Hiện trạng sử dụng nước và tiềm năng tiết kiệm

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu thực hiện sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thuận an 3 (Trang 37 - 42)

Hiện tại công ty sử dụng nguồn nước mặt từ sông Hậu thông qua hệ thống xử lý của của xí nghiệp với công suất xử lý là 150m3/giờ. Theo thống kê của xí nghiệp trong năm 2010 lượng nguyên liệu sản xuất trung bình của năm là 30 tấn nguyên liệu/ngày. Lượng nước cấp trung bình là 473m3/ngày/30tấn nguyên liệu.Trong đó bao gồm nước cho chế biến, vệ sinh công nhân và nước dùng cho các mục đích khác.

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 34 Bảng theo dõi nguyên liệu tiêu thụ và lượng nước sản xuất trong tháng 2/2011

được trình bày ở bảng 4.4

Bảng 4.4: Bảng theo dõi nguyên liệu tiêu thụ và lượng nước sản xuất trong tháng 2/2011 STT Ngày Nguyên liệu sản xuất (tấn) Nước sản xuất (m3) 1 11/02/11 26,69 240 2 12/02/11 34,10 393 3 13/02/11 28,75 543 4 14/02/11 36,03 415 5 15/02/11 34,77 504 6 16/02/11 33,91 502 7 17/02/11 34,56 520 8 18/02/11 33,89 503 9 19/02/11 38,58 529 10 20/02/11 18,24 554 11 21/02/11 36,19 368 12 22/02/11 38,86 472 13 23/02/11 35,37 567 14 24/02/11 39,84 443 15 25/02/11 36,80 555

Ghi chú: Phân xưởng chỉ sản xuất 15 ngày, những ngày còn lại phân xưởng

không hoạt động do bảo trì sửa chữa và do thiếu lượng nguyên liêu sản xuất. (Ngun: Bảng theo dõi nguyên liệu tiêu thụ và lượng nước sản xuất của xí nghiệp

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 35

Biểu đồ biểu diễn lượng nguyên liệu và lượng nước sử dụng

0 10 20 30 40 50 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 ngày t n 0 100 200 300 400 500 600

m3 LLượượng nguyên ling nước sử dệuụng

Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn lượng nguyên liệu và lượng nước sử dụng

Qua hình 4.6 cho thấy đường biểu diễn lượng nguyên liệu sản xuất có hình dạng tương đối giống với đường biểu diễn lượng nước tiêu thụ trong ngày. Qua đó, có thể nhận xét rằng khi lượng nguyên liệu nhiều thì lượng nước sử dụng cũng gia tăng. Tuy nhiên, ở một số ngày không theo qui luật đó và qua quá trình khảo sát hiện trạng của nhà máy cho thấy lượng nước tiêu hao trong các khu vực phụ thuộc rất lớn vào thao tác của công nhân trong quá trình chế biến, vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị và vệ sinh nền... Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ sản xuất và các công cụ phụ trợ cho công tác vệ sinh còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được khả năng giảm thiểu đến mức thấp nhất lượng nước tiêu thụ của xí nghiệp.

Ö Tiềm năng tiết kiệm nước chủ yếu tập trung vào các giải pháp là quản lý nội vi và cải tiến thiết bị.

” Hiện trạng sử dụng nước trong các khu vực chế biến

Lượng nước trong khu vực chế biến thường chiếm tỷ lệ cao nhất so với các khu vực khác (49% trong tổng lượng nước sử dụng). Vì vậy, khu vực chế biến là nơi có nhiều tiềm năng trong việc tiết kiệm lượng nước sử dụng.

Bảng theo dõi lượng nước tiêu thụ của các khu vực chế biến được trình bày ở bảng 4.5

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 36

Bảng 4.5: Lượng nước sử dụng trong các khu vực chế biến

STT Khu vực tiêu thụ nước

Lượng nước sử dụng trung bình (m3/ngày) Mức tiêu thụ so với tổng lượng nước của khu vực (%)

1 Khu tiếp nhận nguyên

liệu, phi lê - lạng da 114 57

2 Khu sửa cá 16 8

3 Khu phân cỡ - xếp khuôn 42 21

4 Khu thành phẩm 28 14

Tổng cộng 200 m3/ngày 100

(Ngun:Bảng theo dõi nguyên liệu tiêu thụ và lượng nước sản xuất của xí nghiệp

đông lạnh thủy sản Thuận An 3 trong tháng 2/2011)

Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tiêu thụ nước trong khu vực chế biến

Theo hình 4.7 thì khu tiếp nhân nguyên liêu, phi lê lạng da chiếm tỷ lệ tiêu thụ nước cao nhất (57% trong tổng lượng nước tiêu thụ) và khu sửa cá là nơi tiêu thụ nước ít nhất (8% trong tổng lượng nước tiêu thụ). Chủ yếu là do nguyên liệu đầu vào của mỗi công đoạn sản xuất.

Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tiêu thụ nước trong khu vực chế biến

57% 8% 21% 14% Khu tiếp nhận nguyên liệu, phi lê - lạng da Khu sửa cá

Khu phân cỡ - xếp khuôn Khu thành phẩm

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 37

” Khu vực tiếp nhận nguyên liệu và phi lê - lạng da

- Khu vc tiếp nhn nguyên liu

Khu vực này, nước được sử dụng cho các mục đích như: ngâm, rửa để tách nhớt ngay khi cá nguyên liệu được đưa vào khu vực, nước để ngâm, rửa tách máu sau khi cắt tiết cá, và nước dùng để vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị... Theo số liệu của xí nghiệp, nước dùng trong thời gian sản xuất (bao gồm: nước dùng để ngâm rửa cá trong quá trình chế biến và nước dùng để vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị vào cuối ca) chiếm khoảng 84% tổng lượng nước sử dụng tại khu tiếp nhận nguyên liệu. Còn lại, nước dùng để vệ sinh dụng cụ vào đầu ca chiếm trung bình khoảng 16%.

- Khu phi lê - lng da

Nước được sử dụng trong khu vực này chủ yếu cho các mục đích như: rửa cá ngay sau khi phi lê, lạng da và nước dùng để vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị... Ở khu vực này, nước dùng trong thời gian sản xuất chiếm khoảng 83% tổng lượng nước sử dụng tại khu vực. Còn lại, nước dùng để vệ sinh dụng cụ vào đầu ca chiếm trung bình khoảng 17%, tương tự như khu tiếp nhận nguyên liệu.

Qua quá trình khảo sát về tiêu thụ nhiều nước trong khu vực này có thể nhận xét rằng, thao tác của công nhân trong quá trình vệ sinh nền, thiết bị ngay sau khi sản xuất, cụ thể như việc thu gom chất thải rắn (vụn cá trong quá trình phi lê và lạng da) chưa được công nhân thực hiện tốt trước khi sử dụng nước để vệ sinh nền trong nhà xưởng. Những lý do có thể làm ảnh hưởng đến thao tác chưa thu gom tốt chất thải rắn như đã nói ở trên đó là: ý thức của công nhân về tiết kiệm nước chưa tốt, đơn vị chưa có giải pháp kiểm soát hiệu quả, các công cụ phụ trợ để vệ sinh nhà xưởng, thiết bị chưa được trang bị đúng mức... Chính vì thế, khu vực phi lê - lạng da cũng được xem là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng về giảm thiểu tiêu hao nước trong hoạt động sản xuất.

- Khu sửa cá

Nước dùng trong thời gian sản xuất ở khu vực sửa cá chiếm khoảng 62% tổng lượng nước sử dụng tại khu vực. Còn lại, nước dùng để vệ sinh dụng cụ vào đầu ca chiếm trung bình khoảng 38%.

Ở khu vực này, sự biến động về lượng nước sử dụng và sự tiêu hao nhiều nước chủ yếu do số lượng công nhân và dụng cụ chế biến (dao, rổ và thau chứa cá) rất nhiều (nhiều nhất so với các khu vực khác). Bên cạnh đó, cũng như khu

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt Trang 38 vực phi lê - lạng da, lượng chất thải rắn (vụn cá) rơi vãi trên sàn trong khu vực

sửa cá rất nhiều, trong khi đó, việc thu gom tốt các chất thải này trước khi sử dụng nước làm vệ sinh chưa được thực hiện tốt. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gây lãng phí trong việc sử dụng nước.

- Khu phân cỡ - xếp khuôn

Lượng nước dùng trong thời gian sản xuất ở khu vực phân cỡ - xếp khuôn chiếm khoảng 79% tổng lượng nước sử dụng tại khu vực. Còn lại, nước dùng để vệ sinh dụng cụ vào đầu ca chiếm trung bình khoảng 21%.

Lượng nước sử dụng trong khu vực phân cỡ - xếp khuôn chịu ảnh hưởng bởi lượng cá trong quá trình sản xuất và thao tác của công nhân. Ngoài ra, nước được sử dụng trong khu vực này còn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của hệ thống cung cấp nước lạnh, bởi vì, trường hợp nước lạnh không đủ, công nhân sẽ dùng nước đá pha trộn với nước không làm lạnh để rửa cá sau quá trình phân loại theo kích cỡ để chuẩn bị cho cấp đông, và như vậy có thể gây lãng phí lượng nước đá.

- Khu thành phẩm

Trong khu vực thành phẩm, nước được sử dụng chủ yếu cho mục đích vệ sinh các thiết bị cấp đông, vệ sinh các dụng cụ, thiết bị khác và vệ sinh nhà xưởng.

Ö Trọng tâm đánh giá SXSH của các khu vực chế biến là khu tiếp nhận nguyên liệu, phi lê – lạng da.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu thực hiện sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thuận an 3 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)