Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống chè tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 31)

Số liệu được tổng hợp và đánh giá các chỉ tiêu theo dõi bằng các phương pháp tính toán thông dụng với sự hỗ trợ của máy tính.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái của các giống chè nghiên cứu

4.1.1. Đặc đim hình thái lá ca các ging chè.

Lá chè khác với lá của các cây trồng khác, gồm những loại lá sau: Lá vảy ốc, lá cá, lá thật. Các giống chè khác nhau có hình thái, kích thước và màu sắc khác nhau. Có thể dựa vào màu sắc, hình thái để phân biệt các giống chè khác nhau. Hình thái lá là đặc điểm quan trọng để phân biệt giống, mặt khác cây có bộ lá to khỏe tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất hữu cơ được thuận lợi cây càng phát triển tốt. Đặc điểm hình thái lá là một chỉ tiêu quan trọng, tỉ lệ dài/rộng quyết định hình dạng lá, tỉ lệ này lớn dạng lá dài, tỉ lệ này nhỏ lá hình bầu dục.

Bảng 4.1. Đặc điểm kích thước lá của các giống chè

STT Giống Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Hệ số Dài/Rộng Diện tích lá (cm2) Sốđôi gân lá (đôi) Góc đính lá (độ) 1 Kim Tuyên 7,69 3,27 2,35 18,06 8,03 46,56 2 Tứ Quý Xuân 7,35 2,84 2,60 14,81 6,70 33,14 3 Keo Am Tích 8,14 3,22 2,52 18,65 8,27 33,76 4 PH8 8,37 3,45 2,43 20,35 8,10 43,68 5 PH9 8,90 3,99 2,24 24,95 7,72 37,80 6 PH10 6,85 2,58 2,66 12,45 6,62 41,20 7 PH11 10,13 4,17 2,43 30,04 9,13 46,40 8 PH14 10,79 3,99 2,72 30,88 8,50 41,44 9 LDP1 9,17 3,90 2,35 25,13 7,92 42,04 10 LDP2 9,57 3,92 2,45 26,33 8,10 38,34 11 PT10 10,49 3,74 2,80 27,84 6,72 26,58 12 PT95 6,84 2,87 2,40 13,86 6,53 31,32 13 Bát Tiên 9,43 3,70 2,55 24,55 6,70 28,98 14 Phúc Vân Tiên 7,11 2,71 2,63 13,57 7,53 34,10 15 TRI 777 8,57 3,36 2,55 20,34 6,97 37,74 16 Shan Chất Tiền 6,84 2,87 2,40 13,86 6,53 35,24 17 Shan Lũng Phìn 10,49 3,74 2,80 27,84 6,72 35,84 18 PH1 7,84 3,37 2,32 18,80 8,73 42,22 19 Yakata Midori 6,60 2,61 2,53 12,31 7,23 33,64 20 Ngọc Thúy 7,19 3,34 2,15 16,98 7,37 40,28 21 Hùng Đỉnh Bạch 6,79 2,68 2,54 12,83 7,47 38,70 22 Yabukita 7,53 2,86 2,64 15,26 7,72 34,24 23 TDX.TC 8,43 3,50 2,41 20,83 8,30 42,10 24 TDT.ĐT 8,06 3,95 2,04 23,08 8,62 41,68 25 Búp tím Hà Giang 7,20 2,73 2,64 13,97 8,90 43,02 Qua bảng 4.1 ta thấy:

Về chiều dài lá của các giống chè dao động trung bình từ 6,60 – 10,79cm . PH14 là giống có chiều dài lá lớn nhất 10,79 cm và Yakata Midori là giống có chiều dài lá nhỏ nhất 6,60 cm.

Các giống chè có chiều rộng lá dao động từ 2,58 – 4,17 cm. Giống chè PH10 là giống có chiều rộng lá nhỏ nhất 2.58 cm, giống chè PH11 là giống có chiều rộng lá lớn nhất 4,17 cm.

Hệ số dài/rộng của các giống khác nhau có sự khác biệt như sau: Giống có hệ số dài/rộng lớn nhất là Shan Lũng Phìn và PT10 với hệ số 2,8, giống TDT.ĐT là giống có hệ số dài/rộng thấp nhất với hệ số 2,04.

Diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng búp chè. Bảng 4.1 cho thấy diện tích lá của các giống có sự dao động từ 12,31-30,88 cm2 . Giống chè Yakata Midori là giống có diện tích lá nhỏ nhất 12,31 cm2 , giống chè PH14 là giống có diện tích lá lớn nhất 30.88 cm2.

Số đôi gân lá của các giống dao động từ 6,53 – 9,13 đôi. Giống PT95 và giống Shan Chất Tiền có số đôi gân lá ít nhất 6,53 đôi, giống PH11 có số đôi gân lá nhiều nhất 9,13 đôi.

Các giống khác nhau có góc đính lá khác nhau dao động từ 26,58 – 46,56 độ. Giống PT10 có góc đỉnh lá nhỏ nhất 26,58 độ , giống Kim Tuyên có góc đỉnh lá lớn nhất 46,56 độ.

Bảng 4.2: Đặc điểm hình dạng, màu sắc lá của cây chè

STT Giống Màu sắc Dạng lá Răng cưa Phiến lá

1 Kim Tuyên Xanh vàng Thuôn dài Thưa, sâu Gồ ghề

2 Tứ Quý Xuân Xanh nhạt Thuôn dài Dày, sâu Gồ ghề

3 Keo Am Tích Xanh đậm Bầu dục Dày, nông Gồ ghề

4 PH8 Xanh đậm Hình trứng Thưa, nông Gồ ghề

5 PH9 Xanh đậm Hình trứng Dày, nông Gồ ghề

6 PH10 Xanh nhạt Thuôn dài Thưa, sâu Gồ ghề

7 PH11 Xanh nhạt Hình trứng Dày, nông Gồ ghề

8 PH14 Xanh vàng Bầu dục Dày, nông Gồ ghề

9 LDP1 Xanh vàng Thuôn dài Thưa, sâu Phẳng 10 LDP2 Xanh vàng Thuôn dài Dày, sâu Phẳng nhẵn 11 PT10 Xanh vàng Thuôn dài Thưa, nông Gồ ghề

12 PT95 Xanh vàng Bầu dục Thưa, nông Phẳng nhẵn 13 Bát Tiên Xanh nhạt Thuôn dài Thưa, nông Phẳng 14 Phúc Vân Tiên Xanh đậm Bầu dục Thưa, nông Phẳng 15 TRI 777 Xanh đậm Thuôn dài Thưa, nông Phẳng nhẵn 16 Shan Chất Tiền xanh vàng Thuôn dài Dày, nông Lồi lõm 17 Shan Lũng Phìn Xanh đậm Thuôn dài Dày, nông Gồ ghề

18 PH1 Xanh đậm Hình trứng Dày, sâu Gồ ghề

19 Yakata Midori Xanh nhạt Bầu dục Dày, nông Phẳng 20 Ngọc Thúy Xanh nhạt Hình trứng Dày, nông Gồ ghề

21 Hùng Đỉnh Bạch Xanh vàng Bầu dục Thưa, nông Phẳng 22 Yabukita Xanh đậm Bầu dục Dày, nông Phẳng 23 TDX.TC Xanh đậm Thuôn dài Dày, nông Gồ ghề

24 TDT.ĐT Xanh đậm Hình trứng Thưa, nông Phẳng 25 Búp tím Hà Giang Xanh đậm Thuôn dài Dày, sâu Gồ ghề

Cây chè có lá mọc cách trên cành chè, mỗi đốt có một lá. Lá thường có nhiều thay đổi về hình dạng tùy theo các loại giống khác nhau và trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy theo giống. Trên một cành chè thường có các loại lá sau: Lá vẩy ốc, lá cá, lá thật. Lá chè là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giữa các giống. Đặc điểm lá chè có liên quan đến khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất chất lượng của giống chè.

Thông thường những lá chè có lá to, bóng, có độ gồ ghề cao thường có khả năng cho năng suất cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống chè khác nhau có hình dạng lá, răng cưa trên mép lá khác nhau và có các màu sắc lá khác nhau như Xanh đậm, xanh nhạt, xanh vàng, trong đó các giống có màu xanh đậm là: Keo Am Tích, PH8, PH9, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Shan Lũng Phìn, PH1, Yabukita, TDX.TC, TDT.ĐT, búp tím Hà Giang. Giống có màu xanh vàng như: Kim Tuyên, PH14, LDP1, LDP2, PT10, PT95, Shan Chất Tiền, Hùng Đỉnh Bạch.

