Nhịp điệu – một phương tiện biểu hiện tâm trạng trong thơ Tố Hữu 1 Nhịp điệu thơ Tố Hữu là nhịp trữ tình điệu nó

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ tố hữu (Trang 38 - 55)

2.2.1. Nhịp điệu thơ Tố Hữu là nhịp trữ tình điệu nói

Thơ Tố Hữu thuộc thơ trữ tình điệu nói, khác hẳn thơ cổ điển là thơ trữ tình điệu ngâm. Ngôn ngữ thơ điệu ngâm nói chung không mang hình thức lời nói, giữa các dòng thơ không có liên hệ cú pháp, lời thơ thường kị hư từ, khẩu từ. Yếu tố nói, nếu có cũng không đóng vai trò chủ đạo và thường thấy hơn ở thơ trào phúng chịu ảnh hưởng của thơ dân gian. Một thành tựu lớn của phong trào Thơ mới trong quá trình đổi mới thơ tiếng Việt từ cổ điển sang hiện đại là tạo ra thơ trữ tình điệu nói, lấy lời nói, giọng điệu tự nhiên của con người làm cơ sở cho cấu trúc lời thơ.

Quá trình đổi mới một nền thơ bao giờ cũng là đổi mới cả về nội dung và hình thức theo hướng tiến bộ, xét về mặt lịch sử. Một hình thức thơ mới mà không gắn với các tư tưởng tiên tiến và nhu cầu cấp bách của hiện thực thì không thể coi là hình thức tiêu biểu cho thời đại.

Nguyễn Thị Sen - 45 - K33C – Ngữ văn

Tố Hữu có vinh dự là nhà thơ cách mạng đầu tiên kết hợp thành công hình thức thơ điệu nói tiếng Việt với tư tưởng cách mạng của thời đại. Nếu các nhà thơ mới lãng mạn tạo ra thơ điệu nói với những giọng, lời sầu muộn, đớn đau, nỉ non hay khinh bạc, trong khuôn khổ đời tư nhỏ hẹp thì Tố Hữu tạo ra thơ điệu nói cách mạng, mang giọng điệu quyền uy, âm vang giòn giã của quần chúng, đưa suy nghĩ và tiếng nói chính trị vào thơ. Thành công trong sáng tạo nghệ thuật của Tố Hữu có sự đắc dụng của yếu tố nhịp điệu.

Khi khảo sát thơ Tố Hữu, đã có nhiều ý kiến cho rằng: Tố Hữu đổi mới nhịp điệu câu thơ lục bát, làm lại câu thơ bảy chữ. Đó là hệ quả tất yếu của việc đưa điệu nói vào thơ. Tố Hữu - nhà thơ thành thạo trong các thể thơ truyền thống, dường như không có phân biệt thứ tự ưu tiên cho thể tám chữ, bảy chữ, lục bát, tự do hay tự do có phối xen các thể khác. Do đó, thơ Tố Hữu là thơ điệu nói. Thơ điệu nói mới là thơ của người Việt Nam hiện đại, thơ dân tộc hiện đại.

Thơ Tố Hữu – thơ của nhạc điệu. Khảo sát các bài thơ thấy âm vang thơ Tố Hữu là âm vang bài hát, là những khúc tráng ca thời đại: Tiếng hát đi đày,

Một khúc ca xuân, Bài ca quê hương…

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu biểu hiện ở cách ngắt nghỉ, độ dừng của tiếng của các thể thơ (như đã khái quát ở 2.1), nhịp điệu còn góp phần làm nổi bật nội dung.Trong thơ, Tố Hữu thường sử dụng dấu hiệu của lời nói.

Thơ trữ tình điệu nói của Tố Hữu thể hiện trước hết ở chỗ thường sử dụng các lời chêm, hô ngữ, thán ngữ, tiếng chào… làm cho lời thơ đầy ắp giọng điệu cảm xúc khác nhau.

Ví dụ:

Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế (Cá nước)

Voi hăng lên nhé Trận này lập công

Nguyễn Thị Sen - 46 - K33C – Ngữ văn

(Voi)

Thơ mang nhiều lời nói tranh biện, lý lẽ tuyên bố, khẳng định… đòi hỏi phải ngắt câu thơ tự nhiên ra nhiều khúc, tạo liên hệ vắt dòng giữa các dòng thơ:

- Này đây anh, một bức tranh gần gũi Nó thô sơ, có lẽ. Nhưng trung thành

Nó tầm thường? Nhưng chính bởi hồn anh Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi

(Hai đứa bé) - Tôi vẫn hằng tự nghĩ: miễn quên thân Dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa Thể cũng đủ lựa chi nhiều tài trí Mới là tên lính qúy của đoàn quân

(Trăng trối)

