Nhịp điệu trong thơ bảy chữ

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ tố hữu (Trang 30 - 34)

Thơ bảy chữ hay còn gọi là thất ngôn là thể thơ được sử dụng khá phổ

biến trong phong trào Thơ mới. Vì thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ gò bó, hình thức không phù hợp với thời đại nên thể thất ngôn được nâng lên qua những sự cách tân về khổ thơ, vần điệu. Những bài thơ dài ngắn không hạn định về số dòng song thường tập hợp lại thành những khổ, mỗi khổ gồm bốn dòng… Hình thức bài thơ bốn khổ là hiện tượng khá phổ biến trong Thơ mới thất ngôn. Tiêu biểu như các bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Mùa xuân

Nguyễn Thị Sen - 37 - K33C – Ngữ văn

Cách ngắt nhịp thông thường hầu như bất di bất dịch trong thơ luật Đường là 4/3.

Ví dụ:

Tửu trái tầm thường/ hành xứ hữu Nhân sinh thất thập/ cổ lai hi

(Đỗ Phủ) Dịch là:

Nợ tiền mua rượu/ đâu không có Sống bảy mươi năm/ dễ mấy người

(Tản Đà dịch)

Trong Thơ mới cách ngắt nhịp có linh hoạt hơn nhưng vẫn là trên cơ sở đó là 4/3 hay 2/2/3:

- Sóng gợn tràng giang/ buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái/ nước song song - Nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót Sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu.

( Tràng giang- Huy Cận )

Trong sáng tác của mình, thể thơ bảy chữ cũng được Tố Hữu sử dụng rất thành công. Tiêu biểu như các bài thơ Theo chân Bác, Đêm cuối năm, Sáng đầu năm…Ở thể thơ này, Tố Hữu vừa có sự kế thừa, vừa có sự sáng tạo trong

cách ngắt nhịp.

Ở bài thơ Sáng đầu năm, Tố Hữu đã kế thừa cách ngắt nhịp truyền thống là 4/3, trong đó câu đầu là ngắt thành nhịp 3/4:

Sáng đầu năm/. Cao hứng làm thơ Mênh mông trời nắng/ trắng phất phơ Như tờ giấy mới/… xuân đang vẽ

Nguyễn Thị Sen - 38 - K33C – Ngữ văn

Những nụ mầm non/ những dáng tơ.

Câu thơ đầu ngắt nhịp 3/4 cùng với dấu chấm giữa dòng có tác dụng nhấn mạnh đến yếu tố thời gian. Buổi sáng bắt đầu với những đổi thay của đất trời, tạo vật. Đến các câu thơ tiếp theo được ngắt thành nhịp 4/3 quen thuộc nhằm miêu tả quang cảnh trời xuân, miêu tả bức tranh thiên nhiên cảnh vật mà mùa xuân đã vẽ lên. Đó là Những nụ mầm non, những dáng tơ. Cùng với cách ngắt nhịp, vần cũng tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.

Cùng với nhịp thơ, cách hiệp vần cũng tạo nên những hiệu ứng bất ngờ.

Ở khổ thơ trên Tố Hữu đã gieo vần chân và vần lưng. Vần chân “ơ” trong các từ “thơ”, “phơ”, “tơ” góp phần làm nổi bật cái mơ màng, thơ mộng của mùa xuân. Đặc biệt vần được gieo ngay ở trong câu thơ thứ hai, đó là vần “ắng” trong “nắng”, “trắng” gợi mở ra độ sáng trong của mùa xuân.

Đến khổ thơ thứ hai, nhịp 4/3 được sử dụng một cách triệt để nhằm miêu tả cụ thể cảnh vật ở xung quanh khi mùa xuân về:

Dược mạ rờn xanh/ nhanh nhịp cấy Nghé mê mùi cỏ/ ọ đầu bờ

Vườn ai lối xóm/ cam vàng rộm Thơm tận lòng ta/ trái ước mơ…

Qua ngòi bút tài năng của nhà thơ, cảnh vật mùa xuân tràn đầy sức sống.

Dược mạ với màu xanh rờn đã đến độ cấy, mùi cỏ có sức cuốn hút lạ thường

đối với nghé. Vườn trong xóm được điểm tô bằng sắc vàng của những trái cam. Cảnh xuân đẹp và nên thơ khiến cho lòng người cũng háo hức tràn đầy những ước mơ.

Thơ Tố Hữu vừa có sự kế thừa, vừa có sự sáng tạo. Nguyễn Văn Hạnh khi nghiên cứu nhịp điệu trong câu thơ bảy chữ của Tố Hữu, đã kết luận : “ Tố Hữu đã mở rộng kích thước, biến đổi hình dáng của câu thơ bảy chữ” [8, 30].

Lê Đình Kỵ cũng khẳng định: “Có thể nói, Tố Hữu đã tháo tung câu thơ bảy chữ cổ truyền (thơ luật Đường) hay có sẵn (Thơ mới) làm một sự lắp ghép lại” [12, 502].

Nguyễn Thị Sen - 39 - K33C – Ngữ văn

Ví dụ, bài Theo chân Bác là bài thơ gồm 78 khổ thơ bảy chữ đều đặn,

không có trồi sụt, cốt để giữ tính chất nghiêm trang của bài thơ. Nhưng vì ý thơ, tình thơ luôn thay đổi, phát triển theo cuộc đời hoạt động phong phú của Bác gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại, kế tiếp nhau nên câu thơ bảy chữ cũng theo đó mà biến hóa linh hoạt. Chúng ta hãy theo dõi nhịp điệu trong các khổ thơ sau:

Đứng dậy!/ơi/ Người cùng khổ ơi Tiếng chuông ta đánh/ giục liên hồi Hãy bay đi/ hãy bay qua sóng Về nước non xa/ thức tỉnh đời.

Tổng khởi nghĩa/ lệnh truyền đêm trước Sáng/ quân ra/ giải phóng Thái Nguyên Hà Nội/ Huế/ Sài Gòn/ cả nước

Đứng lên/ ta giành hết chính quyền Cả muôn triệu/ một lời/ đáp: / “Có” Như Trường Sơn/ say gió/ biển Đông Vâng/ Bác nói/ chúng con nghe rõ Mỗi tiếng Người/ mang nặng núi sông.

Cái hay của đoạn thơ trước hết là ở nhịp thơ. Nhịp thơ được ngắt linh hoạt, biến hóa tinh tế góp phần thể hiện nội dung. Có dòng thơ Tố Hữu vẫn kế thừa theo nhịp truyền thống 4/3 song có những dòng thơ được ngắt rất sáng tạo, ngắt thành các nhịp 2/1/4 (Đứng dậy/ ơi/ Người cùng khổ ơi), 3/4 (Tổng

khởi nghĩa / lệnh truyền đêm trước), 2/1/2/2 (Hà Nội /Huế/ Sài Gòn/ cả nước), 2/5 (Đứng lên/ ta giành hết chính quyền ), 3/2/1/1 ( Cả muôn triệu/ một lời/ đáp/ có) và có dòng được ngắt thành nhịp 3/2/2 (Như Trường Sơn /

say gió / biển Đông). Việc ngắt nhịp độc đáo như thế góp phần làm cho bài

thơ thêm hấp dẫn. Những sự kiện quan trọng của lịch sử hay những mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Bác theo đó mà được thể hiện.

Nguyễn Thị Sen - 40 - K33C – Ngữ văn

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ tố hữu (Trang 30 - 34)