Về hình dạng lá gồm: Lá thuôn dài, hình bầu dục, hình trứng. Cụ thể: + Lá thuôn dài gồm các giống Kim Tuyên, Tứ Quý Xuân, PH10, LDP1, LDP2, PT10, Bát Tiên, TRI 777, Shan Chất Tiền, Shan Lũng Phìn, TDX.TC, búp tím Hà Giang.

+ Lá hình bầu dục gồm các giống Keo Am Tích, PH14, PT95, Phúc Vân Tiên, Yakata Midori, Hùng Đỉnh Bạch, Yabukita.

+ Lá hình trứng có các giống PH1, PH8, PH9, PH11, Ngọc Thúy, TDT.ĐT.

Về phiến lá: Có một giống phiến lá lồi lõm là giống Shan Chất Tiền, có 10 giống có phiến lá phẳng nhẵn: LDP1, LDP2, PT95, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Yakata Midori, Hùng Đỉnh Bạch, Yabukita, TDT.ĐT. Có 14 giống có phiến lá gồ ghề: Kim Tuyên, Tứ Quý Xuân, Keo Am Tích, PH8, PH9, PH10, PH11, PH14, PT10, Shan Lũng Phìn, PH1, Ngọc Thúy, TDX.TC và búp tím Hà Giang.

4.1.2. Đặc đim hình thái thân cành ca các ging chè

Thời kỳ cây chè 2 năm tuổi, các chỉ tiêu hình thái của mỗi giống chưa được biểu hiện rõ nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các giống thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái thân cành của các giống chè STT Giống Độ cao phân cành (cm) Số cành cấp 1 (cành) Góc phân cành (Độ) 1 Kim Tuyên 10,20 11,80 49,03 2 Tứ Quý Xuân 9,40 11,40 41,80 3 Keo Am Tích 6,20 12,80 47,23 4 PH8 6,80 24,00 54,87 5 PH9 7,80 19,60 52,67 6 PH10 3,70 10,20 50,33 7 PH11 9,50 20,60 53,57 8 PH14 10,20 14,40 56,80 9 LDP1 7,30 23,20 58,40 10 LDP2 9,80 25,80 62,00 11 PT10 7,00 9,20 41,17 12 PT95 3,40 10,80 45,70 13 Bát Tiên 6,90 12,80 50,07 14 Phúc Vân Tiên 11,30 18,40 49,47 15 TRI 777 4,40 15,60 50,20 16 Shan Chất Tiền 13,60 20,00 54,97 17 Shan Lũng Phìn 11,30 12,40 51,47 18 PH1 12,30 17,20 51,17 19 Yakata Midori 7,00 8,40 41,60 20 Ngọc Thúy 6,80 14,00 51,43 21 Hùng Đỉnh Bạch 9,20 11,40 51,57 22 Yabukita 3,60 10,80 44,77 23 TDX.TC 15,20 19,80 52,87 24 TDT.ĐT 6,40 22,00 48,77 25 Búp tím Hà Giang 7,10 12,80 45,80 Qua bảng 4.3 đã chỉ ra rất rõ các đặc điểm về độ cao phân cành, số cành cấp 1 và góc phần cành của từng giống chè khác nhau là khác nhau.

Về độ cao phân cành của các giống chè có độ chênh lệch lớn dao động từ 3,40cm – 15,2 cm. Độ cao phân cành lớn nhất là giống chè TDX.TC là 15,2 cm và giống chè Shan Chất Tiền là 13,6cm. Độ cao phân cành thấp nhất là giống chè PT 95 3,4 cm và giống chè Yabukita là 3,6 cm. Các giống chè có độ cao trung bình như LDP2 là 9,8 cm, Hùng Đỉnh Bạch 9,2cm.

Về số cành cấp 1 ta thấy có sự khác nhau giữa các giống chè. Số cành cấp 1 dao động từ 8,40 cành – 25,80 cành. Giống chè có số cành cấp 1 cao nhất là giống chè LDP2 với 25,80 cành cấp 1, số cành cấp 1 cao thứ 2 là giống chè PH8 với 24,00 cành cấp 1, giống chè Shan Chất Tiền và giống chè TDX.TC cũng có số cành cấp 1 cao lần lượt là 20 cành và 19,80 cành cấp 1. Số cành cấp 1 thấp nhất là giống chè Yakata Midori là 8,40 cành cấp 1 và giống chè PT10 là 9,20 cành cấp 1.