Thơ trữ tình điệu nói ở thơ Tố Hữu còn được biểu hiện ở cách dùng dấu chấm câu ngay giữa dòng thơ làm cho hình thức câu thơ bị bẻ gãy, tạo thành cảm giác của câu nói. Thơ Tố Hữu dùng nhiều câu hỏi khêu gợi, khẳng định, chất vấn, mềm dẻo mà cứng rắn. Ví dụ, trong bài Lá thư Bến Tre, Tố Hữu đã viết:

Biết không anh? Giồng Keo, Giồng Trôm Thảm lắm anh à. Lũ ác ôn

Giết cả trăm người trong một sáng Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn

Dấu chấm hỏi ở câu thơ thứ nhất và dấu chấm ở câu thơ thứ hai được đặt ở giữa dòng mỗi câu thơ đã tạo ra giá trị nghệ thuật to lớn. Hỏi mà không cần phải trả lời, bởi lẽ xuất hiện ngay sau đó là hai địa danh cụ thể: Giồng Keo và

Giồng Trôm. Câu thơ thứ hai được tách ra làm đôi bởi sự ngăn cách của dấu

Nguyễn Thị Sen - 47 - K33C – Ngữ văn

đau thương đồng thời cho thấy được cảm xúc, tâm trạng của tác giả. “Lũ ác ôn” vang lên như một tiếng thét đầy căm hờn, uất giận. Kẻ thù đã gây ra tội ác thật dã man, ghê sợ: “Giết cả trăm người trong một sáng – Máu tươi lênh

láng đỏ đường thôn”.

Hay ở trong một đoạn thơ khác, Tố Hữu dùng rất nhiều câu hỏi:

Hỏi xuân có biết hơn anh Đất trời ta đã thêm xanh mấy lần

Vì sao ngày một thanh tân? Vì sao lại người lại mến thân hơn nhiều

Vì sao cuộc sống ta yêu

Mỗi giây phút, mỗi sớm chiều thiết tha Vì sao mỗi hạt mưa sa

Mỗi tia nắng rọi cũng là tình chung?

( Tiếng hát sang xuân)

Đặc biệt Tố Hữu có xu hướng dùng những câu thơ mang tính chất giải thích. Ví dụ, trong bài Chuyện thơ, Tố Hữu viết:

Nghề bí thư đâu chuyện giấy tờ Lắng nghe cuộc sống gọi từng giờ Phải đâu tim cứng thành con dấu? Càng thấu nhân tình nên vẫn thơ!

Bốn câu thơ thật ngắn gọn song cũng cho chúng ta thấy được tài năng của nhà thơ Tố Hữu. Tố Hữu đã nêu lên mối quan hệ giữa thơ văn và chính trị, và chúng làm điểm tựa cho nhau. Văn thơ là vũ khí phục vụ cách mạng và cách mạng chính là nguồn cảm hứng, đề tài cho thơ văn.

Ngoài ra Tố Hữu còn tái hiện các lời đối thoại, độc thoại mang giọng điệu cụ thể, cảm tính của các mẹ (bà bủ, mẹ Suốt, bà mế…), các chị (Lá thư

Nguyễn Thị Sen - 48 - K33C – Ngữ văn

Chúng ta còn thấy trong thơ Tố Hữu đặc biệt là ở các thể thơ truyền thống rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã được lấy lại hoặc vận dụng một cách sáng tạo. Điều này có nhiều nguyên nhân, bên cạnh những yêu cầu về tính tư tưởng, tính dân tộc còn có yêu cầu về âm điệu:

Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây, xương sắt da đồng

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Những đặc điểm trên hợp thành đặc trưng thơ trữ tình điệu nói của Tố

Hữu.

Nhịp trữ tình điệu nói trong thơ Tố Hữu còn được minh họa qua bài Bài

ca mùa xuân 1961. Bài thơ là sự kết hợp của nhiều thể thơ: đang là thơ tự do

bỗng nhiên hạ xuống thành lục bát, rất đột ngột nhưng cũng là phù hợp với nội dung. Chuyển điệu là để chuyển ý, các khổ thơ dài ngắn không đều, số từ trong mỗi câu có trồi sụt chút ít, xen lẫn với các khổ thơ lục bát và song thất lục bát để rồi kết thúc bằng những dòng thơ hai từ và cả một từ. Thơ cũng như cuộc đời trước mắt “rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần”, phóng khoáng tung hoành không chịu câu thúc. Tất cả để lại cảm giác bề bộn, rộn rã, tới tấp vì năm 1961 là năm đầu tiên bước vào kế hoạch dài hạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, bao nhiêu việc phải bàn, bao nhiêu vấn đề cần quan tâm đến cùng bao ước mơ khát vọng được khơi dậy. Ý đồ bài thơ được nêu rõ trong mấy câu thơ sau:

Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng Ta đứng đây/ mắt nhìn bốn hướng Trông lại nghìn xưa/ trông tới mai sau Trông Bắc/ trông Nam/ trông cả địa cầu

Nhịp thơ biến đổi theo dòng thơ, góp phần làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không chỉ “trông”, không chỉ chiêm ngưỡng suy tư mà còn

Nguyễn Thị Sen - 49 - K33C – Ngữ văn

hoạt động sôi nổi, tưng bừng chạy đua với thời gian, rút ngắn không gian, nhịp thơ lúc khoan, lúc mau, khi cần thì dồn dập, hối hả, khẩn trương.

