường. 2001. Chiến lược (2001 – 2010) và kế hoạch hành động (2001 – 2005) quốc gia về bảo vệ môi trường. NXB Hà Nội
2. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn. 2001. Quản trị môi trường và tài nguyên thiên nhiên. TP Hồ Chí Minh. NXB nông nghiệp.
3. Nguyễn Xuân Hoàng. 2003. Công nghệ sạch. NXB nông nghiệp.
4. Ngô Thị Nga. 2005.Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn. Hà Nội. NXB nông nghiệp.
5. Nguyễn Vinh Quy. 2005. bài giảng môn học san xuất sạch hơn.giáo trình chưa xuất bản.TP. HCM
6. Phạm Tuấn Anh. 2001. Đánh giá SXSH trong chế biến cá. Hà Nội. NXB nông nghiệp.
7. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam. phương pháp luận kiểm toán. 2005. Đại học Bách Khoa Hà Nội. NXB Nông Nghiệp.
8. Trần Anh Tuấn.2008. Giáo trình SXSH.Trường Đại học khoa học Huế. 9. United Nations Environment Programme (UNEP), 1994. Government
Strategies and Policies for Cleaner Production. UNEP Industry and Environment. Pari
10. Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP. HCM. 2005. Kỹ thuật đánh giá sản xuất sạch hơn ngành chế biến thủy sản.
11. Báo cáo đánh giá SXSH của công ty AFIEX
12. Báo cáo đánh giá SXSH của công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp – ANTESCO
13. Báo cáo SXSH công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân 14. Báo cáo SXSH công ty cổ phần mía đường Bến Tre
15. Báo cáo SXSH nhà máy chế biến dừa Thành Vinh 16. Báo cáo SXSH công ty thuốc lá Bến Tre
17. Bảng theo dõi tình hình sử nguyên liệu và tiêu thụ điện, nước của xí nghiệp đông lạnh thủy sản Thuận An 3.2011
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 62 19. Các trang web: http://www.congnghiepmoitruong.vn/index.php?option=com_content&vi ew=article&id=1582:hien&catid=8&Itemid=7 http://www.vusta.vn/Temps/Home/template2/?nid=38F4 http://www.ebook.edu.vn/?page=1.3&view=10727