Về góc phân cành của các giống chè dao động từ 41,17 độ - 62 độ. Giống chè LDP2 có góc phân cành cao nhất là 62 độ, góc phân cành cao thứ 2 là giống chè LDP1 với góc phân cành là 58,4 độ. Thấp nhất là giống chè PT10 góc phân cành là 41,17 độ và giống chè Yakata Midori có góc phân cành là 41,60 độ.

4.2. Khả năng sinh trưởng của các giống chè

4.2.1. Ch tiêu sinh trưởng v chiu cao cây ca các ging chè

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống, qua đó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của từng giống, ảnh hưởng đến năng suất cây chè. Mức độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm, mạnh hay yếu là thể hiện sức sống của cây. Sức sống tốt, khả năng sinh trưởng mạnh là tiền đề để dẫn tới năng suất cao và ngược lại. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây chè chiều cao cây tăng dần từ khi trồng đến khi bước vào giai đoạn già cỗi thì tăng chậm lại. Trong đó thời kỳ kiến thiết cơ bản tăng trưởng về chiều cao nhanh nhất, tăng trưởng về chiều cao có mối quan hệ mật thiết đến khả năng tạo bộ khung tán vững chắc. Tuy nhiên các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng khác nhau.

Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống chè ( Đơn vị tính: cm) STT Giống Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3 1 Kim Tuyên 76,4 78,3 80,3 2 Tứ Quý Xuân 81,6 83,1 86,7 3 Keo Am Tích 79,0 81 86,1 4 PH8 141,4 145 151 5 PH9 153,4 158,1 164 6 PH10 74,8 78,1 81,4 7 PH11 154 163,1 175,8 8 PH14 129,4 133,4 135,2 9 LDP1 117 123,5 131,2 10 LDP2 131,4 140,6 151,8 11 PT10 94,8 98,2 101,5 12 PT95 109,6 112,2 114,8 13 Bát Tiên 92,8 95,5 99,1 14 Phúc Vân Tiên 134,6 138,4 142,6 15 TRI 777 87,6 94,2 103,6 16 Shan Chất Tiền 108,6 111,4 114 17 Shan Lũng Phìn 103,2 111,2 127 18 PH1 120,2 122,7 125,7 19 Yakata Midori 72,2 76,1 80,7 20 Ngọc Thúy 96,2 101,4 106,9 21 Hùng Đỉnh Bạch 111,2 114,8 119,5 22 Yabukita 89,1 91,9 94,7 23 TDX.TC 123 126,6 131,1 24 TDT.ĐT 120,9 125,8 131 25 Búp tím Hà Giang 105,5 108,1 111,2 Qua bảng 4.4 cho ta thấy qua các lần theo dõi các giống chè khác nhau sự tăng trưởng chiều cao cây khác nhau .

Lần đo 1 (18/07/2016): Chiều cao cây của các giống chè có độ chênh lệch lớn dao động từ 72,2-154 cm. Chiều cao cây lớn là giống chè PH11 cao 154 cm, giống chè PH9 cao 153,4 cm và giống chè có chiều cao cây thấp nhất là giống chè Yakata Midori cao 72,2 cm, giống PH10 cao 74,8 cm. Các giống chè có độ cao trung bình như giống Shan Chất Tiền cao 108,6 cm , PT95 cao 109,6cm , Hùng Đỉnh Bạch cao 111,2 cm.

Lần đo 2 (18/08/2016): Chiều cao cây chè của các giống chè có độ chênh lệch lớn dao động từ 76,1 - 163,1 cm. Chiều cao cây lớn là giống chè PH11 cao 163,1 cm, giống chè PH9 cao 158,1 cm và giống chè có chiều cao cây thấp là giống Yakata Midori cao 76,1 cm, giống PH10 cao 78,1 cm.

