Nhịp điệu trong thơ tự do

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ tố hữu (Trang 34 - 38)

Thơ tự do xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc đời hơn, phản ánh

được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện được những cách nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ. Thơ tự do “là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể là hợp thể phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do” [7, 319].

Thơ tự do “là loại thơ có cấu trúc không đều đặn, nghĩa là về cơ bản

(chứ không phải hoàn toàn) không theo luật vần, không theo luật bằng – trắc, không có số âm tiết đều nhau trong một câu thơ. Còn nhịp thơ, những chỗ ngắt hơi, những tiết tấu cũng không theo một quy định có sẵn” [17, 28].

Đặc điểm nổi bật trong thơ tự do là có khả năng biểu đạt cảm xúc dâng trào. Nắm được đặc điểm của thơ tự do, trong quá trình sáng tác, Tố Hữu cũng sử dụng nhiều thể thơ này, đặc biệt từ tập Việt Bắc trở đi, từ những bài viết trong năm đầu cách mạng và kháng chiến như Lạnh lạt, Đêm xanh, Giữa

thành phố trụi đến các bài cuối ở thời kì kháng chiến như Hoan hô chiến sĩ

Điện Biên, Ta đi tới… Sau này tập Gió lộng cũng có nhiều bài có giá trị viết

theo thể tự do… Câu thơ được mở rộng, là do yêu cầu diễn tả nội dung. Trong bài Giữa thành phố trụi, Tố Hữu đã để cho mạch thơ giãn ra, ngang dọc

phóng túng để diễn tả khung cảnh của thành phố trụi:

Ở đây còn có ai chăng với mình? - Có!

- Ai nói đó?

A! các anh chiến lũy!

Ở bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, nhịp thơ biến đổi rất linh hoạt. Minh họa bằng đoạn thơ sau, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:

Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non

Nguyễn Thị Sen - 41 - K33C – Ngữ văn

Gan không núng Chí không mòn

Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai Aò ào vũ bão.

Nhịp thơ biến đổi diễn tả một cách chân thực về hình ảnh của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đoạn thơ với những câu dài ngắn khác nhau nên nhịp thơ được ngắt rất độc đáo, đặc biệt câu thơ Năm mươi sáu ngày đêm,

khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt với nhịp 5/2/2/2/2 một mặt khắc họa

hành động “khoét núi”, “ngủ hầm” mặt khác nhấn mạnh những khó khăn mà bộ đội ta phải trải qua như “mưa dầm”, “cơm vắt” và những mất mát hi sinh “máu trộn bùn non”. Khó khăn là thế nhưng bộ đội ta lại rất đỗi anh hùng, dám vượt qua gian nguy. Với nhịp 3 đều đặn ở các câu Gan không núng/ Chí

không mòn, hình ảnh các anh đã trở thành bất tử.

Bài Quang vinh Tổ quốc chúng ta cũng được làm theo thể thơ tự do, xen kẽ nhiều thể loại, câu thơ dài ngắn khác nhau, phát triển theo mạch chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình: khi là niềm tự hào về giang sơn Tổ quốc, khi lại là lòng quyết tâm giết giặc, thống nhất nước nhà. Khổ cuối của bài thơ được sáng tác theo thể tám chữ và cái đặc biệt của khổ thơ chính là câu thơ cuối. Câu thơ vẫn được ngắt theo nhịp 2/2/2/2 song mỗi nhịp lại được trải dài ra thành một dòng, tạo được âm vang cho bài thơ. Câu thơ giống như một lời hiệu triệu, kêu gọi đồng bào tiến lên đấu tranh:

Tiến lên

muôn vạn vì sao

Nguyễn Thị Sen - 42 - K33C – Ngữ văn

Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu không chỉ tinh tế mà còn rất táo bạo. Các câu thơ ngắn gọn, nhịp thơ phóng khoáng. Ta có thể thấy điều này qua bài thơ

Tiếng chổi tre. “Những tiếng trong bài thơ là những tiếng nhạc đời bình dị mà

đa thanh, đa nghĩa” [19, 213 - 214]. Đó là âm hưởng xao xác của tiếng chổi tre trong một không gian vắng lặng “toàn bài thơ được viết bằng những câu thơ ngắn, khi hai chữ, khi ba chữ… Câu ngắn nên phần lớn nhịp thơ trùng với dòng thơ” [20, 192]: Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú

Năm câu, cấu trúc nhịp 3/3/2/3/4 như những nhát chổi đưa qua đưa lại, nhát dài nhát ngắn nhịp nhàng. Ba câu tiếp theo, chuyển nhịp 3/2/2 mau lẹ hơn và nghe như ngắn, nhỏ, xa dần :

Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rồi lại dội lên nhắc lại nhịp cũ 3/2/2:

Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác

Từ tượng thanh “xao xác” đặt giữa hai điệp ngữ miêu tả “đêm hè”, “tiếng chổi tre” đảo lại “tiếng chổi tre”, “đêm hè” nghe nôn nao, xao xuyến cả lòng người. Đó là khúc nhạc của công việc lao động âm thầm, cần mẫn, lặp lại giản đơn nhưng có cái gì thật thiêng liêng, đáng mến thương trân trọng.

Nguyễn Thị Sen - 43 - K33C – Ngữ văn

Nhạc của tiếng chổi quét rác đã thành nhạc trong ngôn ngữ thơ, thành nhạc trong cảm xúc của tác giả. Từ đó truyền cảm xúc tới người đọc.

Mười một câu thơ (đoạn 2) chuyển từ ngôn ngữ tượng thanh sang ngôn ngữ tượng hình… Nhịp thơ vẫn ngắn gọn theo từng nhát chổi, cấu trúc biến đổi chút ít so với đoạn trước: 3/3/2 – 3/4/3/2/2 và 3/2/2:

Những đêm đông Khi cơn dông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác

Kết thúc bài thơ là hình ảnh con đường vào buổi sáng rực rỡ hoa tươi và những nhắc nhủ thiết tha của nhà thơ:

Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trên đường rực rỡ Hương bay xa Thơm ngát Đường ta…

Nguyễn Thị Sen - 44 - K33C – Ngữ văn

Nhịp thơ ngắn gọn với tốc độ nhanh theo âm vang các tiếng chổi quét đường từ đêm khuya vào buổi sáng mai đã chuyển thành những bước đi nhún nhảy, phóng khoáng của “Gánh hàng hoa – Xuống chợ” và cũng là nhịp thắm tươi rực rỡ của những sắc hoa “trên đường rực rỡ”, của những hương hoa “bay xa”, “thơm ngát”.

Gieo vần cũng là cách tạo nhịp điệu. Bài thơ Tiếng chổi tre gồm 44 dòng

được xây dựng trên tất cả chỉ bảy vần “e”; “u”; “ac”; “ông”; “ăt”; “a”; “ơ” chủ yếu là vần chân, tạo nên một âm điệu thật độc đáo gợi cảm giác vừa âm thầm dai dẳng, vừa vững chãi ngoan cường.

Tóm lại, trong thơ Tố Hữu, mỗi thể thơ có nhịp điệu riêng và dòng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ, ngắt nhịp theo sự sáng tạo của tác giả, góp phần biểu đạt tâm tình của nhà thơ.

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ tố hữu (Trang 34 - 38)