Chương 3 đã trình bày thủ tục để tính toán phỏng đoán đối với chương trình logic phỏng đoán cùng với các ví dụ minh họa chi tiết cho phương pháp này. Chương 3 cũng trình bày tổng quan về phần mềm lập trình logic SMODELS và cài đặt, thực thi một số chương trình logic phỏng đoán bằng SMODELS, từ đó để trả lời câu truy vấn đối với chương trình logic phỏng đoán.
PHẦN KẾT LUẬN
Luận văn đã tập trung tìm hiểu về lập luận suy diễn trong lập trình logic phỏng đoán. Các kết quả chính mà luận văn đạt được là:
Tìm hiểu về cú pháp và ngữ nghĩa của chương trình logic xác định và chương trình logic thông thường.
Tìm hiểu việc tính toán phỏng đoán trong lập trình logic thông qua các thủ tục hợp giải SLD và SLDNF.
Nghiên cứu về cú pháp và ngữ nghĩa của chương trình logic phỏng đoán theo hướng tiếp cận ngữ nghĩa mô hình bền vững.
Nghiên cứu phương pháp tính toán phỏng đoán đối với chương trình logic phỏng đoán.
Tìm hiểu phần mềm SMODELS, cài đặt và thực thi một số ví dụ minh họa các chương trình logic phỏng đoán bằng SMODELS.
Hướng phát triển của đề tài là:
Nghiên cứu một số cách tiếp cận khác đối với ngữ nghĩa chương trình logic phỏng đoán.
Nghiên cứu các phương pháp khác để tính toán phỏng đoán đối với chương trình logic phỏng đoán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Lê Mạnh Thạnh, Trương Công Tuấn (2011). Giáo trình chương trình Datalog, NXB Đại học Huế.
Tiếng Anh
2. Apt K. R. (1990), Logic Programming, Elsevier Science Publishers.
3. Chesani F., L. Alberti L. , M. Gavanelli, E. Lamma, P. Mello, and P. Torroni (2007), “Verifiable agent interaction in abductive logic programming: the SCIFF framework”. ACM Transactions on Computational Logic (ToCL).
4. Gelfond M., Lifschitz V. (1988), “The stable model semantics for logic programming”, In Proceedings of the 5th International Conference on Logic Programming, Seattle, USA, The MIT Press, pp. 1070-1080.
5. Kakas A. and M. Denecker (2002), “Abduction in logic programming”, In Computational Logic: Logic Programming and Beyond. Part I, pp. 402- 436. Springer Verlag, 2002.
6. K. Eshghi and R. A. Kowalski. (1989), “Abduction compared with negation by failure”. In Proc. Of the 6th International Conference on Logic Programming, pp. 234-254.
7. Kakas A., B. V. Nuffelen, and M. Denecker (2001), “A - System: Problem solving through abduction”. In Proc. of the 17th International Joint Conference on Artificial Intelligence, pp. 591–596.
8. Kakas A. and P. Mancarella (1990), “Abductive logic programming”, In Proc. of the 1st Logic Programming and Non-Monotonic Reasoning (LPNMR), pp. 49-61.
9. Tommi Syrjänen, Ilkka Niemelä (2001), “The smodels system”, In Proceedings of the 6th International Conference on Logic Programming and Nonmonotonic Reasoning, Vienna, Austria, Springer-Verlag, pp. 434- 438.