Lần đo 3 (18/09/2016): Chiều cao cây chè của các giống chè dao động từ 80,7-175,8 cm. Chiều cao cây lớn là giống chè PH11 cao 175,8 cm, giống chè PH9 cao 164 cm và giống chè có chiều cao cây thấp là giống Kim Tuyên và Yakata Midori cao 80,7cm.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống có sự khác biệt rõ rệt. Tăng trưởng mạnh nhất là giống Shan Lũng Phìn tăng 23,8cm trong 2 tháng từ 103,2cm (đo ngày 18/7/2016) lên 127cm (đo ngày 18/9/2016), tiếp đó là giống PH11 tăng 21,8cm, LDP2 tăng 20,4cm. Tăng trưởng chiều cao chậm nhất là 2 giống Kim Tuyên, Tứ Quý Xuân và PT95 lần lượt là 4,3cm 5,1cm và 5,2cm.

4.2.2. Ch tiêu sinh trưởng vđường kính gc ca các ging chè

Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính gốc của các giống chè

(Đơn vị tính: cm)

STT Giống Lần đo 1 Lần đo 2 Lần đo 3

1 Kim Tuyên 1,00 1,28 1,40 2 Tứ Quý Xuân 1,48 1,80 2,02 3 Keo Am Tích 1,04 1,34 1,52 4 PH8 2,14 2,55 2,97 5 PH9 2,42 2,88 3,08 6 PH10 1,10 1,48 1,64 7 PH11 2,00 2,40 2,56 8 PH14 1,54 1,82 2,14 9 LDP1 2,09 2,56 2,76 10 LDP2 1,88 2,33 2,52 11 PT10 1,39 1,78 1,96 12 PT95 1,20 1,50 1,69 13 Bát Tiên 1,12 1,41 1,58 14 Phúc Vân Tiên 1,40 1,80 1,94 15 TRI 777 1,20 1,59 1,83 16 Shan Chất Tiền 1,36 1,63 1,88 17 Shan Lũng Phìn 1,00 1,33 1,49 18 PH1 1,22 1,60 1,80 19 Yakata Midori 1,17 1,49 1,68 20 Ngọc Thúy 1,34 1,71 1,90 21 Hùng Đỉnh Bạch 1,39 1,77 1,96 22 Yabukita 1,28 1,60 1,76 23 TDX.TC 1,44 1,94 2,05 24 TDT.ĐT 1,70 2,08 2,40 25 Búp tím Hà Giang 1,06 1,35 1,51

Qua bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung đường kính gốc và tốc độ tăng trưởng về đường kính gốc có sự khác nhau giữa các giống. Giống có đường kính gốc lớn nhất là PH9 3,08cm, PH8 2,97cm, LDP1 2,76cm, LDP2 2,52;

Kim Tuyên và Shan Lũng Phìn là các giống có chỉ số đường kính gốc thấp nhất lần lượt là 1,40cm và 1,49cm ( tại lần đo thứ 3 vào ngày 18/11/2016).

Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc cũng có sự khác nhau giữa các giống cụ thể:

+ Giai đoạn từ lần đo 1 (18/07/2016) đến lần đo 2 (18/09/2016): Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc dao động trong khoảng từ 0,27cm đến 0,5cm. Trong đó giống TDX.TC có tốc độ tăng trưởng đường kính gốc cao nhất tăng 0,50cm từ 1,44 cm lên 1,94cm, tăng chậm nhất là giống Shan Chất Tiền tăng 0,27cm từ 1,36cm đến 1,63 cm.

+Giai đoạn từ lần đo 1 (18/07/2016) đến lần đo 3 (18/11/2016): Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc dao động trong khoảng 0,40-0,83cm.

Các giống có đường kính gốc tăng nhanh nhất là PH8, LDP1, PH9 với các chỉ số lần lượt là 0,83cm; 0,67cm; 0,66cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các giống có tốc độ tăng trưởng về đường kính chậm nhất là Kim Tuyên, búp tím Hà Giang, Bát Tiên với các chỉ tiêu lần lượt là 0,40cm; 0,45cm; 0,46cm

Các giai đoạn khác nhau cây chè lại có tốc độ tăng trưởng về đường kính gốc khác nhau:

+Thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 giống TDX.TC tăng nhanh nhất 0,50cm nhưng bước sang tháng 11 lại tăng chậm lại chỉ tăng 0,11cm.

+ Giống PH8 tăng đều nhất qua các tháng, từ lần đo 1 đến lần đo 2 tăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống chè tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 31)