Bảng 4.6: Đặc điểm búp của các giống chè
STT Giống Chiều dài búp (cm) Khtôm 2 lá (g/búp) ối lượng búp 1
1 Kim Tuyên 4,12 0,49
2 Tứ Quý Xuân 3,65 0,55
4 PH8 3,82 0,44 5 PH9 4,03 0,67 6 PH10 3,96 0,49 7 PH11 5,05 0,71 8 PH14 5,28 0,53 9 LDP1 6,01 0,51 10 LDP2 4,08 0,58 11 PT10 4,60 0,56 12 PT95 3,58 0,30 13 Bát Tiên 5,34 0,42 14 Phúc Vân Tiên 3,94 0,47 15 TRI 777 5,75 0,69 16 Shan Chất Tiền 4,29 0,70 17 Shan Lũng Phìn 3,32 0,44 18 PH1 3,76 0,42 19 Yakata Midori 3,73 0,32 20 Ngọc Thúy 3,97 0,39 21 Hùng Đỉnh Bạch 3,90 0,40 22 Yabukita 4,14 0,42 23 TDX.TC 4,12 0,41 24 TDT.ĐT 3,14 0,42 25 Búp tím Hà Giang 4,31 0,35
Búp chè là sản phẩm thu hoạch của sản xuất chè. Từ nguyên liệu búp 1 tôm 2 lá hoặc 1 tôm 3 lá người ta chế biến ra các loại chè khác nhau. Chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật chế biến, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là phụ thuộc rất nhiều vào giống. Mỗi giống chè khác nhau có đặc điểm hình thái và thành phần sinh hóa búp chè khác nhau.
Kết quả thí nghiệm tại bảng 4.6 cho thấy: Chiều dài búp của các giống chè biến động từ 3,14 – 6,01 cm, giống chè có chiều dài búp lớn nhất là giống LDP1 6,01 cm, TRI 777 dài 5,75 cm. Giống TDT.ĐT có chiều dài búp thấp nhất 3,14 cm. Khối lương búp chè biến động từ 0,30 – 0,71 gr/búp, giống PH11 có khối lượng búp cao nhất 0,71 gr sau đó đến giống Shan Chất Tiền 0,70 gr, giống có khối lượng búp thấp nhất là giống PT95 0,30gr.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
* Đặc điểm hình thái của các giống chè nghiên cứu:
- Số đôi gân lá của các giống chè dao động từ 6,53 – 9,13 đôi, góc đính lá dao động từ 26,58 – 46,56 độ. Lá chè có các màu xanh đậm, xanh nhạt, xanh vàng. Dạng lá chủ yếu là thuôn dài, hình bầu dục hoặc hình trứng. Phiến lá gồ ghề hoặc phẳng nhẵn.
- Về độ cao phân cành dao động từ 3,40cm – 15,2 cm. Số cành cấp 1 dao động từ 8,40 cành – 25,80 cành. Góc phân cành của các giồng chè dao động từ 41,17 độ - 62 độ
* Khả năng sinh trưởng của các giống chè:
+ Đặc điểm sinh trưởng chiều cao cây: Chiều cao cây chè của các giống chè dao động từ 80,7-175,8 cm Giống chè PH11 và PH9 có chiều cao cây cao nhất lần lượt là 175,8cm; 164cm.
+ Đặc điểm sinh trưởng về đường kính gốc: Giống có đường kính gốc lớn nhất là PH9 3,08cm; Kim Tuyên và Shan Lũng Phìn có đường kính gốc thấp nhất lần lượt là 1,40cm và 1,49cm.
* Yếu tố cấu thành năng suất của các giống chè: Chiều dài búp của các giống chè biến động từ 3,14 – 6,01 cm. Giống chè có chiều dài búp lớn nhất là giống LDP1 6,01 cm, TRI 777 dài 5,75 cm, giống TDT.ĐT có chiều dài búp thấp nhất 3,14 cm. Khối lương búp chè biến động từ 0,30 – 0,71 gr/búp.
5.2. Đề nghị
Cần tiếp tục theo dõi các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống chè này ở các năm tiếp theo để đánh giá một cách chính xác tính thích nghi của các giống với điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Agroviet.gov.vn 2. Cục Trồng trọt, http://www.cuctrongtrot.gov.vn
3.Cục xúc tiến thương mại, http://www.vietrade.gov.vn
4. Djemukhatze K.M (1982). Cây chè miền bắc Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Hiệp hội chè Việt Nam. http://www.vitas.org.vn
6. Nguyễn Duy Đông (2010), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất
chè đông tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, luận văn thạc sỹ khoa học.
7. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam – Năng lực canh tranh xuất khẩu và phát triển, NXB Lao động – Xã hội.
8. Nguyễn Ngọc Kính (1979), Giáo trình cây chè, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
9. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1991), Cây chè Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo dục cây chè dùng cho sau Đại học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Hùng (2006), Quản lý cây chè tổng hợp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Niệm (1992), “ Một số chỉ tiêu theo dõi giống” Báo cáo
khoa học của trại thí nghiệm chè Phú Hộ.
13. Nguyễn Văn Toàn (1994), Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các biến chủng chè Phú Hộ & ứng dụng vào chọn tạo giống ở thời kỳ cây con, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học và kỹ thuật
14. Nguyễn Văn Toàn, Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Niệm (1994), Kết quả nghiên cứu khoa học & Triển khai công nghệ về cây chè, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội, trang 309-325.
15. Lê Tất Khương (1997), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống chè mới trong điều kiện Bắc Thái và những biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho nhiều giống chè có nhiều triển vọng nhất, Luận án
Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp.
16. Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. http://www.nomafsi.com.vn
II. Tiếng Anh
17. Carr M.K.V (1970), the role of water in the growof the tree crop, Academic press.
18. Carr M.K.V and Squir (1979), “Weather Physiology and seaonality of tea in Malawi”, Experimental agriculture 15.
19. Carr M.K.V and Stephen W (1992), “Climate weather and the yield of tea”, In tea cultivation to consumption, Edt. By Willson & Clifford, Chapman and hall, pp. 87-172.