Trong thơ Tố Hữu, nhịp điệu câu thơ biểu hiện nhịp điệu của đời sống bên ngoài và bên trong. Do đó cái hay, cái dở của bài thơ là ở chỗ có thể nói lên được hay không sự thật đời sống. Khi nội dung đòi hỏi, khi cần, câu thơ sẽ tự phá vỡ cái nhịp nhàng mà thay vào đó là những lời, những điệu sắc gọn, rắn rỏi:

71 đến, nghiêm trang. Như người lính Có lệnh là đi. Tư thế sẵn sàng

(Bài ca xuân 71)

Ở nhiều trường hợp, câu thơ trở thành một mệnh lệnh tiến công, khẩn trương, quyết liệt:

Hãy chuẩn bị tiến công Một phút chần chừ là chết Trời sắp rạng đông

Tố Hữu là một nhà thơ tài năng, sáng tác thơ theo nhiều thể loại, do vậy nhịp điệu trong thơ ông cũng rất linhhoạt. Nhịp điệu đã góp phần bày tỏ tâm trạng, tình cảm của nhà thơ cũng như của nhân vật trữ tình.

2.2.2. Nhịp điệu thơ Tố Hữu là nhịp điệu tâm tình

Tố Hữu là một tâm hồn thơ lớn, một tâm hồn thơ đầy tâm huyết và trí tuệ. Mang cái lõi nhân sinh quan cách mạng, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, tâm hồn thơ Tố Hữu thật là trong sáng, giàu có và đa dạng, nhưng cái bao trùm trong thơ Tố Hữu giàu có và đa dạng ấy chính là những thương yêu rất lớn, thương yêu đến mức trở nên hiền hòa, hồn hậu, thiết tha, dịu ngọt. Ngay cả cái sôi nổi, háo hức của Tố Hữu bao giờ cũng thấm tình thương yêu kín đáo, dịu dàng bên trong. Thơ Tố Hữu như lời rủ rỉ tâm sự gắn liền với những

Nguyễn Thị Sen - 50 - K33C – Ngữ văn

suy nghĩ sâu sắc. Rất nhiều bạn đọc, rất nhiều nhà phê bình đã gọi Tố Hữu là “thi sĩ của tình thương mến” là vì vậy.

Khi đọc thơ Tố Hữu, Xuân Diệu đã có nhận xét rất đúng rằng: “Người ta cảm thấy một dấu hiệu riêng như nét mặt của những bài thơ, làm cho thơ Tố Hữu không trộn lẫn được với thơ người khác, cảm thấy một thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ nhiều khi thành một thứ thi tại ngôn ngoại của Tố Hữu. Cái nền nhạc đặc biệt đó, theo ý tôi là lòng thương mến”

[1, 121].

Tình thương mến đã tạo cho thơ Tố Hữu một nhịp điệu rất riêng - đó là nhịp điệu của tình cảm, nhịp tâm tình. Nguyễn Văn Hạnh đã rất có lý khi nhận xét: “Nhà thơ (Tố Hữu) tập trung sự chú ý vào cấu tạo bên trong, và ở đây nguyên tắc tổ chức tổng quát là trật tự tự nhiên của tình cảm” [9, 234].

Là “nhà biên niên sử” của thời đại, vì thế thơ Tố Hữu không thể thiếu giọng hùng ca của thời đại cách mạng chúng ta. Song như khẳng định của Hà Minh Đức: “Điều đáng quý là đời sống chính trị và xã hội của dân tộc được Tố Hữu biểu hiện bằng tiếng nói sâu thẳm, đằm thắm của con tim xúc động và những giao cảm tinh tế với cái đẹp” [14, 274]. Chính đặc điểm trên đã làm chúng ta cảm thấy rõ rệt nhịp điệu tâm hồn ngọt ngào trong thơ Tố Hữu.

Nhịp điệu tâm tình trong thơ Tố Hữu có lẽ một phần xuất phát từ chính quê hương xứ Huế của nhà thơ. Đây là một vùng quê giàu truyền thống, là nơi sơn thủy hữu tình, nổi tiếng với những làn điệu dân ca, với chất giọng “hờn dịu ngọt” của người Huế, cái giọng hò man mác, thiết tha trên dòng Hương Giang… Giai điệu quê hương đã trở thành những ám ảnh nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, khi tình cảm chạm đến nó lại ngân lên như những khúc ca:

Hương Giang ơi, dòng sông êm Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình

Nguyễn Thị Sen - 51 - K33C – Ngữ văn

Và có lẽ cái nhịp điệu tâm tình này cũng được khởi nguồn từ chính quan niệm sáng tác của nhà thơ. “Thơ là chuyện đồng điệu”, “thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Với quan niệm thơ là tiếng nói của tình cảm, của tấm lòng tìm đến những tấm lòng đồng điệu, Tố Hữu thường xuyên nghĩ đến “tiếng vang” của thơ, “sức cảm hóa” của thơ đối với công chúng, đối với cuộc đời. Ông là “thi sĩ của tình thương” và thơ ông là tiếng thơ “tìm gọi bạn”. Do vậy rất tự nhiên, ông tìm chọn đến với nhịp điệu tâm tình. Nhịp điệu này là yếu tố hình thành nên chất giọng tâm tình, chân thật, đằm thắm, thiết tha. Đọc thơ ông người đọc luôn bị cuốn hút trong cái đằm thắm, da diết thường trực, tràn đầy từ sâu xa đáy lòng của nhà thơ. Chất giọng ấy nhất quán trong thơ Tố Hữu.

Ngay cả khi Tố Hữu viết những bài thơ mang chất thời sự thì chủ âm của bài thơ vẫn là chất trữ tình đằm thắm (Vui bất tuyệt, Huế tháng Tám, Phá

đường,Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên…). Và cũng chính cái gốc tình

cảm ấy mà thơ ông ngay cả khi phải “nói lý” vẫn đậm đà tình cảm và vẫn nói được bằng giọng điệu tâm tình:

Đâu phải đường xanh. Đường qua máu chảy Năm mươi năm máu đỏ thành hoa

Cuộc sinh nở nào đau đớn vậy? Rất tự hào mà xót tận trong da

(Với Đảng mùa xuân)

Cũng bởi nương theo dòng cảm xúc, trong thơ Tố Hữu nhịp điệu không gò gượng mà biến hóa tinh tế theo mạch tâm tình góp phần biểu hiện tình cảm một cách tài tình, uyển chuyển.

Có thể xem Phá đường như một ví dụ tiêu biểu cho sự năng động của nhịp điệu thơ Tố Hữu. Bài thơ viết theo thể thơ tự do, là sự kết hợp của thể

Nguyễn Thị Sen - 52 - K33C – Ngữ văn

bốn chữ, thể bảy chữ, thể lục bát. Nhịp điệu bài thơ chính là nhịp tâm tình, là lời kể chuyện của người “con gái Bắc Giang” :

Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét/ nước làng em lo

Nhà em phơi lúa chưa khô Ngô chửa vào bồ/ sắn thái chưa xong

Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng/ đi phá đường quan

Ở sáu dòng thơ trên, nếu dòng lục kể hoàn cảnh, thì dòng bát như lời khẳng định, một quyết tâm vượt qua hoàn cảnh. Lời kể (dòng lục) nhẹ nhàng với nhịp 2 uyển chuyển. Dòng bát với cách ngắt nhịp 4/4 đã góp một phần thể hiện không khí khẩn trương của việc đi “phá đường” và thái độ dứt khoát gác công việc gia đình lại để tham gia cách mạng của người phụ nữ Bắc Giang.

Những dòng thơ sau chuyển sang điệu ru con đầm ấm nặng tình mẫu tử:

Con ơi/ con ngủ/ cho ngoan Sang canh/ trăng lặn/ buổi tan/ mẹ về

Nhịp thơ chuyển đổi rất nhanh và rất hợp làm cho chúng ta cảm giác thấy được bước thời gian đi và bước chân người mẹ về cùng với phong thái thanh thản của người mẹ bên con.

Tiếp nối lời kể của người phụ nữ Bắc Giang chính là nhịp điệu lao động và chiến đấu của quần chúng:

Hì hà hì hục Lục cục lào cào Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào

Không khí lao động khẩn trương, tích cực được thể hiện một cách tinh tế và đầy sáng tạo qua những dòng thơ ngắn (bốn chữ) với nhịp 2 kết hợp các

Nguyễn Thị Sen - 53 - K33C – Ngữ văn

từ láy “hì hục”, “lục cục”, “lào cào”. Thái độ dứt khoát ấy đồng thời như một sự khẳng định nhận thức chính trị của chị khi góp sức thực hiện chủ trương

tiêu thổ kháng chiến. Ý thức chính trị, thái độ lao động được biểu hiện bằng

một nhịp điệu phù hợp khiến “phá đường” mà lời thơ vẫn ngọt ngào, tươi tắn như một bài ca. Đúng như nhận xét của Nguyễn Trung Thu: “Dưới một ngòi

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ tố hữu (Trang 38 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)